EVFTA
27-1-2019
Tháng 2/2017, một đoàn nghị sỹ thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu đã gặp gỡ báo chí tại HN và đưa ra những thông điệp rất mạnh về sự cần thiết đảm bảo các quyền của người dân. Thông điệp đó liên quan trực tiếp đến EVFTA và được đưa ra sau các cuộc tiếp xúc với các giới khác nhau ở HN.
Thật đáng tiếc, báo chí không có một dòng nào. Tất cả đã tự kiểm duyệt, né tránh. Nay, với việc thông tin về EVFTA đã được họ phát đi sơ bộ, cứ cảm thấy buồn bực, bất lực. Lẽ ra, đừng lo ngại, hay sợ hãi thì những thông điệp đó đã được phát đi, được cảnh báo để ít nhất thu hút được sự quan tâm của ai đó. Nhưng liệu có giúp ích gì ko?
Nền kinh tế VN hơn lúc nào hết đã trở phụ thuộc vào thị trường thế giới và FDI. Độ mở của nền kinh tế trên 229%, cao nhất thế giới; FDI chiếm tới hơn 70% giá trị xuất khẩu. Nếu không có những nguồn lực nước ngoài này, trong bối cảnh nguồn lực trong nước đã cạn kiệt, liệu chúng ta có tăng trưởng, có phát triển như vừa qua? Dứt khoát là không.
Nghị quyết 06 khóa XII về hội nhập kinh tế quốc tế khẳng định: ”Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế”.
Lẽ ra bất kỳ động thái, hành động nào thuộc ”các lĩnh vực khác” phải đồng điệu với ”hội nhập kinh tế quốc tế” thì ko có chuyện EVFTA như vậy. Cứ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như thế này thì còn khổ. Rốt cuộc, ai phải chịu trách nhiệm?
_____
29-1-2019
Cuối tháng 7/2018 Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Nghị viện châu Âu, Nghị sĩ Bernd Lange, đến HN và gặp gần như “tất cả” các BCT để tìm đồng thuận. Ngược lại, trong cả năm 2018 và tháng 1/2019 lãnh đạo VN cũng có các cuộc tiếp xúc dày đặc với các nhà lãnh đạo EU để tìm sự ủng hộ.
Sự hối hả này là có lý do: chương trình nghị sự với những cái đầu thiện tâm đang khép lại. Ông Bernd Lange, người Đức, giải thích: “Nghị viện Châu Âu sẽ bầu cử vào ngày 26/5/2019, nên tôi hy vọng việc thông qua EVFTA sẽ được thực hiện ngay trong nghiệm kỳ này vào tháng 3/2019. Nếu chậm 1 năm thì không ai biết điều gì sẽ diễn ra trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện Châu Âu”.
Hiệp định này quan trọng với ta không chỉ về thương mại, đầu tư mà đặc biệt ở chỗ, thúc đẩy cải cách bên trong, thay đổi cách nhà nước cư xử với thị trường (tham khảo thêm tút về CPTPP tôi viết 2 tuần trước). EU cũng nhìn ta với con mắt tương đối thiện cảm khi gợi ý cho nợ việc ký phê chuẩn 3 công ước của ILO cho phép người lao động thành lập tổ chức công đoàn.
Nhưng đó là không đủ. Có nhiều điều cần phải cải thiện ngay lập tức, có nhiều lĩnh vực phải đi theo giá trị phổ quát của nhân loại. Nếu không sẽ rất khó, sẽ mất cơ hội, mà mất cơ hội là tụt hậu, là nghèo hèn. Lẽ ra có Nghị quyết 06 của BCT về hội nhập, thì tất cả phải đi theo tinh thần của nó.
“Việc dời lại Hiệp định mở ra một cánh cửa cơ hội”. Câu nhắn nhủ đó của hai Nghị sỹ EP thật thấm thía.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét