Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Điều gì khiến VN, TQ, Nga, Ấn Độ ngăn LHQ 'mạnh tay' với Myanmar?

 

Điều gì khiến VN, TQ, Nga, Ấn Độ ngăn LHQ 'mạnh tay' với Myanmar?

FB Ngat


Đêm nay, một số bậc chân tu Myanmar vẫn tiếp tục tập trung đốt nến cầu nguyện trước cửa Tu viện Moe Gaung ở Mandalay để tưởng nhớ đến những người dân đã hy sinh trong cuộc cách mạng mùa xuân Myanmar 2021.

Ngoài ra, các bậc chân tu còn biểu tình trong đêm yêu cầu trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân sự và những người biểu tình đã bị chế độ quân phiệt thân cộng Myanmar bắt giữ.

Nguồn : https://www.facebook.com/385165108587508/posts/1173698259734185/?d=n &  FB Hoa Lys

______

Đẹp quá, phụ nữ Myanmar và hoa tươi mừng năm mới 2021 

Những hình ảnh này được truyền đi thật khó khăn vì internet bị cắt trên cả nước. Nhưng AFP, AP, ChannelNewAsia đã phát đi được.

Từ ngày 13/4 đến 16/4/2021 là Lễ hội Thingyan, một Lễ hội Phật giáo theo âm lịch, cũng được xem là Lễ mừng năm mới ở nước này.

Năm nay, người dân không mừng Năm mới như bình thường, thay vào đó, họ tiếp tục cuộc đấu tranh. Họ biểu tình với những bình hoa đẹp trên tay hay là viết các khẩu hiệu ủng hộ dân chủ lên các bình hoa truyền thống của lễ hội và đặt trên các đường phố. Cư dân Rangoon, Monywa, Bago sơn lên bình, hoặc dán lên những tờ giấy mang hàng chữ « Đấu tranh cho dân chủ », « Không bao giờ bỏ cuộc »… hoặc vẽ dấu hiệu ba ngón tay của phong trào biểu tình. 

Những người phụ nữ mặc trang phục rất trang trọng, rất đẹp cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm đã biểu tình ở một số thị trấn . Họ cầm những chiếc bình truyền thống chứa bảy bông hoa. Nhiều chậu hoa được đặt trên khắp phố và vẽ cách chào bằng ba ngón tay của người biểu tình trên chậu hoa mừng Thingyan của họ. 

"Sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của chúng ta", những người phụ nữ diễu hành trên một con phố ở thành phố chính Yangon đã hô vang khi những người qua đường vỗ tay, video do nhóm truyền thông Myanmar Now đăng tải cho thấy. 

Ở một số nơi, người ta đặt ra hàng chục bình Thingyan với những thông điệp như "Hãy cứu lấy Myanmar" trong âm thầm phản đối quân đội.

Người dân Dawei ở Đông Nam và các thành phố nhỏ của bang Shan, Kachin diễu hành trên đường phố với các bình hoa. Phong trào bất tuân dân sự vẫn đang tiếp tục, dù đến nay đã có ít nhất 710 người thiệt mạng trong đó có 50 trẻ em, khoảng 3.000 người bị bắt.

Ngậm ngùi hiểu rằng Ngày Mừng Năm Mới năm nay có thể là ngày bị đàn áp đẫm máu nữa và rồi sẽ thành ngày giỗ của hàng chục, hàng trăm người ! Lễ Hội mừng năm mới lạ lùng này của người Myanmar yêu hòa bình và can đảm thật là xúc động.

FB Vu Kim Hanh

Các nhà lãnh đạo chính trị bị lật đổ vẫn đang bị giam giữ, được canh gác bởi binh lính

Myanmar đang ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng, khi tình trạng vô pháp luật đang làm tăng khả năng xảy ra một cuộc nội chiến kéo dài, thậm chí có thể là cách mạng, sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng Hai, theo EastAsiaForum.

Người dân Myanmar, trong các cuộc biểu tình đẫm máu, đã kêu gọi quốc tế vào cuộc bảo vệ họ.

Một số cường quốc như Anh, Mỹ đã đáp lại, bằng các phản ứng quyết liệt như áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội Myanmar.

Nhưng một số nước khác, trong đó có Việt Nam, lại có phản ứng yếu ớt và thái độ dè dặt.

Trong một văn bản gửi đi ngày 2/3/2021, các nước ASEAN 'kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động thêm bạo lực và để cho các bên kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa'.

Ngay sau đó, chính phủ Việt Nam cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được báo chí quốc tế nêu tên và bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích là bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai.

Sự việc này xảy ra như thế nào? Đâu là lý do then chốt khiến bốn nước nói trên dường như đi ngược lại với những gì mà cộng đồng quốc tế những ngày qua đang lên án mạnh mẽ?

BBC phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khu vực châu Á về vấn đề này.

BBC: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là bốn nước không ủng hộ LHQ trong việc lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề quân đội Myanmar bị cáo buộc là đàn áp người biểu tình. Theo ông tại sao họ làm như vậy?

Phil Robertson: Cả bốn nước này đều hiện đều là thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, Cuộc thảo luận vừa qua diễn ra tại Hội đồng Bảo an LQH cuối cùng đưa đến một nghị quyết của chủ tịch hội đồng về việc liệu lên án Myanmar có đưa lại kết quả là bà Aung Sang Suu Kyi và các lãnh đạo khác được thả, chấm dứt bạo lực và vũ lực, hay không. Nghị quyết, do Anh soạn thảo, lẽ ra đã có thể mạnh mẽ hơn nếu Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ không ngăn cản hội đồng đưa ra các lên án quyết liệt hơn.

Về mặt căn bản, bốn nước này phản đối việc đưa vào nghị quyết cụm từ 'cuộc đảo chính quân sự', và ngăn cản LHQ đưa ra tuyên bố về bất kỳ khả năng hợp tác nào để tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Myanmar.

Trung Quốc, tất nhiên, từng là một trong những quốc gia bảo vệ Myanmar trong nhiều năm qua. Họ có mối quan hệ mật thiết với Myanmar, cả về quân sự và kinh tế. Đó là một trong những lý do khiến họ không ủng hộ các điều trên.

Nga, là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Myanmar. Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã thăm Nga hơn 6 lần trong vòng 2 năm qua và đã gửi nhiều binh lính sang Nga để đào tạo. Do đó họ có quan hệ quân sự chặt chẽ với nhau.

NGUỒN HÌNH ẢNH: REUTERS

Ấn Độ có biên giới với Myamnar và họ không muốn nghị quyết của LQH gây sức ép lên hai nước.

Nhưng quan trọng hơn, tôi cho rằng, vào năm 2011, 52% tiền bán vũ khí của Ấn Độ là đến từ Myanmar. Và cũng vậy, ở đây chúng ta thấy có mối liên hệ về quân sự giữa hai nước là yếu tố để họ đưa ra quan điểm nói trên dưới dạng quan ngại nào về ngoại giao và nhân quyền.

Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết với quân đội Myanmar. Thực tế đã có một liên doanh được thành lập. Đó là mạng điện thoại di động Mytel giữa công ty quân đội Myanmar và Viettel thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Việt Nam cũng là thành viên của ASEAN - một tổ chức rất thận trọng, tin rằng không nước nào nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước khác. Họ tiếp tụng dùng lập luận này để ngăn chặn mọi hình thức can thiệp vào vấn đề nhân quyền trong nội bộ ASEAN và họ cũng dùng tinh thần đoàn kết của các nước độc tài để ngăn Hội đồng bảo an LHQ ra tuyên bố mạnh mẽ hơn với Myanmar.

BBC: Có giả thuyết cho rằng, TQ thực ra ngầm ủng hộ cuộc đảo chính ở Myanmar và giúp đỡ Myanmar về mặt tài chính, khiến nước này ít bị ảnh hưởng từ các trừng phạt kinh tế. Ông có chia sẻ quan điểm này không?

Phil Robertson: Chưa rõ việc Trung Quốc tham gia vào những việc này như thế nào. Có những phân tích cho thấy Trung Quốc không thực sự hài lòng về những gì đang xảy ra, bởi vì họ có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo phe đối lập - bà Aung San Su Kyi.

Trên thực tế Trung Quốc luôn quan tâm đến việc bảo vệ các lợi ích kinh tế và bảo vệ các dự án đầu tư của mình liên quan đến dự án Vành đai Con đường tại 'hành lang Myanmar-Trung Quốc' kéo dài từ tỉnh Hải Nam tới Ấn Độ Dương. Hành lang này là nơi chuyển trở không chỉ hàng hóa mà còn khí ga tự nhiên cho Hải Nam - đây là bước quan trọng cho vấn đề an ninh của Hải Nam - nơi có vị trí quan trọng chiến lược của Trung Quốc.

Do đó có một số lo ngại ở Trung Quốc rằng tình hình tương đối ổn định trước đây dưới chính quyền được bầu của bà Aung San Su Kyi sẽ bị thay thế bởi một chính quyền mới bất ổn, do tiếng xấu từ lâu nay về quân đội Mynamar.

Nhưng Mymanar cũng nhận thấy có những tiếng nói bảo về mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Điều quan trọng là Trung Quốc muốn có một sự đảm bảo rằng quân đội Myanmar không chống lại họ và chống lại các dự án kinh tế của mình. Đó là vấn đề chính trị thực sự của Trung Quốc.

Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc 'ủng hộ cuộc đảo chính', nói như vậy là nói quá. Nhưng rõ ràng là có sự nghi ngờ như vậy trong xã hội Mymanar là vì Trung Quốc luôn có tai tiếng về các vấn đề ở Myanmar.

Nhiều người dân Myanmar tin rằng quân đội Myanmar và quân đội Trung Quốc hoạt động chặt chẽ với nhau. Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Nhưng chúng tôi tin rằng bất cứ khi nào Trung Quốc có hành động vảo vệ các hành vi của quân đội Myamar trước Liên Hiệp Quốc thì điều này sẽ phá hoại sâu sắc hơn danh tiếng của nước này trên trường quốc tế.

Điều gì đang xảy ra ở Myanmar?

Hơn 700 người đã bị lực lượng an ninh giết chết kể từ khi quân đội Myanmar nắm chính quyền trong cuộc đảo chính ngày 1/2, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (Miến Điện).

Một số người thiệt mạng từng tham gia các cuộc biểu tình chống đảo chính, trong khi những người khác - gồm cả trẻ em - chỉ đơn giản đang ở trong nhà khi các em bị giết.

27/3 được coi là một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu - ít nhất 114 người, trong đó có 11 trẻ em, đã thiệt mạng.

Sơ lược về Myanmar

Myanmar là quốc gia có 54 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á, có chung biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc. Thái Lan và Lào.

Nước này được cai trị bởi một chính phủ quân sự áp bức từ năm 1962 đến năm 2011, dẫn đến sự lên án và trừng phạt của quốc tế một cách thẳng thừng hoặc gián tiếp.

Aung San Suu Kyi đã dành nhiều năm vận động cho việc cải cách dân chủ. Quá trình tự do hóa dần dần bắt đầu vào năm 2010, dù rằng quân đội vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể.

Chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tự do vào năm 2015. Nhưng một cuộc đàn áp quân sự thiệt hại về nhân mạng hai năm sau đó đối với người Hồi giáo Rohingya đã khiến hàng trăm nghìn người chạy trốn sang Bangladesh và nổ ra sự rạn nứt giữa bà Suu Kyi và cộng đồng quốc tế.

Bà vẫn được yêu mến ở quê nhà và đảng của bà đã giành chiến thắng áp đảo một lần nữa trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Nhưng quân đội hiện đã can dự để nắm quyền kiểm soát một lần nữa.

Nguồn: BBC News Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét