Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Bangkok: 437 trường học phải đóng cửa vì bụi độc

Bangkok: 437 trường học phải đóng cửa vì bụi độc

"PM2.5 là chất độc với sức khỏe con người" (Ảnh minh họa)Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption"PM2.5 là chất độc với sức khỏe con người" (Ảnh minh họa)
Khủng hoảng khói mù ở Bangkok đã buộc 437 trường học ở Bangkok phải đóng cửa, sau khi Thống đốc cảnh báo 'trẻ em có thể bị tổn hại.'
Các hạt bụi mịn, được biết đến với tên gọi PM2.5, đã tăng từ cuối tháng 12 và luôn nằm trên ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Hơn 400 trường học đã được lệnh đóng cửa vào hôm nay (30/1), khi ô nhiễm không khí ở thủ đô Thái Lan tiếp tục tăng cao.
Các quan chức cho biết tình trạng ô nhiễm vượt quá mức chấp nhận được ở 39 khu vực trên thành phố, và Thống đốc Aswin Kwanmuang phải đưa ra cảnh báo về những tác hại đối với trẻ em.
Nồng độ bụi mịn PM2.5 ở Bangkok hiện đạt mức báo động 50 microgam trên một mét khối.
Sau 2 ngày cuối tuần có dấu hiệu giảm nhẹ, chất lượng không khí của Bangkok ngày 30/1 đã lên ngưỡng 200 trên Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index), mức không khí đặc biệt không tốt cho sức khoẻ của tất cả mọi người.

Kéo dài đến ít nhất là cuối tháng 2

"Nó (bụi mịn) sẽ kéo dài đến ít nhất là cuối tháng Hai, và sẽ trở nên tồi tệ hơn khi hiện tượng thời tiết El Nino xuất hiện", theo Tara Buakamsri, Giám đốc điều hành Thái Lan của tổ chức môi trường Greenpeace.
El Nino là hiện tượng thời tiết bất thường, làm nhiệt độ nóng lên và ít mưa, được dự đoán sẽ xảy ra vào tháng Hai. 
437 trường học ở Bangkok phải đóng cửa vì ô nhiễm không khí (Ảnh minh họa)Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption437 trường học ở Bangkok phải đóng cửa vì ô nhiễm không khí (Ảnh minh họa)
"PM2.5 là chất độc cho sức khỏe con người", Somnuck Jongmeewasin, giảng viên về Môi trường ĐH Silpakorn cho biết.
"Nó là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng tim mạch trong cả thời gian ngắn lẫn khi tích tụ kéo dài."
Nhà chức trách Bangkok đã cân nhắc sử dụng máy bay không người lái để phun nước với hy vọng giảm nồng độ bụi mịn, theo Bangkok Post đưa tin.
Preecha Pradapmuk, giám đốc Viện Công nghệ Quốc phòng (DTI), cho biết 12 máy bay không người lái đã xúc tiến việc thử nghiệm việc phun nước tại một số khu vực của thủ đô Bangkok. Nhiều công nhân cũng thử nghiệm phun nước từ vòi rồng lắp trên xe tải dọc theo con đường đông đúc.
"Đó là nhiệm vụ bất khả thi, trừ khi vòi nước có khả năng phun ra hạt nước nhỏ hơn 2,5 microgam", Giảng viên Somnuck cho biết. 
"Họ sẽ cần ít nhất 10.000 vòi phun phản lực hoạt động cùng lúc để đẩy lùi PM2.5 tại Bangkok."
Chính phủ cũng đã cứu xét việc sử dụng các kỹ thuật làm mưa nhân tạo nhưng các chuyên gia nghi ngờ hiệu quả của phương pháp này. 
Sonthi Kotchawat, một chuyên gia về Sức khỏe môi trường độc lập cho biết: "Nó (tạo mưa nhân tạo) sẽ thất bại vì thời tiết không ủng hộ. Không khí đang quá khô."
Mặt nạ chống bụi đang trở thành sản phẩm nhiều người tìm mua nhất. Nhiều người phải mua đặt mua online vì không thể tìm thấy chúng ở các cửa hàng.
Theo Cục kiểm soát ô nhiễm, nguyên nhân dẫn đến mức độ ô nhiễm không khí là xe chạy bằng động cơ xăng - dầu diesel, các ngành công nghiệp nặng và nhà máy nhiệt điện.
Witsanu Attavanich, Phó Giáo sư kinh tế Đại học Kasetsart, nhận định khó có khả năng chính phủ sẽ thực hiện các hành động cần thiết để giảm ô nhiễm không khí, bởi vì nó làm "tổn thương các doanh nghiệp".
"Lợi ích kinh tế luôn đứng trên môi trường."
Theo Phó Giáo sư Witsanu, biện pháp ngắn hạn hiệu quả nhất là "giảm số lượng xe trên đường" và mức thuế cao cho các phương tiện ít thân thiện với môi trường và thúc đẩy giao thông công cộng.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét