Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Các cuộc cách mạng

Các cuộc cách mạng

Ngụy Hữu Tâm

„Nhìn người lại nghĩ đến ta“. Hãy xem người Đức vốn có lịch sử gần đây nhất – khá tương đồng với nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh rồi bị chia cắt như Hàn Quốc-Triều Tiên  và Việt Nam ta – nhưng rồi thống nhất lại được mà chẳng tốn một giọt máu nào, bây giờ họ đang xét lại lịch sử để rút ra bài học như thế nào, trước một cái thế giới đang toàn cầu hóa, cứ tưởng đơn cực nhưng thật ra không phải vậy, nên biến động khôn lường. Xin tóm tắt một bài báo đăng trên tờ Spiegel và từ đó có những suy luận liên quan tới tình hình ở ta, một cách hết sức lộn xộn vì chỉ nhằm mục đích để mọi người cùng suy nghĩ .
Những  ngày cuối năm đã kết thúc hầu hết mọi công việc nên rỗi rãi, có khá nhiều thời gian nên có thể dành để đọc báo, lướt trên tờ Spiegel thấy có bài đăng trên trang đầu nhân kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng năm 1918, chắc chắn phải xem nên tôi đã xem khá kỹ dù bài dài đúng 10 trang khổ lớn với hết sức nhiều hình ảnh minh họa: „Các cuộc cách mạng những năm 1848, 1918, 1968 và 1989 - chúng nói gì về người Đức chúng ta“ và trên trang bìa còn rõ nghĩa hơn nữa: „Các cuộc cách mạng những năm 1848, 1918, 1968 và 1989 – tại sao người Đức hay thất bại đến thế“.
Cuộc cách mạng Tháng mười năm 1918 ở Đức, ngay sau Thế chiến Một, hệt như Cách mạng Tháng mười Nga, nhưng ở Nga thành công, ở Đức thất bại, đã để lại những dư âm gì ở Đức? Tất cả mọi người đều vỡ mộng, kể cả những người tự do – là trung tâm, các đảng viên Xã hội dân chủ và những đảng lân cận, chẳng ai thấy một sự bắt đầu mới, dù le lói. Stresemann, tổng bí thư Đảng Xã hội dân chủ, lúc đầu còn hy vọng ở những kết quả của cuộc cách mạng này, trở thành Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Weimar. Chính sách hoà giải với nước Pháp của ông năm 1926 mang lại Giải Nobel Hoà bình cho ông. Cứ như nền dân chủ sẽ được thiết lập ngay lập tức ở Đức. Thế nhưng tiếp theo lại là sự đứt đoạn của văn minh năm 1933, Hitler đã „cướp chính quyền“.
Ở Việt Nam ta, dù Đảng CSVN thành công với Cuộc cách mạng Tháng tám 1945, nhưng di chứng của nó là gì cho dân tộc này thì ai mà chẳng rõ! Họ đã „cướp chính quyền“. nhưng chẳng hề mang lại dân chủ cho dân tộc. Hay ĐẢNG CSVN đã cướp công của các đảng khác, của nhân dân Việt Nam nói chung?
Lại nói về bài báo Đức, tác giả muốn nói rằng, việc xem xét những thành công và thất bại của các cuộc cách mạng này lẽ ra còn cho chúng ta biết nhiều hơn nữa, mà rõ nghĩa hơn nữa khi ông gọi người Đức (tít bài báo) là: „Wir Zahmen-Chúng ta, những người hiền lành“ - đấy là dịch google. Nhưng để đúng nghĩa, tôi xin dịch là: người Đức chúng ta vốn là những kẻ nhu nhược hay tôi cho phép tôi suy về cho Việt Nam ta: dân tộc chúng ta quá nhiều khi đã quá hèn, quá dễ bị kiềm chế, nhân dận thì bởi lãnh đạọ, lãnh đạọ thì bởi ngoại bang – thằng Tàu, láng giềng to mà chẳng tử tế, mà khốn nạn, kẻ thù truyền kiếp từ muôn đời....
Để phân tích, tác giả so sánh cuộc cách mạng năm 1918 mà ở đây đang kỷ niệm 100 năm với những cuộc cách mạng khác là những năm 1848, 1989 và cuộc (nửa) 1968 năm 1968, thậm chí cả cuộc cách mạng ở Hoa Kỳ năm 1775 để thấy những tương đồng và những khác biệt, cuộc cách mạng nơi này (Đức) do „ở trên“ làm, nơi kia (Hoa Kỳ) do „ở dưới-nhân dân“ làm nên mới bền vững. Có thế mới thấy được bức ảnh, chân dung của người Đức, có lẽ cũng nhiều nét của người Việt Nam chúng ta chăng?
Ở đây vấn đề luôn xoay quanh sự quyết tâm, quanh mối liên hệ với tự do, với quốc gia, với sự ổn định, với nhà cầm quyền. Và quanh câu hỏi: cái vừa xảy ra hay cái sắp tới có còn là một cuộc cách mạng nữa không?
Cuộc cách mạng năm 1918 vốn xảy ra từ cuộc nổi dậy của thủy thủ Đức ở hai cảng Wilhemshaven và Kiel ven biển Ban tích, Bắc Đức, rồi kéo theo công nhân cảng và các xí nghiệp lân cận – đấy chính là giai cấp vô sản như Marx và Engels, hai ông tổ của chủ nghĩa Mác và sau này mấy ông nhà quê Việt Nam với GS Trọng Lú, đệm thêm Lê Nin vào. Nó rất giống với cách mạng Nga. Sau Thế chiến Một, tình hình các nước châu Âu đủ hỗn loạn, đủ chín muồi để các cuộc cách mạng phải xảy ra, và ra lẽ là „từ trên“, những người lãnh đạo vốn đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đó rồi. Và đấy là cuộc cách mạng tư sản, để đánh đổ chế độ phong kiến, lập nên chế độ (dân chủ) tư sản (ở Đức) và cộng sản (ở Nga). Xin bạn đọc nhớ cho, ở Đức lãnh đạo cũng là các Räte (hội đồng, đúng là xô-viết ở Nga) và cũng còn gọi Cộng hoà Weimar là Räterepublik hệt như Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô-viết ở Nga. Và các lãnh tụ là Karl Liebknecht, Friedrich Ebert và Rosa Luxemburg (Đảng SPD, Đảng Xã hội Dân chủ cho đến nay vần tham gia cầm quyền tại CHLB Đức), sau bị giết, vồn là đồng chí của V.I. Lê Nin. Tình hình châu Âu sau Thế chiến vốn rối ren, các đảng đang tranh giành quyền lực. Thế cho nên cuộc cách mạng này thành công, lật đổ được chế độ quân chủ, đế quốc Đức của Hoàng đế Wilhem II. Cũng vì thế cho nên dẫu thành công, nền Cộng hoà Weimar lại chẳng bền vững, bị nghiền nát bởi lũ cực đoan cả cánh tả lẫn hữu, giới dân chủ trung gian quá yếu để làm hậu thuẫn cho nó, cho đến nỗi, dù không có cách mạng mà qua bầu cử hoàn toàn tự do, lại vẫn quay trở lại chế độ độc tài với Quốc trưởng Hitler. Đấy là thất bại ở cuộc cách mạng năm 1918.
Còn cuộc cách mạng năm 1848/1849 thì sao?
Từ năm 1815 đã có sự bất bình sau Hội nghị Wien do ở châu Âu đã lập lại trật tự mới sau thất bại của Napoleon. Thủ tướng Áo Fürst von Metternich, nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên Bang Đức lúc đó xây dựng ở mọi nơi một chế độ mật thám, kiểm duyệt và đàn áp ghê tởm. Nhưng trong nhân dân vẫn tồn tại tư tưởng tự do, và nguyện vọng thống nhất quốc gia, nhân dân Đức muốn sống tại một nhà nước Đức lớn chứ không ở 39 nước nhỏ thuộc Liên Bang. Thế cho nên mới có cuộc cách mạng tháng ba năm 1848, nhân dân Berlin biểu tình, Vua Friedrich Wilhem phải nhượng bộ rút quân ra khỏi thành phố để lai đầy xác người ở sân Stadtschloß-Lâu đài thành phố, sau này bị phá ở Thế chiến Hai, rồi Honnecker xây Palast der Republik-Lâu đài Cộng hoà, sau 1989 bị phá và đang xây lại (vì ý nghĩa lịch sử). Nhưng nghị viện cứ họp hoài,  các nghị sĩ không muốn có cách mạng vì đã thấy cuộc cách mạng năm 1978 trở thành cuộc khủng bố rồi cuộc cách mạng mất đà để thành một của nội chiến kéo dài nên họ muốn tránh, ở Wien phe phản cách mạng thắng thế. Cũng nên nhớ là tháng hai năm 1848 Marx và Engels đã công bố Tuyên ngôn cộng sản nhưng không gây ra tiếng vang gì ở giai cấp vô sản, còn bản thân ông không tham gia cuộc cách mạng.
Còn từ 1871 đến 1833 thì „ở Đức chỉ có các vua mới làm cách mạng“, Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck nhận xét như thế với Hoàng đế Pháp Napoleon III. Ông gây chiến tranh với Đan Mạch, Áo và Pháp để thống nhất nước Đức, không có Áo. Nhưng rồi cuộc cách mạng năm 1918 thất bại để 1933 Hitler lên cầm quyền . Trong cuốn sách „Mein Kampf-Cuộc chiến của tôi“, ông đã lộng ngôn „Thế nhưng bây giờ thì tôi quyết định làm chính trị“, dẫu cuộc đảo chính năm 1923 thất bại nhưng ông vẫn kiên nhẫn chờ thời. Cả von Bismarck  lẫn Hitler đều thành công với việc dẫn dắt nhân dân Đức tham gia cuộc cách mạng của mình.
Còn về sự so sánh với Hoa Kỳ năm 1775, Washington đã thành công với việc thống nhất nước Mỹ, thành lập nhà nước Liên Bang mà nó hùng mạnh cho tới tận ngày hôm nay. Nước Đức chỉ làm được mãi năm 1989, qua vụ phá đổ bức tường Berlin tháng 11 do nước CHDC Đức của Honneker đã quá ư thối nát  Còn cuộc „nửa cách mạng“ 1967-1968 vì đó chỉ là một cuộc đấu tranh của sinh viên chống lại các nhà tài phiệt vì họ nghĩ là sau Thế chiến Hai Thủ tướng Adenauer đưa toàn các cựu Nazis vào những trọng trách; nhưng sự thật dần dần đã khác, nên họ hoàn toàn thất bại. Hơn nữa, có lẽ cuộc cách mạng này còn liên quan tới cuộc cách mạng giới tính mà nó có quy mô toàn thế giới và nó vẫn cứ âm ỉ mãi cho đến gần đây lại bùng phát.
Thời gian gần đây, do Thủ tướng Merkel mắc nhiều sai lầm trong điều hành đất nước, đặc biệt nhất là với việc nhập cư nên phái hữu mạnh lên ghê gớm. lên minh SPD và CDU lung lay dữ dội, Merkel phải từ chức Chủ tịch CDU, rồi nước Đức sẽ có những thay đổi to lớn. Nhưng vì là nhà nước dân chủ trong khối EU, chắc chắn người Đức sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam chúng ta chắc chắn còn phải học hỏi họ...mệt.
Trước mắt là công cuộc nâng cao dân trí mà Cụ Phan Chu Trinh đã khởi xướng, (mà Đảng CSVN đã bao nhiêu năm phá hủy dữ dội), đó là chưa kể những cuộc chiến tranh họ đã gây ra và cả một chính sách ngu dân liên tục, để lai di chứng khủng khiếp biết bao. Để giải quyết hết tất cả các di chứng đó, chắc chắn đòi hỏi ở mỗi người quyết tâm và nghị lực phi thường.
N.H.T.
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét