Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Lệnh tạm dừng 5 ca khúc Sài Gòn: quẫn trí hay kiếm việc làm thêm?

Lệnh tạm dừng 5 ca khúc Sài Gòn: quẫn trí hay kiếm việc làm thêm?

bauxitevnMon 1:20 PM

Phùng Hoài Ngọc
VNTB 
Trước sau tôi nghe cả hai ca khúc cùng tên, “Không ai ngăn nổi lời ca”. 
Bài trước của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thắng, nghe từ năm 1963 đôi lần trên đài TNVN. Bây giờ chỉ còn tìm nghe lại được trên mạng, lời ca thấy buồn cười. Chỉ có cái tựa đề là còn giá trị, ngoài ra bỏ hết. 
clip_image002
Nhạc sĩ, nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Lưu (trái) và Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Thụy Kha (phải)
Bài sau của nhạc sĩ La Hữu Vang, đặt trùng tựa, tôi tin chắc La Hữu Vang không biết bài trước nên đặt trùng. 
“Không ai ngăn nổi lời ca”
Không ai ngăn nổi lòng ta,
Không ai ngăn được lời ca
Dù gió mưa, dù mây mù che cả một miền quê nhà.
Ngăn làm sao nổi lòng ta, ngăn làm sao được lời ca…
Đây đất nước ta miền Bắc đang xây đài nở hoa
(nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thắng, miền Bắc,1963) 
“Không ai ngăn nổi lời ca”
Không ai ngăn nổi lời ca
Lời ca mãi muôn đời
lời ca yêu mến người…
Người người tìm nhau trong bác ái tin yêu đời
chung xây nước Việt đẹp tươi!
(nhạc sĩ La Hữu Vang, miền Nam, 1978) 
Bỗng nghe tin Cục Biểu diễn nghệ thuật Bộ Văn hóa giở chứng công bố lệnh “tạm dừng lưu hành 5 ca khúc Sài gòn”, một số báo chí ngơ ngác tìm nhân vật có tý danh để phỏng vấn. Cộng đồng mạng xôn xao và phẫn nộ, có người thì buồn cười chế giễu hết lời. Ba cái tên được coi là “nhạc sĩ” không sáng tác hay biểu diễn gì là Nguyễn Thu Đông (Cục) và 2 nhà báo Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Lưu, cùng bị ném đá tơi bời. 
Tôi bỗng nhớ một bài giảng văn lớp 10, bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của thi hào Nguyễn Du. Nhà thơ thương cảm nàng Tiểu Thanh xinh đẹp có tài thi họa nên bị vợ cả ghen tức. Bài thơ bát cú có hai câu “Chi phấn hữu thần liên tử hậu/Văn chương vô mệnh luỵ phần dư” (mỹ nhân mà có linh hồn thì mất rồi còn ôm hận/ Văn chương không có số mệnh mà phần sót lại còn bị khổ lụy). Tiểu Thanh (1594-1612) là vợ bé của chàng họ Phùng ở tỉnh Giang Tô, đời Thanh. Mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, được một bà sư nuôi cho ăn học, năm 16 tuổi, nàng lấy lẽ một người họ Phùng. Vì vợ cả ghen, nàng phải ra ở nhà riêng của Phùng sinh trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ rồi buồn bực mà chết lúc mới 18 tuổi. Tiểu Thanh đã tự đốt các bài thơ của mình trước khi ngã bệnh qua đời, chỉ chừa lại 12 bài đặt tựa là tập “Phần dư”. Người vợ cả biết chuyện vẫn còn ghen và giận lắm, đòi tìm lấy tập thơ, dù chẳng biết tập thơ viết cái gì, mụ chỉ muốn đốt hết dấu vết người đẹp tài hoa cho bõ ghét ghen. Có người chép chuyện đời nàng đặt là “Tiểu Thanh ký”. 
Tôi bỗng nhớ năm 1975, những anh bộ đội đi tàu hỏa, ô tô trở về quê phía Bắc mang theo những ba lô cồng kềnh và nặng nề. Một số thứ hàng hóa tiêu dùng, không cần phải kể. Đặc biệt, những băng đĩa nhạc Sài Gòn và máy cassette. Mở ra cho cả nhà nghe, cả hàng xóm kéo đến nghe. Xuất hiện một số cửa hàng nhỏ mua bán băng đĩa khắp các phố phường. Các quán nước, café quán nhậu rộn rã nhạc Sài Gòn. 
Mấy năm nay, nhiều cuộc thi hát bolero toàn quốc liên tục mở ra, từ đài THVL, HTV, Hanoi TV đến cả VTV. Tôi nhớ hai quán quân: Nguyễn Thu Hằng Solo cùng Bolero 2015* và Ngô Trung Quang Bolero 2016* . Hai quán quân trai tài gái sắc ngẫu nhiên cùng đoạt giải hai năm liền với ca khúc “Con đường xưa em đi”. Điều này có lẽ khiến mấy người tự coi mình làm nhiệm vụ canh gác tư tưởng văn hóa “theo định hướng” giật mình? Hay là, chỉ thuần túy họ giả vờ giật mình, để viết bài đề nghị cấm hát, hòng lập chút công dâng Đảng? 
Cộng đồng mạng bàn bạc rôm rả, xin chọn hai ý kiến tiêu biểu: 

Chuyện kiểm duyệt ca khúc trước 1975

Ts.Chu Mộng Long 
Lời dẫn: Chuyện kiểm duyệt, đúng hơn là lệnh cấm các ca khúc miền Nam trước 1975 hiện nay đã tái hiện đúng bản chất Hồng vệ binh thời Cải cách ruộng đất và Nhân văn - Giai phẩm. Đó là thời từng cấm cải lương, cấm cả Thơ Mới, văn chương Tự Lực văn đoàn và những tác phẩm mang tính nhân văn. Nhưng Hồng vệ binh thời ấy chỉ là nạn nhân của giặc dốt. Dốt sinh ra ác. Bao nhiêu văn nghệ sĩ và bao nhiêu tác phẩm từng bị chôn vùi. 
Ngày nay Hồng vệ binh đã tự hào thoát dốt với những cái tên nhạc sĩ, nhà báo, nhà phê bình... đủ các loại “nhà”, nhưng dốt vẫn hoàn dốt. Đó là những cái tên như Nguyễn Thu Đông, Nguyễn Lưu, Nguyễn Thụy Kha. Không chỉ 5 ca khúc mà có ông còn đòi cấm tất cả như đã từng cấm ngay sau năm 1975 cho “đảm bảo tư tưởng”. Ngu dốt mà nắm quyền cai trị là một thảm họa của dân tộc, dù chỉ là cai trị về văn hóa. 
Kích động chia rẽ dân tộc, gây thêm hận thù, phá hoại tiến trình hòa giải dân tộc không ai làm tốt hơn mấy ông vô học mang danh trí thức này! 
Một bạn hỏi tôi, sao không đối thoại với lí luận của mấy ông này. Tôi bảo đối thoại với họ khác nào nói chuyện cù nhầy với King Kong? Tôi đã viết hai bài trong hai stt trước và cảm thấy đủ, không cần nói thêm. Post cả hai vào đây với niềm tin các ông sẽ được ghi danh vào ố sử. 

Lý do kiểm duyệt: Thế lày nà thế lào?

Về việc cấm các ca khúc của miền Nam trước 1975, báo chí viết khá nhiều bài với những thông tin khác nhau. Search trên Google thấy cả đống, cũ lẫn mới. Báo thì nói 5 ca khúc bị cấm. Báo thì khẳng định là 18 ca khúc. Báo thì nói là “rất nhiều”. 
Tuổi trẻ giật tít: KHÔNG THỂ CÔNG KHAI CÁC CA KHÚC BỊ CẤM! 
Đọc báo lõ cả mắt vẫn không thấy rõ lí do vì sao không công khai. Không công khai thì biết đường nào mà tránh? Phạt rình à? 
Chỉ biết một số bài báo gần đây dẫn lời quan chức kiểm duyệt nói lí do cấm biểu diễn một số ca khúc như “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh- Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An), “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Lí do ấy là, bài hát không rõ tác giả (mặc dù tên tác giả to đùng gắn theo bài hát), lời bài hát bị biến dạng so với chuẩn ban đầu của ca từ (mặc dù ca từ gốc vẫn còn in nguyên vẹn đó). 
Vậy thì chỉ có thể là nội dung chính trị, mặc dù lại chính các quan chức kiểm duyệt khẳng định “không có vấn đề gì về nội dung chính trị”. 

Thế lày là thế lào?

Trên một số trang FB có nói, bài “Con đường xưa em đi” bị kiểm duyệt vì có hai từ nhạy cảm: “chiến trường” và “phiên gác”. Giời ạ, vậy thì không kể là miền Nam hay miền Bắc thời chiến tranh, có vô số bài hát có hai từ gọi là “nhạy cảm” ấy. Cấm hết thì lấy đâu ra ca khúc mà hát! 
Mà không hát thì dân ta chỉ còn biết… chửi như hát hay à? 
Tôi thử kiểm duyệt hết cả 5 ca khúc trên lần nữa vẫn không thấy có lời nào phản động, thù địch hay chống cộng. Tất nhiên, chống chiến tranh giết chóc, ca ngợi tình yêu và sự sống thanh bình thì có ở nhiều bài hát. “Phản chiến” là nội dung của gần như tất cả ca khúc một thời bị quy là “nhạc vàng, nhạc ngụy” chứ không riêng 5 ca khúc trên. 
Gần đây có thông tin đòi xử phạt các quán karaoke sử dụng băng đĩa nhạc tuyên truyền hình ảnh binh lính Việt Nam Cộng hòa. Chẳng nhẽ chỉ vì hình ảnh ai đó minh họa mà bài hát phải “lụy phần dư”? 
Theo tôi, hình ảnh cũng chỉ là (dấu vết) lịch sử. Không lẽ người ta ám thị nặng nề đến mức lo sợ “xác ướp trở lại”? Nếu đúng như thế thì bệnh tự kỉ ám thị đã rơi vào đồng bóng quá nặng nề. 
Nếu không phải vì những lí do trên thì chỉ có thể là do bệnh GATO (ghen ăn ghét ở). Trào lưu hát lại nhạc xưa làm cho mấy tay nhạc sĩ dỏm thời nay khó chịu. Không phải ngẫu nhiên mà tay nhạc sĩ Hồ Hoài Anh tỏ ra thù địch với nhạc bolero! (tay giám khảo này tuyên bố “cuộc thi này nói không với bolero”- Ngọc chú) 
Tôi là lính cộng sản thứ thiệt đây. Tôi từng đặt câu hỏi từ khi còn tại ngũ, rằng tại sao chính quyền Sài Gòn không cấm mà nhà nước Hà Nội lại cấm? Tôi từng nói với thủ trưởng của tôi, người cũng hay nghe lén nhạc vàng, rằng thì là, lẽ ra ta phải biết ơn những nhạc sĩ phản chiến, bởi chính họ đã góp phần làm nên chiến thắng của ta. Chứ nếu họ mà sáng tác nhạc hiếu chiến cổ vũ chém giết, có khi còn lâu ta mới thắng! Thủ trưởng tôi nói, ừ chính quyền Sài Gòn ngu thiệt, dùng toàn bọn nhạc sĩ phản động chống mình mà không biết... 

Đỉnh cao trí tuệ: Vua Kong kiểm duyệt ca khúc

Vua Kong vừa tiết lộ rõ lí do kiểm duyệt ca khúc “Con đường xưa em đi”. Trước đó dư luận đoán già đoán non là do nội dung chính trị, ở chỗ ca từ có hai từ “chiến trường” và “phiên gác” nhạy cảm liên quan đến lính ngụy. Một anh Kong khác trong Bộ kiểm duyệt né tránh, cho rằng “không phải vì nội dung chính trị” mà vì có những nội dung mơ hồ. 
Bây giờ thì King Kong mới chịu nói thẳng: “‘Chiến trường anh bước đi’ là chiến trường nào đây?” 
Đúng là câu hỏi đạt đỉnh cao trí tuệ! 
Vậy là lâu nay dân ngu cứ hát chứ không cần biết chiến trường đó là chiến trường nào, của ta hay của địch. 
Nay nhờ vua Kong hỏi mới ngớ người ra! 
Vua Kong mà hỏi nữa thì bài hát này xóa sổ hẳn chứ không chỉ “tạm dừng”. Chẳng hạn như hỏi “Có nàng hoen đôi mi” là nàng nào?, “Khách qua đường vắng tanh” là khách nào?, vì sao vắng tanh? “ghi một đêm trăng thanh” là trăng nào? Trăng Liên Xô hay Trăng đế quốc Mỹ? vân vân... Cuối cùng, “Chỉ còn em với anh”, tức là trăng đã lặn mất tăm, lúc đó anh với em làm trò gì? Có hủ hóa không? 
Một bài hát mơ hồ, không rõ địch ta, không rõ địa chỉ, hành động mờ ám như vậy bị kiểm duyệt là đúng! Đề nghị tẩy não tất cả những ai đã thuộc bài hát này cho nó triệt để! 
Phải công nhận Kong thông minh, sống dai, xứng đáng là biểu tượng Vua Văn hóa Việt! 
Hà Nội đề xuất xây tượng đài cho Kong là hoàn toàn xứng đáng! Tốn nghìn nghìn tỉ cũng nên làm! 
Blog chú Tễu: “Ý kiến của anh chàng Nguyễn Lưu (trông mặt cũng nghệ phết nhưng đếch phải Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai) rất chi là hay. Vì quan sát thấy từ hôm Cục kia cấm lưu hành 5 ca khúc trước 75 thì khắp phố phường hàng băng đĩa rong nào cũng có hàng chục đĩa CD bán cho khách vì rất rất nhiều người hỏi mua. Dân văn phòng ai cũng mở các bài này để nghe cho biết, cho đã. 
Vì vậy, Nguyễn Lưu nêu ý kiến như thế này là cơ hội mở tổng kho Ca khúc về lính Việt Nam Cộng Hòa. Tuyệt vời! Ca khúc Việt Nam Cộng hòa nó buồn, ca từ hay, phối khí tốt, thu thanh tốt, lại hát tròn vành rõ chữ nên ai cũng muốn nghe. 
Hay là Nguyễn Lưu đã “tự diễn biến”, nhưng theo cách riêng, tinh vi hơn, tế nhị và an toàn hơn? Biết đâu đấy!” 
Nguồn tham khảo: FB Chu Mộng Long, FB chú Tễu. 
P.H.N.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét