Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Petrolimex kiến nghị dừng dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong

Petrolimex kiến nghị dừng dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong

RFA
2018-09-25
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Buổi làm việc giữa Tập đoàn Xăng dầu VN Petrolimex và Tổ Công tác của Thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 25 tháng 9.
Buổi làm việc giữa Tập đoàn Xăng dầu VN Petrolimex và Tổ Công tác của Thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 25 tháng 9.
Ảnh chụp màn hình Vietnambiz.vn
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex đã kiến nghị Chính phủ cho dừng dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, với lý do đưa ra là để tập trung nguồn lực thực hiện các dự án khác.
Kiến nghị này được Petrolimex đưa ra trong buổi làm việc với Tổ Công tác của Thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 25 tháng 9.
Trước đề nghị của Tập đoàn Xăng dầu VN, đại diện Vụ Văn phòng Chính phủ cho biết đang chờ báo cáo của Bộ Công thương về kiến nghị dừng dự án này, và sẽ quyết định khi có báo cáo của Bộ công thương.
Về phía Bộ Tài chính, ông Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đồng tình với kiến nghị của Petrolimex và nói thêm trước đây Bộ Tài chính đã từng đề xuất cho dừng dự án hóa dầu Nam Vân Phong.
Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong do Petrolimex làm chủ đầu tư, được Chính phủ Hà Nội phê duyệt năm 2008, dự tính đặt tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 4,4 đến 4,8 tỷ đô la.
Cũng tại buổi họp, Tổ Công tác của Chính phủ đã yêu cầu Petrolimex trong thời gian tới thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, một số ý kiến đề cập đến việc cổ phần hóa, thoái vốn tại Tập đoàn Xăng dầu VN. Thứ trưởng Bộ Công thương ông Trần Quốc Khánh cho biết hiện đang có vướng mắc trong việc vừa yêu cầu thoái vốn, tức là phải thu hút các nhà đầu tư ngoài nhà nước, nhưng đồng thời lại yêu cầu Petrolimex phải rút ra khỏi một số ngành nghề kinh doanh. Điều này có thể làm một số nhà đầu tư lưỡng lự. Theo ông Khánh, nên để các cổ đông của Petrolimex tự quyết định kinh doanh gì, bởi vì nhà nước chỉ nắm giữ 51% cổ phần hoặc thậm chí thấp hơn khi cổ phần hóa tập đoàn này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét