Mâu thuẫn của một bài hát
Nguyễn Đình Cống
31-8-2018
Đó là bài hát LỜI BÁC DẶN TRƯỚC LÚC ĐI XA của nhạc sĩ Trần Hoàn. Theo tường thuật thì ông Vũ Kỳ đã kể cho ông Trần Hoàn nghe câu chuyện. Quá cảm động, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát. Nhiều người thuộc bài này, tôi chỉ xin chép ra một số câu:
“Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi/ Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế/ Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ/ Bác đành nằm im / Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví/ Nhớ làng Sen từ thủa ấu thơ/ Mà xung quanh vẫn lặng như tờ/ Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi… Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh/ Bác muốn nghe một đôi làn quan họ/ Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ/ Bước vào gần Bác/ Rồi căn phòng xao động trong nước mắt/ Những lời ca nức nở tái tê/ Rằng ‘người ơi người ở đừng về’/ Bác nhìn em rơm rớm hàng mi”…
Để chăm sóc bệnh nhân Hồ Chí Minh, thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai cử một đội gồm các bác sĩ và y tá giỏi từ Bắc Kinh sang Hà Nội vào ngày 25/8/1969. Từ đó bác sĩ và y tá Trung quốc thay người Việt chăm sóc bệnh nhân.
Về việc hát cho bác nghe, trước đây đã có khá nhiều người dựa vào ngôn từ bài hát của Trần Hoàn để viết ra những bài báo, dựng nên những tiểu phẩm với khá nhiều tình tiết được thêm vào, làm xúc động lòng người. Tuy vậy có vài câu hỏi mà từ lâu không ai đụng đến. Đó là ai hát, hát vào lúc nào, có những ai đã chứng kiến.
Hát vào “trước lúc Người ra đi”, nhưng vào lúc mấy giờ, ngày nào. Trước vài phút, vài giờ, vài ngày đều là trước. Riêng tên bài hát đã có nói tới là “Người ơi người ở đừng về”, nhưng có thông tin thêm các bài khác nữa.
Mãi gần đây, từ 2010 mới có người đưa ra các câu trả lời. Theo dõi các tường thuật trên báo, thấy có hai nguồn thông tin khác nhau.
Nguồn A: Xuất hiện trước. Người hát là Vương Tinh Minh, y tá Trung quốc, hát chiều 31/8, bài hát tiếng Hoa. Tường thuật của Vương Tinh Minh như sau: “Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn”. (Nguồn: Báo QĐND ngày 25/1/2010. Đường dẫn: http://www.nguoicondatme.org/2013/09/ba-lna-bac-cuoi-truoc-luc-di-xa.html)
Nguồn B: Xuất hiện sau. Người hát là y tá Ngô Thị Oanh, hát vào sáng ngày 2 tháng 9, có ông Vũ Kỳ chứng kiến. Xin chép lại đoạn tường thuật:
Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: “Buổi sáng (ngày 2/9) tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi:
– Cháu tên gì?
– Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ!
– Quê cháu ở đâu?
– Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ!
– Cháu có biết hát không?
Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi.
– Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe.
Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” và bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ở đừng về”
– Cháu tên gì?
– Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ!
– Quê cháu ở đâu?
– Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ!
– Cháu có biết hát không?
Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi.
– Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe.
Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” và bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ở đừng về”
(Nguồn: Mai Lệ Huyền – Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố lần đầu ngày 20/6/2017 và lần thứ 2 ngày 18/7/2018).
Phải chăng có hai lần bác Hồ nghe hát khác nhau? Vậy Trần Hoàn dựa vào lần nào để sáng tác. Dựa vào lần nào cũng mắc đầy mâu thuẫn giữa các tường thuật và nội dung bài hát. Hay là nhạc sĩ chỉ nghe qua cốt chuyện rồi bịa ra các chi tiết cho thêm phần hấp dẫn? Nhưng tác giả Minh Tuấn, báo Công An Nghệ An ngày 1/9/2014 viện dẫn cuốn hồi ký của Vũ Kỳ để chứng tỏ mọi chi tiết Trần Hoàn đưa ra đều đúng với sự thật đã xẩy ra.
Minh Tuấn viết: “Lần thứ ba thức dậy, Người ngỏ ý muốn nghe một câu dân ca quan họ Bắc Ninh. Lần này, thật may mắn, cô y tá Viện Quân y 108, Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác thưa: ‘Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ’. Trong nỗi xúc động nghẹn ngào, cô cất lên lời hát: ‘Người ơi, người ở đừng về…’.”
Các đoạn kể về Ngô Thị Oanh khá khác nhau, vậy không thể cùng đúng. Có khả năng cùng được sáng tác dựa trên cái tên Ngô Thị Oanh. Tôi chỉ mới tìm thấy người ta viết về cô chứ chưa thấy tường thuật của bản thân cô. Nếu quả thật đã từng có cô Oanh thì hiện nay cô ấy đã thành bà cụ Oanh. Không biết cụ Oanh làm gì, ở đâu.
Một nghi vấn là “Em gái nhỏ” của Trần Hoàn xuất hiện khá đột ngột, khác xa với y tá Ngô Thị Oanh. Không biết ai là người đầu tiên tìm ra cái tên Ngô Thị Oanh để gán cho em gái nhỏ và tìm thấy vào lúc nào, phải chăng là sau khi ông Vũ Kỳ chết (2005) và sau khi có bài tường thuật của y tá Vương Tinh Minh.
Nếu chỉ có một lần Bác muốn nghe hát thì đó là lần nào? Sự thật chỉ có một, nhưng tại sao lại có các dị bản. Mà chuyện mới gần đây chứ đã lâu gì. Theo tôi có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là không có người nào theo dõi, ghi chép và công bố công khai, người ta xem đó là bí mật quốc gia. Thứ hai là sự sùng bái cá nhân quá lố.
Nếu xem rằng một cụ già sắp chết muốn nghe một bài hát là chuyện bình thường thì người ta dễ thuật lại một cách ngắn gọn và tương đối chính xác. Nhưng vì muốn thần thánh hóa câu chuyện, muốn gán cho nó những ý nghĩa cao đẹp nên buộc phải tô vẽ thêm bằng những suy luận. Mà mỗi người suy luận mỗi kiểu nên tạo ra mâu thuẫn. Ô hô, ai tai, âu đó cũng là mánh khóe tuyên truyền mà mọi người đã quen.
Một mâu thuẫn đáng nói nữa là đầu đề và nội dung bài hát. Đề là “lời Bác dặn”, nhưng nội dung chẳng thấy dặn gì, đó chỉ là nguyện vọng muốn nghe hát. Nên chăng đặt tên bài là: Bác muốn nghe hát trước lúc đi xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét