Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Venezuela tiếp tục căng thẳng

Venezuela tiếp tục căng thẳng


Tóm tắt

  1. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa công khai tuyên bố thừa nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là tổng thống tạm quyền.
  2. Tuyên bố này được đưa ra trước bối cảnh hàng vạn người Venezuela xuống đường biểu tình lên tiếng phủ nhận quyền lực của TT Maduro.
  3. Nhiều nước Nam Mỹ, kể cả Brazil, Colombia và Peru, đã công nhận ông Guaido là tổng thống hợp pháp.
  4. Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ, yêu cầu ngoại giao Mỹ rời khỏi Venezuela sau 72 tiếng.
  5. Ông Maduro tái thắng cử hồi tháng 5/2018, nhưng phe đối lập đã tẩy chay chính phủ.
  6. Cuộc bầu cử tại Venezuela năm 2018 bị nhiều nước phê phán.

Tường thuật trực tiếp

  1. Có điều gì khác biệt ở các cuộc biểu tình lần này?

    Phân tích của biên tập viên khu vực La tinh Vanessa Buschschluter
    image
    Lần đầu tiên sau nhiều năm, phe đối lập dường như đoàn kết quanh một nhà lãnh đạo duy nhất - Juan Guaidó.
    Guaido có thể là một gương mặt chính trị tương đối mới nhưng ông dường như đã truyền cảm hứng cho những người chỉ trích Tổng thống Maduro theo cách mà các nhà lãnh đạo đối lập khác trước không làm được.
    Ông cũng thu hút những người từ trước đến nay ủng hộ chính phủ tham gia vào phong trào phản kháng.
    Juan Guaido đã làm được điều mà những lãnh đạo đối lập trước chưa làm được
    Image caption: Juan Guaido đã làm được điều mà những lãnh đạo đối lập trước không làm được
    Đề cập đến các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào đầu tuần này, vị "Tổng thống lâm thời" 35 tuổi viết:
    "Các cuộc biểu tình ở phía Tây của Venezuela cho thấy không có rào cản nào. Chúng ta đều trên cùng một con thuyền: không có điện, không có thuốc, không có gas và không có một tương lai không chắc chắn. Tất cả chúng ta đều sa lầy trong cùng một cuộc khủng hoảng."
    Những người nghèo nhất đang bắt đầu chống chính phủ
    Image caption: Những người nghèo nhất đang bắt đầu chống chính phủ
    Các cuộc biểu tình ở các khu vực nghèo hơn ở Caracas cũng là một tín hiệu chính cho thấy xu hướng chống chính phủ không chỉ tồn tại ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
    Trước đây, những khu vực nghèo nhất trong xã hội thường là những người ủng hộ trung thành nhất của chính phủ vì họ là những người nhận các chương trình viện trợ do chính phủ tài trợ như nhà ở xã hội.
    Nhưng cảnh quay của những người đập nồi và hét lên "Maduro hãy ra đi" trong một số khu vực này sẽ cho thấy lòng trung thành của họ không thể được cho là nghiễm nhiên nữa.
  2. Venezuela đang chia rẽ cộng đồng quốc tế như thế nào?

    Phóng viên về đối ngoại Jonathan Marcus phân tích
    Nga - một trong số ít những nước ủng hộ Venezuela - đã phản đối quyết định của Tổng thống Trump. Kremlin cảnh báo Hoa Kỳ không can thiệp quân sự. 
    Một phát ngôn viên của Kremlin đã nói rằng sự can thiệp từ bên ngoài vào nước này "không thể chấp nhận được". 
    Nga đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Nó có quan hệ quân sự chặt chẽ với đất nước này. Tháng 12 năm ngoái, hai máy bay ném bom tầm xa của Nga đã bay tới Venezuela như một cử chỉ ủng hộ Tổng thống Maduro, làm tức giận Washington.
    Liên minh châu Âu đã kêu gọi một quá trình chính trị dẫn đến các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nó gần giống như một cú ném ngược về thời Chiến tranh Lạnh, mặc dù với một bước ngoặt mới. 
    Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ủng hộ Tổng thống Maduro - một động thái mà đối với một số người sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào một trục mới nổi của các chính phủ thiên về độc tài. 
    Châu Mỹ Latinh cũng đang phân chia chính trị với Brazil, Colombia, Chile, Peru, Ecuador, Argentina, Paraguay và Costa Rica đều ủng hộ động thái của Mỹ. 
    Tổng thống Evo Morales của Bolivia - thường xuyên phê bình chỉ trích ông Trump - đã tấn công những gì ông gọi là một cuộc tấn công của đế quốc vào quyền dân chủ và quyền tự quyết của Nam Mỹ. 
    Nhưng cuộc khủng hoảng Venezuela sẽ không thể giải quyết nếu nó chìm trong căng thẳng lớn hơn giữa Washington và Moscow. 
    Và mặt trận thực sự đang diễn ra ở Venezuela. 
    Phe đối lập có thể có phần lớn sự hỗ trợ chính trị từ bên ngoài. Nhưng chính quân đội Venezuela và chính người dân của họ phải quyết định vận mệnh của họ. Tuần này có thể đánh dấu một bước ngoặt nhưng sự lựa chọn vẫn là một biện pháp giải quyết hay là sự hỗn loạn ngày càng trầm trọng hơn.
    Các nước ủng hộ Tổng thống lâm thời Juan Guaido:
    Albania, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Đan Mạch, Ecuador, Pháp, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Kosovo, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Ukraine, Đức, El Salvador, Georgia...
    Các nước ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro: Bolivia, Cuba, Iran, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Syria, Bắc Hàn...
    Các nước tỏ ra trung lập: Trung Quốc, Tây Ban Nha,Việt Nam...
  3. Cuộc khủng hoảng này liệu có bị quân sự hóa?

    Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Vladimir Padrino đã đọc tuyên bố lên án các cuộc biểu tình và nổi dậy
    Image caption: Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Vladimir Padrino đã đọc tuyên bố lên án các cuộc biểu tình và nổi dậy
    Phóng viên về đối ngoại Jonathan Marcus và biên tập viên khu vực La tinh Vanessa Buschschluter phân tích 
    Jonathan Marcus: Mặc dù hùng biện mạnh mẽ, Tổng thống Trump vốn không thích mạo hiểm về mặt triển khai quân sự.
    Đây là vị tổng thống ra lệnh rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Syria và được cho hay là muốn cắt giảm một nửa lực lượng Mỹ ở Afghanistan. 
    Không có khả năng ông sẽ muốn gửi thủy quân lục chiến vào Venezuela trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, nếu đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, có thể sẽ có lời kêu gọi một số nước trong khu vực can thiệp. 
    Điều đó sẽ đòi hỏi một sự hỗ trợ quốc tế quy mô - đặc biệt là từ trong khu vực Mỹ Latinh - và có lẽ cũng cần sự ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
    Và điều này rất khó xảy ra, với sự ủng hộ của Nga dành cho Tổng thống Maduro và sự phản đối truyền thống của Trung Quốc đối với những gì họ cho là can thiệp vào các vấn đề nội địa của một quốc gia. 
    Hiện tại, chỉ có một lực lượng quân đội duy nhất đóng vai trò quan trọng và đó là chính là lực lượng quân đội Venezuela. 
    Trong các cuộc nổi dậy trong quá khứ, các lực lượng vũ trang đã đứng về phía Tổng thống Maduro. 
    Chính lòng trung thành của họ sẽ quyết định số phận của chế độ hiện tại. Nhưng nếu quân đội hoặc lực lượng an ninh chia rẽ, thì điều này một lần nữa có thể dẫn đến bạo lực lớn hơn. 
    venezuela
    Image caption: Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người dân hôm 23/1 trên đường phố Caracas
    Vanessa Buschschluter: Các lực lượng an ninh cho đến nay vẫn trung thành với Tổng thống Maduro và chính phủ của ông. Ông Maduro đã giữ họ ở bên mình bằng cách thường xuyên tăng lương và thưởng cho họ vì lòng trung thành của họ. Ông cũng đã đưa các quan chức quân sự cấp cao vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ. 
    Nhưng với nền kinh tế của Venezuela ngày càng xấu đi, các cấp bậc thấp hơn được cho là ngày càng không hài lòng với chính phủ, họ đổ lỗi cho sự thiếu hụt thuốc men và thực phẩm, điện và nước thường xuyên. Một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội sau khi một thành viên Vệ binh Quốc gia bức xúc về việc mẹ anh không thể uống thuốc trị ung thư. 
    Video trên mạng xã hội sau cuộc biểu tình hôm thứ Tư cho thấy một nhóm Vệ binh Quốc gia chặn đường nhưng bỏ đi khi người biểu tình đến gần, theo sau đó là tiếng vỗ tay của những người diễu hành. 
    Tuy nhiên, các quan chức cấp bậc cao hơn vẫn tỏ ra trung thành với ông Maduro. 
    Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Vladimir Padrino đã đọc một tuyên bố lên án những gì ông cho là một âm mưu đảo chính, được ủng hộ bởi các "đặc vụ hình sự" cực hữu.
  4. Hoa Kỳ có thể có thêm những động thái gì?

    Phóng viên về đối ngoại Jonathan Marcus phân tích
    Chính phủ của Tổng thống Trump đang có nhiều công cụ trong tay. 
    Một là có thể đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế; hoặc củng cố việc đóng băng tài sản nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức liên quan đến chính phủ Maduro. 
    Hai là cũng có thể cảnh báo chính phủ Venezuela và các chỉ huy quân sự rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào dân thường hoặc đàn áp tăng cường sẽ được theo dõi và ghi chép chặt chẽ, với khả năng sẽ có sự can thiệp của tư pháp quốc tế trong tương lai. 
    Nhưng các biện pháp trừng phạt kinh tế là một công cụ cùn và đối với một xã hội nghèo khổ, điều này chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cho dân thường.
  5. Khan hiếm thực phẩm và giá cả leo thang

    venezuela
    Năm ngoái Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố báo cáo cho thấy khan hiếm và giá cả leo thang là những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thực phẩm của người dân Venezuela. Tình trạng khan hiếm thực phẩm tăng 72%, trong khi đó giá cả tăng đến 305%.
    74.5% gia đình cho biết đôi khi cả người lớn lẫn trẻ em đều cảm thấy đói nhưng không ăn, trong khi đó chỉ có 8% hộ tiêu thụ protein hàng ngày.
  6. Tình trạng bất ổn có kéo dài?

    Phân tích của biên tập viên khu vực La tinh Vanessa Buschschluter
    venezuela
    Các sự kiện ở Venezuela nổi tiếng là khó dự đoán vì cả chính phủ lẫn phe đối lập đều không phải là hai nhóm nguyên khối.
    Thay vào đó, chúng được tạo thành từ các phe nhóm thường bất đồng. Phía nắm giữ quyền lực lại hay thay đổi nhanh chóng.
    Các cuộc biểu tình rầm rộ gần đây nhất ở Venezuela là vào năm 2017. Phản ứng của chính phủ rất nhanh chóng.
    Vệ binh Quốc gia đã bắn hơi cay và đạn cao su và thậm chí trong một số trường hợp là đạn thật. Số lượng người thiệt mạng nhanh chóng tăng lên con số 100 người của cả thái cực chính trị. 
    Liên Hợp Quốc cho biết các lực lượng an ninh đã sử dụng hình thức vũ lực không thích đáng và đã giam giữ tùy tiện để gây ra nỗi sợ hãi.
    Vào tháng 8/2017, sau hơn bốn tháng, các cuộc biểu tình suy giảm dần. Những người từng xuống đường nói họ không muốn mạo hiểm mạng sống hoặc bị bắt giữ.
    Tình trạng bất ổn có kéo dài hay không sau khi ông Guaido tuyên bố mình là tổng thống thì còn tùy thuộc phần lớn vào phản ứng của lực lượng an ninh Venezuela đối với các cuộc tuần hành phản đối mới nổi dậy.
  7. Áp lực bên ngoài có thể thay đổi nội tình Venezuela không?

    Phóng viên về đối ngoại Jonathan Marcus phân tích tình hình tại Venezuela: 
    Jonathan Marcus: Theo cách nào đó, các tuyên bố từ Mỹ, Canada và một số quốc gia Mỹ Latinh khác, bao gồm các nước láng giềng của Venezuela là Brazil và Colombia, vừa thay đổi mọi thứ và vừa chẳng thay đổi được gì. 
    Tổng thống Maduro vẫn có trong tay các đòn bẩy quyền lực. 
    Đối thủ của ông, tất nhiên, sẽ được ủng hộ, nhưng điều này chỉ dẫn đến một công thức hoàn hảo cho sự xung đột dân sự và đàn áp. 
    Hai chính phủ song song được công nhận bởi các quốc gia khác nhau ở nước ngoài có ý nghĩa rất nhỏ nếu như ông Maduro có được sự hỗ trợ của các lực lượng thi hành pháp luật và an ninh, và đặc biệt là quân đội. 
    Trong bối cảnh đó, sự hỗn loạn kinh tế của Venezuela chỉ có khả năng trở nên tồi tệ hơn. Áp lực bên ngoài có thể thay đổi mọi thứ trên mặt đất?
  8. Trump: 'Đây chính là cái mà chủ nghĩa xã hội sẽ gây ra'

    "Chúng ta đang đều theo dõi tình hình ở Venezuela, đây là một tình trạng rất buồn. Nó đã từng là quốc giàu nhất khu vực đó... và giờ nó là một trong những nơi nghèo nhất trên thế giới. Đây là cái mà chủ nghĩa xã hội sẽ gây ra cho bạn. Khi mà họ muốn tăng thuế của bạn lên 70%."
    Trong khi đó Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tweet rằng:
    "Hoa Kỳ đồng hành cùng người dân #Venezuela khi họ đứng lên chống lại chính quyền độc tài và yêu cầu sự tôn trọng đối với nhân quyền và nền dân chủ."
  9. Người Venezuela nghĩ về ngày 23/1 vừa qua?

    venezuela
    "Những gì ông Guaido làm có vẻ vô trách nhiệm với tôi: ông ta đang lừa dối mọi người - và ông ta dẫn chúng tôi vào một mê cung hiến pháp, thật khó để mà thoát ra," Alejandro Rondon, sinh viên ngành quản lý 24 tuổi gia nhập vào đoàn biểu tình ủng hộ Maduro nói với tờ The Guardian.
    Rondon cho rằng có những sự bức xúc với chính quyền nhưng anh tự tin rằng người dân vẫn sẽ chọn Maduro - dù chỉ vì lòng trung thành với Hugo Chávez.
    Và mặc dù có những sự bất an về tình hình tương lai của đất nước, cuộc sống ít nhiều vẫn tiếp tục bình thường đối với người Venezuela ở cả hai phe chính trị."Tôi gần như không đi làm được," Simara Romero, một cô hầu bàn 35 tuổi nói. Romero phải đi ngang qua Caracas hai lần một ngày để làm việc tại một quán cà phê ở phía đông thành phố.
    "Tôi phải mất một giờ để tìm một chiếc xe buýt sẽ đưa tôi đi làm.Và bây giờ tôi đã ở đây, nhưng chúng tôi chỉ có hai khách hàng."
    Cristina Fernadez, một nhà thiết kế đồ họa thì nói: "Tôi không thể đưa con tôi đến trường, nhưng ngoài việc đó ra thì cuộc sống vẫn tiếp diễn. Không phải là nếu tôi ngừng lại thì sẽ khiến chính phủ sụp đổ. Tôi cần phải làm việc vì tôi cần tiền." 
    Gần 90% người Venezuela sống trong cảnh nghèo đói, vì vậy có lẽ đối với nhiều người, sự đấu tranh sinh tồn hàng ngày sẽ được ưu tiên hơn chính trị."Tổng thống của tôi là Juan Guaidó - không phải vì Mỹ nói như vậy, mà vì tôi muốn ông ấy: tôi muốn một sự thay đổi. Đất nước không thể cứ tiếp tục như thế này," Caty Aguilar, 54 tuổi, nói. Bà đang phải làm ba nghề khác nhau gồm dọn dẹp nhà cửa, và bán thẻ điện thoại và thuốc lá - nhưng chừng đó cũng chỉ vừa đủ sống.Con gái của Aguilar, là một trong 3 triệu người Venezuela đã trốn khỏi đất nước, và thỉnh thoảng gửi tiền từ Peru, nhưng bà Aguilar cũng phải sống dựa vào các hộp thức ăn trợ cấp chính phủ thỉnh thoảng cấp. 
    Bà nói rằng một quan chức địa phương đã cảnh báo bà sẽ mất trợ cấp nếu bà tiếp tục tham dự các cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng bà đã phớt lờ lời đe dọa này."Tôi không quan tâm nữa. Tôi nghĩ chính phủ đằng nào cũng không còn tiền để mua thêm," bà Aguilar nói.
    Nhiều quầy hàng trống không ở một siêu thị tại Caracas
    Image caption: Nhiều quầy hàng trống không ở một siêu thị tại Caracas
  10. Bộ Ngoại giao Mỹ rút bớt nhân viên khỏi Venezuela

    Theo PBS, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa ra lệnh cho các nhà ngoại giao và nhân viên không chủ chốt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ rời khỏi Venezuela. 
    Bộ Ngoại giao nói rằng họ đang thực hiện các bước trên vì lý do an ninh và đại sứ quán ở Caracas sẽ vẫn mở. 
    Động thái này diễn ra sau khi chính quyền Trump công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, khiến Nicolas Maduro phá vỡ quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ rời đi vào cuối tuần. 
    Washington nói rằng lệnh Maduro là không hợp pháp vì Hoa Kỳ không còn công nhận ông là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. 
  11. Ông Trump sẽ làm gì để ngăn cản Maduro?

    Phân tích của Natalie Sherman, phóng viên mảng kinh doanh của BBC News
    trump
    Hoa Kỳ đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt trong hai năm qua, nhắm vào các quan chức trong chính phủ Maduro, hạn chế việc Venezuela tiếp cận thị trường mượn nợ của Mỹ và ngăn chặn các giao dịch với những người liên quan đến ngành buôn bán vàng của Venezuela.
    Nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa có hành động trực tiếp chống lại việc nhập khẩu dầu, vốn là một nguồn tiền mặt quan trọng cho chính quyền Maduro. 
    Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt dầu có thể sẽ có hiệu lực hạn chế đối với chế độ Maduro.
    Chính phủ Venezuela có thể chuyển các kho hàng đến các đồng minh như Trung Quốc và Nga, đồng thời đổ lỗi cho Mỹ nếu nền kinh tế suy kiệt thêm. 
    Trong khi đó, quyết định này sẽ ảnh hưởng lớn đến Mỹ, nước nhập gần 20.000 thùng dầu Venezuela mỗi tháng cho đến tháng 10 năm ngoái. 
    "Suy cho cùng thì đó là mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn giữa Venezuela và Bờ biển vùng vịnh," Richard Nephew, một học giả nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia, người đã nghiên cứu các biện pháp trừng phạt chống lại Iran dưới thời chính quyền Obama. 
    Ông Nephew cho biết những bình luận của ông Bolton về việc ủng hộ phe đối lập cho thấy Mỹ có thể đang xem xét nghiêm túc hơn trong việc chuẩn bị một gói viện trợ. Nhưng ông cảnh báo: "Việc đưa tiền vào tay phe đối lập còn phức tạp hơn nhiều".
  12. Mỹ sẽ cắt 'nguồn thu nhập' của Maduro

    Thay vào đó, sẽ tìm cách hỗ trợ cho Juan Guaido
    Venezuela giờ có hai tổng thống, 'Tổng thống lâm thời' Juan Guaido (trái) và Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro
    Image caption: Venezuela giờ có hai tổng thống, 'Tổng thống lâm thời' Juan Guaido (trái) và Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro
    Chính quyền Trump sẽ tìm cách cắt giảm dòng thu nhập của Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cho biết. 
    Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi ông Maduro cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. 
    Maduro tức giận sau khi Hoa Kỳ công nhận lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaidó, làm tổng thống lâm thời vào thứ Tư.
    Ông Bolton nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng rằng vấn đề này rất "phức tạp" nhưng họ đang thực hiện kế hoạch hỗ trợ tài chính cho ông Guaidó.
    Chính quyền Trump đang tiếp tục gây áp lực lên Maduro trong khi các nước trên thế giới vẫn đang chia rẽ về hai vị tổng thống Venezuela. 
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa yêu cầu một cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ về vấn đề này vào thứ Bảy.
    Một cuộc họp với Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS) hôm Thứ Năm, ông Pompeo mô tả chính phủ của ông Maduro "đồi bại về đạo đức" và "phi dân chủ đến tận cốt lõi". 
  13. 'Juan Guaido sẽ gợi cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam'

    Quote Message: Liên hệ với tình hình Việt Nam. Tôi tin rằng một Juan Guaido trẻ trung, can đảm sẽ gợi cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam một cách tích cực. Tôi cũng mong các nhà lãnh đạo trong nước luôn biết lắng nghe nhân dân của mình, kịp thay đổi trong hòa bình. Tất cả mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu nó không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân. from Nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện 
    Nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện
    Nhà văn Nguyễn Viện
    Image caption: Nhà văn Nguyễn Viện
    "Theo những gì tôi biết về Venezuela hôm nay, đã có hàng triệu người xuống đường đòi lật đổ chính quyền của ông Nicolas Maduro. Trong nhiều năm qua, cũng đã có nhiều cuộc biểu tình tương tự để chống lại chế độ tài theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa này, nhưng không thành công," Nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện nói với BBC hôm 24/1. 
    "Dù ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez đã hoàn toàn bất xứng khi tạo ra một xã hội đổ vỡ và thất bại toàn diện, từ lý thuyết đến thực hành, đẩy nhân dân mình vào đói khổ cùng cực."
    "Tình hình hôm nay đã có vẻ khác. Điều đáng chú ý trong cuộc nổi dậy này là đã có một lãnh đạo hợp pháp về mặt pháp lý, ông Juan Guaido, 35 tuổi, chủ tịch quốc hội và được sự đồng thuận của các đảng đối lập cũng như toàn thể nhân dân Venezuela."
    "Ông Guaido đã tuyên thệ làm tổng thống lâm thời và được Mỹ cũng như một số chính phủ khác trong vùng công nhận. Đây là một trường hợp khá hiếm hoi khi phe nổi dậy và ông Guaido chưa thực sự chính thức chiến thắng."
    "Chúng ta có thể nhìn thấy rõ có yếu tố "can thiệp từ nước ngoài". Tuy nhiên, điều này không phải là chưa từng xảy ra. Và theo tôi, nó cần thiết phải được thể hiện bởi tính nhân đạo khách quan trước sự đau khổ, tuyệt vọng của nhân dân Venezuela mà không một ai có thể phủ nhận."
    "Nhân dân Venezuela cần được tự do cũng như có một cuộc sống ấm no. Thế giới đang hướng về họ với hy vọng công lý sẽ chiến thắng trước những tham vọng quyền lực một cách bệnh hoạn như chế độ Maduro."
  14. 'Venezuela là tin vui với nhiều người dân Việt Nam'

    Quote Message: Tôi rất mừng khi tình hình Venezuela hôm nay cho thấy những chế độ độc tài, toàn trị không thể tồn tại được và sớm hay muộn thì những kẻ độc tài, thể chế độc tài, phi dân chủ cũng phải chịu số phận bị lật đổ. from Giáo sư Tương Lai 
    Giáo sư Tương Lai
    Giáo sư Tương Lai: 'Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào'.
    Image caption: Giáo sư Tương Lai: 'Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào'.
    Hôm 24/1, Giáo sư Tương Lai nói với BBC qua điện thoại từ TP Hồ Chí Minh: "Theo như tôi cảm nhận thì diễn biến Venezuela là tin vui với nhiều người dân Việt Nam."
    "Theo tôi, đây cũng là bài học nóng hổi cho giới chức lãnh đạo Việt Nam vì họ xây dựng chế độ toàn trị và luôn nghĩ Venezuela là đồng chí với nhau."
    "Tôi cũng nghĩ rằng trong vụ này, Mỹ gửi thông điệp đến chế độ toàn trị ở Việt Nam khi tuyên bố họ có những lựa chọn cho Venezuela."
    "Tôi có cảm nhận người dân Việt Nam nói chung đều muốn được sống trong tự do, không bị đe dọa, nhưng có thể những người dân ở miền núi, nông thôn không nắm được thông tin đầy đủ, khách quan về thế giới bên ngoài."
    "Điều này là do tự do báo chí bị bóp nghẹt, và mới đây là luật An ninh mạng có hiệu lực."
    "Nhìn từ sự đón nhận diễn biến Venezuela, có thể thấy quần chúng Việt Nam luôn đứng về phía tiến bộ, chống áp bức, bất công, ngả về dân chủ và chống chế độ toàn trị."
  15. Việt Nam lên tiếng về Venezuela

    image
    Hôm 24/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng được các báo dẫn lời: "Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định."
    "Việt Nam cũng mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Venezuela." 
  16. Ai ủng hộ Juan Guaido, ai ủng hộ Nicolas Maduro?

    Đến giờ này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công nhận chủ tịch quốc hội Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.
    Nhưng Trung Quốc “phản đối can thiệp” vào Venezuela.
    Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk viết trên Twitter rằng “khác với Maduro, quốc hội - gồm cả Juan Guaido – được công dân Venezuela giao phó trọng trách dân chủ”.
    Nga đã lên án nước ngoài ủng hộ phe đối lập Venezuela, gọi đây là âm mưu “soán đoạt quyền lực”.
    Người phát ngôn của Nga Dmitry Peskov nói ngày 24/1: “Chúng tôi xem cố gắng soán đoạt quyền tự quyết ở Venezuela là đi ngược lại và vi phạm căn bản, nguyên tắc luật quốc tế.”
    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói châu Âu ủng hộ “phục hồi dân chủ”.
    Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, 
    Honduras, Panama, Paraguay và Peru ra thông cáo nói họ ủng hộ Guaido.
    Cuba và Mexico lại ủng hộ Maduro.
    Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi đối thoại để “tránh leo thang”.
  17. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Maduro

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói hôm 24/1 rằng nước ông ủng hộ tổng thống Nicolas Maduro.
    Ông Erdogan nói ông bị “sốc” vì bình luận công nhận đối lập của tổng thống Mỹ Donald Trump.
  18. Nga lên án nước ngoài 'can thiệp' Venezuela

    Nga đã lên án nước ngoài ủng hộ phe đối lập Venezuela, gọi đây là âm mưu “soán đoạt quyền lực”.
    Người phát ngôn của Nga Dmitry Peskov nói ngày 24/1: “Chúng tôi xem cố gắng soán đoạt quyền tự quyết ở Venezuela là đi ngược lại và vi phạm căn bản, nguyên tắc luật quốc tế.”
    “Maduro là nguyên thủ hợp pháp,” phía Nga nói.
  19. Trung Quốc phản đối 'can thiệp bên ngoài' vào Venezuela

    Hua Chunying
    Image caption: Hoa Xuân Oánh
    Trung Quốc đã bày tỏ "mối quan ngại cao" trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela và kêu gọi tất cả các bên giải quyết sự khác biệt của họ thông qua đối thoại hòa bình, cơ quan truyền thông nhà nước The Bejing News đưa tin.
    "Trung Quốc luôn theo đuổi nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào Venezuela", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 24 tháng 1. 
    "Trung Quốc ủng hộ những nỗ lực của Venezuela để bảo vệ chủ quyền, độc lập và ổn định quốc gia", bà Hoa Xuân Oánh nói thêm, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp tạo điều kiện thuận lợi cho Venezuela.
    Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ sau khi Washington công nhận người đứng đầu phe đối lập, Juan Guaido, làm tổng thống lâm thời.
  20. Nga cảnh báo Mỹ đừng can thiệp quân sự vào Venezuela

    Russian Deputy Foreign Minister Sergei Ryabkov
    Image caption: Russian Deputy Foreign Minister Sergei Ryabkov
    Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov vừa lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ đừng can thiệp quân sự vào nội tình của Venezuela và nhấn mạnh sự ủng hộ của Nga đối với chính phủ nước này. 
    "Chúng tôi báo trước là chống lại điều đó [can thiệp quân sự]. Chúng tôi cho rằng đó sẽ là một kịch bản thảm khốc làm suy yếu nền tảng của mô hình phát triển mà chúng ta thấy ở khu vực Mỹ Latinh", Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí đối ngoại hàn lâm Mezhdunarodnaya Zhizn (Cuộc sống quốc tế) vào ngày 24 tháng 1.
    "Trong khi theo dõi tình hình ở Venezuela, chúng tôi thấy ý muốn của một nhóm quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, trong việc sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (Organisation of American States - OAS), để tăng áp lực lên đồng minh Venezuela của chúng tôi dưới nhiều chiêu bài khác nhau," ông Ryabkov nói thêm. 
    "Chúng tôi ủng hộ và sẽ hỗ trợ đồng minh Venezuela, đối tác chiến lược của chúng tôi", ông nói.
    "Chúng tôi sẽ đứng bên cạnh, nếu quý vị muốn, và sát cánh cùng với Venezuela để bảo vệ chủ quyền của đất nước này, bảo vệ họ khỏi các hành vi xâm phạm không thể chấp nhận được, theo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ", ông nói. 
    "Hợp tác vật chất, hợp tác thực tế giữa Nga và Venezuela vẫn tiếp tục trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn không quyết tâm thu nhỏ lại", ông kết luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét