Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Tin Biển Đông ngày 27-4-2021

 

Tin Biển Đông ngày 27-4-2021

BTV Tiếng Dân

VnExpress đưa tin: Tàu sân bay Liêu Ninh rời Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp và công bố ngày 26/4 cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của TQ di chuyển trên vùng biển phía đông Philippines, khu vực ngăn cách với Biển Đông bằng eo Luzon và eo Ba Sĩ.

Tàu Liêu Ninh và 5 tàu hộ tống, gồm một tàu khu trục hạng nặng Type-055, 2 tàu khu trục phòng không Type-052D, một tàu hộ vệ tên lửa Type-054A và tàu hậu cần Type-901 đang tiến về eo biển Miyako, nằm giữa đảo Đài Loan với Nhật Bản.

Ảnh vệ tinh cho thấy các tàu trong nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của TQ (các vòng tròn đỏ từ 1 đến 5) và tàu khu trục của Mỹ (số 6) trên biển Philippines vào ngày 26/4. Ảnh: Planet Labs/VNE

Trước đó, ngày 5/4, nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh và một số tàu chiến hộ tống cũng sử dụng chính tuyến đường qua eo biển Miyako để tiến ra Thái Bình Dương tập trận. Ngày 10/4, nhóm tàu Liêu Ninh quay lại Biển Đông và thực hiện một số hoạt động diễn tập ở gần khu vực quần đảo Trường Sa. Sau một thời gian im lặng, tàu Liêu Ninh lại khuấy động Thái Bình Dương, khu vực giữa Đài Loan và Nhật Bản, lặp lại kịch bản mà họ đã thực hiện cách đây 3 tuần.

Mời xem lại video của WION về chuyến đi của nhóm tàu Liêu Ninh vào đầu tháng 4/2021: Nhật Bản triển khai tàu khu trục để bám theo tàu sân bay Liêu Ninh của TQ.

RFI đặt câu hỏi về tình huống bùng phát chiến tranh ở Biển Đông: Một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể diễn ra như thế nào?Cựu đô đốc Hải Quân Mỹ James Stavridis công bố tài liệu phân tích 4 kịch bản chiến tranh Mỹ – Trung có thể xảy ra, kịch bản chiến tranh Đài Loan là dễ bùng phát nhất.

Đô đốc Stavridis dự đoán, TQ sẽ sử dụng đồng thời hải quân, lực lượng tên lửa chiến lược trên đất liền và cả các hình thức tấn công mạng viễn thông. Đáp lại, Mỹ sẽ sử dụng mạng lưới khí tài được triển khai trên lãnh thổ các nước đồng minh Đông Bắc Á, nhắm vào tàu chiến TQ và các đảo nhân tạo.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Đài Loan có đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc chiếm đảo ở Biển Đông? Giới chức phòng vệ Đài Loan khẳng định, hệ thống phòng thủ hiện nay trên hai hòn đảo mà Đài Bắc kiểm soát ở Biển Đông có khả năng ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào từ quân đội TQ. Ông Lý Thế Cường, Trưởng Ban Hoạch định chiến lược, thuộc Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, cho biết, lực lượng phòng vệ này có vũ khí để đối phó âm mưu tấn công đổ bộ từ TQ, nhưng ông Lý không cung cấp thông tin chi tiết.

VnExpress có bài: Điểm yếu kìm chân tàu sân bay trực thăng Trung Quốc. TQ vừa đưa vào biên chế tàu sân bay trực thăng “Hải Nam” Type 075, nhưng không thể phát huy hết khả năng của tàu chiến này ngay. Chuyên gia quân sự Chu Thần Minh ở Bắc Kinh giải thích, TQ phải mất ít nhất 10 năm nữa để các tàu sân bay trực thăng Type 075 đạt được khả năng chiến đấu đầy đủ, do hải quân còn thiếu kinh nghiệm vận hành chiến hạm loại này, TQ cũng chưa sở hữu máy bay lên thẳng đủ mạnh để trang bị cho các tàu này.

Zing đưa tin: Thủ tướng Nhật quan ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ngày 26/4, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước “các hành động đơn phương ngày càng gia tăng nhằm thay đổi hiện trạng” của TQ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Các hành động làm gia tăng căng thẳng bao gồm, vụ thông qua Luật Hải cảnh mới của TQ, cho phép lực lượng hải cảnh TQ sử dụng vũ lực đối với tàu nước ngoài.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố: “Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Nhật Bản – Ấn Độ và hợp tác đa phương, bao gồm hợp tác bốn bên giữa Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ trong việc hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

VOV có bài: Sách Xanh Nhật Bản lần đầu phê phán Trung Quốc “vi phạm luật quốc tế”. Sáng nay, Bộ Ngoại giao nước này công bố Sách Xanh ngoại giao 2021. Năm nay, sách này đề cập chi tiết và cụ thể hơn về những hành vi của TQ tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời lưu ý rằng “việc tăng cường sức mạnh quân đội thiếu minh bạch, đơn phương mở rộng, tăng cường hoạt động quân sự, thực hiện thay đổi hiện trạng ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông gây ra lo ngại mạnh mẽ đối với an ninh thế giới và khu vực bao gồm Nhật Bản”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc xây bến tàu sân bay tại căn cứ ở Djibouti (TN). – Sau khi hủy thỏa thuận “Vành đai, Con đường”, Australia có thể không cho Trung Quốc thuê cảng Darwin (VietTimes). – Trung Quốc khuyến cáo Úc ‘thận trọng’ khi nói về Đài Loan (PLTP). – Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ quan ngại về “hành động gây hấn” của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông(ANTĐ). – Sách xanh Nhật Bản quan ngại Trung Quốc mở rộng quân sự “thiếu minh bạch” trên biển (KTĐT). – Áo thoát hiểm hé lộ phút cuối của thủy thủ tàu ngầm Indonesia (VNE).

– Anh bảo vệ quyết định đưa nhóm tấn công tàu sân bay đến Đông Á (PLTP). – Anh mang tàu sân bay 4,5 tỉ USD cùng nhóm tàu hộ tống “khủng” đến châu Á (BVPL). – Đức điều tàu khu trục Bayern qua Biển Đông sau gần 2 thập kỷ: Sự trở lại ngoạn mục nhằm trấn an các đồng minh? (TG&VN). – Hà Nội-Bắc Kinh vẫn ‘ông nói gà, bà nói vịt’ về Biển Đông (NV). – Khao lề thế lính là nghi lễ thiêng liêng tri ân Hùng binh Hoàng Sa(ĐĐK). Mời đọc lại: Tàu sân bay TQ và 5 tàu hộ tống đi qua vùng biển đảo Okinawa trên đường ra Thái Bình Dương (Nikkei Asia).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét