Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Bộ trưởng Quốc phòng lên thay cố Chủ tịch Trần Đại Quang?

Bộ trưởng Quốc phòng lên thay cố Chủ tịch Trần Đại Quang?

26/09/2018
Ông Ngô Xuân Lịch (phải) trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng Tám năm ngoái. 
Một nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam nói rằng hiện có tin người đứng đầu Bộ Quốc phòng sẽ lên làm chủ tịch nước, giữa lúc Việt Nam bắt đầu quốc tang hai ngày dành cho ông Trần Đại Quang.
Các nhà sư cầu nguyện cho ông Trần Đại Quang ở TP HCM hôm 23/9.
Các nhà sư cầu nguyện cho ông Trần Đại Quang ở TP HCM hôm 23/9.
Giáo sư Carl Thayer từ Australia cho biết rằng “hiện có các đồn đoán về khả năng Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sẽ trở thành chủ tịch vào cuối năm nay và Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị sẽ trở thành bộ trưởng quốc phòng”.

Nhà nghiên cứu có nhiều mối quan hệ ở Việt Nam không cho biết chi tiết về nguồn gốc những tin đồn này. Trước đây, đầu những năm 90, ông Lê Đức Anh cũng từng từ vị trí bộ trưởng quốc phòng lên làm chủ tịch nước.

Ngoài ra, giáo sư Carl Thayer nói thêm rằng, nếu đúng theo các lần bổ nhiệm trong quá khứ, dựa vào các ủy viên lâu năm trong Bộ Chính trị, “hai ứng viên tiềm năng khác” là ông Nguyễn Thiện Nhân, 65 tuổi, Bí thư Thành ủy TP HCM và bà Tòng Thị Phóng, 64 tuổi, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Ông Nguyễn Phú Trọng trong lễ tang ông Trần Đại Quang hôm 26/9.
Ông Nguyễn Phú Trọng trong lễ tang ông Trần Đại Quang hôm 26/9.
Trong khi đó, một số chuyên gia nhận định rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 74 tuổi, "nhiều khả năng sẽ kiêm nhiệm cả chức chủ tịch nước".

Trả lời VOA tiếng Việt, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói rằng ông không nghĩ rằng Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, 64 tuổi, “sẽ lên”.
Tôi đang ở Hà Nội mà tôi không nghĩ ông ấy lên đâu. Không biết tin đồn của ông ấy [ông Carl Thayer] ở đâu ra, nhưng chúng tôi ngồi ở đây cũng không nghe thấy tin đấy.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.
“Tôi đang ở Hà Nội mà tôi không nghĩ ông ấy lên đâu. Không biết tin đồn của ông ấy [ông Carl Thayer] ở đâu ra, nhưng chúng tôi ngồi ở đây cũng không nghe thấy tin đấy. Chả thấy ai nói gì về chuyện đấy cả. Nếu lên thì có thể là một lúc khác chứ không phải lúc này”, ông Hợp nói.

“Khả năng là ông [Nguyễn Thiện] Nhân. Ông ấy là bộ mặt có thể làm vai trò của chủ tịch nước từ nay cho tới hết tháng Giêng năm 2021. Đưa một người khác lên, ngoại ngữ không biết, các quan hệ bên ngoài cũng không rõ, không trải qua các việc ở dân sự và chính phủ, ở địa phương thì lên là sẽ kẹt”.
Bài viết của quyền Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh về sự ra đi của ông Trần Đại Quang trên trang web của Văn phòng Chủ tịch nước.
Bài viết của quyền Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh về sự ra đi của ông Trần Đại Quang trên trang web của Văn phòng Chủ tịch nước.

Tin cho hay, ông Quang lâm bệnh từ tháng Bảy năm ngoái, hơn một năm sau khi trở thành chủ tịch nước. Ông từ trần hôm 21/9 ở tuổi 61.
Giáo sư Carl Thayer nói rằng “cái chết đột ngột của ông ấy có thể gây bất ngờ vì ông ấy dự kiến sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”.

“Nhưng các thành viên Bộ Chính trị có lẽ đã biết về bệnh tình nặng của ông Quang và đã lập kế hoạch chọn người kế nhiệm một cách có trật tự”, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam nhận định, và nói thêm rằng ông Lịch "hiện đứng vị trí thứ năm" theo hệ thống chính trị của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thiện Nhân (phải) đến thăm và chúc Tết ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm nay. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)
Ông Nguyễn Thiện Nhân (phải) đến thăm và chúc Tết ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm nay. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)
Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng ông không nghĩ các thành viên còn lại trong “tứ trụ” gồm tổng bí thư, thủ tướng và chủ tịch quốc hội “sẽ được lựa chọn” thay ông Quang.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cùng quan điểm này của ông Carl Thayer, nói thêm rằng ông nghĩ khả năng đó “rất khó [xảy ra], hầu như là không” vì mỗi người đang có “vai tốt, cứ thế mà họ làm và kiêm thêm là khó”.

Sau khi ông Quang qua đời, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, người không phải là ủy viên Bộ Chính trị, đã được giao giữ quyền chủ tịch nước Việt Nam đến khi Quốc hội bầu người thay thế.

Tuy nhiên, bà Thịnh không tới Liên Hiệp Quốc dự họp với các nguyên thủ khác, mà đại diện chính phủ Việt Nam sẽ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Việt Nam hôm 26/9 bắt đầu cử hành hai ngày quốc tang cho ông Quang. Theo báo chí trong nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới viếng và viết trong sổ tang: “Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí! Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn lao này”.
Ông Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump ở Hà Nội tháng 11 năm ngoái.
Ông Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump ở Hà Nội tháng 11 năm ngoái.
Trong khi đó tại Mỹ, phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở New York đã tổ chức lễ viếng ông Quang và mở sổ tang từ ngày 24/9 tới 25/9.

Ông Patrick Murphy, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Đông Nam Á, đã tới chia buồn người mà Bộ Ngoại giao Mỹ nói là “tích cực ủng hộ qua hệ Việt – Mỹ”. Cố chủ tịch Quang từng đón tiếp hai tổng thống đương nhiệm tới Việt Nam là ông Barack Obama và ông Donald Trump.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ năm ngoái, quan chức quốc phòng nước chủ nhà đã cam kết với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch về việc đưa hàng không mẫu hạm Mỹ tới thăm quốc gia cựu thù, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Việt Nam. Trung Quốc sau đó đã chỉ trích động thái này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét