Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Hạnh phúc không tự nhiên mà có

Hạnh phúc không tự nhiên mà có

bauxitevnSat 2:08 PM

Phương Thảo (VNTB) 
Trong Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới năm 2017, mười quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đều là các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Na Uy, tiếp theo lần lượt là Đan Mạch, Iceland, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan, Canada, New Zealand, và Thuỵ Điển. Việt Nam đứng hạng thứ 94 trong tổng số 126 nước tham gia trong cuộc khảo sát.
clip_image002
Theo báo cáo, hạnh phúc được xác định trên cơ sở các yếu tố như: sự phân phối công bằng của cải, sự liên kết xã hội, niềm tin vào xã hội và Chính phủ, chất lượng chăm sóc và sự tự do. Trong cuộc khảo sát, người ta sẽ cho điểm từ 1 đến 10 về sự hỗ trợ xã hội họ nhận được khi có bất trắc xảy ra, sự tự do trong chọn lựa cuộc sống, cảm giác về tham nhũng trong xã hội cũng như họ hào phóng đến mức nào. 
Các yếu tố này được đưa ra cụ thể hơn so với các câu hỏi mà Indochina Research đã làm trước đây và đưa ra kết quả Việt Nam là quốc gia hạnh phúc thứ 5 trên thế giới nhằm ru ngủ và mị dân trong bối cảnh nền kinh tế không còn phát triển, nợ nần chồng chất và chất lượng môi trường cuộc sống đang tuột dốc.

Phân hoá xã hội

Việt Nam giờ đây có 2 tỷ phú đô la được đưa vào bảng xếp hạng của Forbes, là ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Số người giàu và siêu giàu tăng lên đến chóng mặt nhờ vào kinh doanh bất động sản, cổ phiếu, tài nguyên thiên nhiên chứ không gắn liền với phát triển bền vững. Ở Việt Nam vẫn còn có tới 15% hộ nghèo và cận nghèo và khoảng cách giàu nghèo vẫn vô cùng lớn. 
Sự liên kết xã hội được đánh giá vào sự giúp đỡ của những người trong cộng đồng với nhau. Có thể nói người Việt Nam sẽ tự hào vì truyền thống lá lành đùm lá rách và cho rằng đó là sự hào phóng lớn một khi có thiên tai, lũ lụt, hay có gia cảnh thương tâm thì số tiền từ thiện quyên góp được sẽ tăng lên đến chóng mặt.
clip_image004
Ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo là những tỷ phú USD của Việt Nam.
Chỉ số này có thể cao khi có sự huy động, nhưng nghịch lý ở chỗ trách nhiệm của nhà nước đã bị đá sang sân của dân chúng. Trong khi trách nhiệm của nhà nước là làm thế nào để bảo vệ người dân tránh thiên tai lũ lụt chứ không phải để người dân tồn tại được nhờ vào lòng từ thiện của cộng đồng. 
Khi người dân bị mất đi sinh kế trong thời gian dài hạn, chẳng hạn do ô nhiễm môi trường ở miền Trung, người già không còn sức lao động, lao động tự do và không thuộc biên chế nhà nước, thì họ phải tự bươn chải và bị gạt ra bên lề xã hội. 
Những người già, trẻ em hay người tàn tật đi bán vé số, bán hàng rong để kiếm dăm bảy chục ngàn đắp đổi qua ngày là những hình ảnh nhức nhối, cho thấy chính quyền Việt Nam hoàn toàn bất lực trong việc chăm sóc người dân. Viễn cảnh được trợ cấp khi thất nghiệp hay không còn khả năng lao động, được hưởng đến 5 tuần phép trong năm như các quốc gia hạnh phúc hàng đầu này với người Việt chắc chắn vẫn còn xa vời vợi. 
Người già chật vật kiếm sống trong một phóng sự của Channel News Asia mới đây thể hiện rõ cái gọi là hỗ trợ xã hội được đo ở mức gần như không tồn tại cho những người đã bị xã hội quên lãng này khi họ đã 70-80 tuổi - độ tuổi lẽ ra được nghỉ hưu và an hưởng tuổi già từ lâu. Có thể đổ lỗi cho việc họ không có thói quen đóng quỹ hưu trí để được bảo trợ khi về già theo như khuyến khích của nhà nước, nhưng điều này lại là hệ luỵ của việc không có niềm tin vào thể chế hiện hành. 

Niềm tin xa xỉ

Niềm tin vào xã hội và Chính phủ của dân chúng có lẽ chưa bao giờ giảm sút như thế này. Bằng chứng là việc gì họ cũng phải gọi thủ tướng từ xây resort, đến tội phạm ấu dâm, điều chỉnh giá xăng dầu hay cả bị cát tặc đe doạ. Đến nỗi ông Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng phải tâm tư “Mọi thứ có vẻ đều đang đổ dồn lên cho Thủ tướng. Và xử lý cho hết, không biết Thủ tướng còn thời gian để ăn và ngủ nữa không?” 
Dân không còn tin vào quan chức địa phương cũng như hệ thống hành pháp của nhà nước vì mọi việc hoặc sẽ bị chìm xuồng vì xâm phạm lợi ích nhóm hoặc đụng chạm đến (cựu) quan chức chính phủ. Hoặc dân chúng đã sợ hãi đến độ họ không dám kêu than, phản kháng những bất công trong xã hội khi nhìn thấy những khuôn mặt đầy máu của những người dân đi khiếu kiện Formosa hay bày tỏ lòng yêu nước đã bị các nhân viên công quyền, anh ninh đàn áp thẳng tay. 
clip_image006
Người ta nghi ngờ lẫn nhau trong khi sự tin tưởng là một trong những điều cùng tụ hội về để tạo nên sự hạnh phúc mà tiền bạc không thể đem lại theo như quan điểm của người dân xứ Na Uy. Niềm tin vào Chính phủ làm sao có được khi Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam theo tổ chức Minh bạch thế giới năm 2016 là 33/100 điểm và xếp hạng 113 trên 176 quốc gia. “Việt Nam chưa tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá trong cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công và tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm trọng.” 
Cảm nhận tham nhũng tồn tại bắt đầu từ việc chạy trường cho con học từ lớp mầm non cho đến khi chạy bằng cấp, chạy việc, chạy chức; nạn mãi lộ cho cảnh sát giao thông, chạy án; phong bì lót tay cho các thủ tục hành chính từ cấp phường xã trở đi. Cảm nhận tham nhũng của dân đối với Chính phủ đạt ở mức “vô cùng quan ngại” khi các công trình nghìn tỷ tỷ lệ thuận với độ phình về tài sản của quan chức. 
Tham nhũng từ đất đai cũng đang là một ung nhọt lớn của xã hội khi đất vàng lẫn các công trình kiến trúc có tính lịch sử văn hoá lần lượt lọt vào tay đại gia như thương xá Tax, khu Thủ Thiêm Sài gòn; sinh thái bị huỷ hoại để phát triển resort như ở bán đảo Sơn Trà hay các nhà máy nhiệt điện, thép ... với công nghệ Trung quốc lỗi thời, lạc hậu như Formosa, Bauxit Tây nguyên. 
Cũng với điều tra của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố ngày 7 tháng 3 năm 2017, Việt Nam “ được” xếp hạng hai ở Châu Á với tỷ lệ tham nhũng 65% - chỉ sau Ấn Độ. 60% người dân tham gia điều tra cảm thấy rằng chính quyền gần như không làm gì để chống lại nạn tham nhũng. 
Với những thành tích như vậy thì niềm tin vào xã hội và Chính phủ của người dân Việt Nam là một thứ xa xỉ. 

Tự do

Tự do vốn là những điều cơ bản của nhân quyền. Người Việt Nam vẫn tự cho rằng họ đang rất “tự do trong khuôn khổ” khi muốn nói gì, làm gì cũng được miễn là không đụng chạm đến chính trị, không đụng chạm đến Chính phủ và các “vấn đề nhạy cảm”. Sự giới hạn tự do cũng như ý thức cộng đồng hạn chế ảnh hưởng đến mức độ tận hưởng hạnh phúc của chính bản thân người dân cũng như cả xã hội. 
93% người tham gia khảo sát ở 10 quốc gia hàng đầu cho biết họ có tự do để chọn lựa trong cuộc sống. Sự tự do góp phần làm tăng hiệu quả tích cực và giảm bớt hiệu quả tiêu cực. Trong khi ở các quốc gia có chỉ số hạnh phúc thấp, cảm giác tự do chỉ vào khoảng trên dưới 75%. 
Năm 2016, Tổ chức Freedom House xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia không có tự do về quyền chính trị, tự do dân sự. Tự do ngôn luận không thể hiện rõ ở nơi người dân có quyền bày tỏ chính kiến và tranh luận để bảo vệ luận điểm. Tự do báo chí vẫn là ước mơ khi tất cả phải đi theo định hướng của Đảng, để bảo vệ và phục vụ đảng cầm quyền và được xếp hạng 175/180 toàn thế giới theo chỉ số xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
clip_image008
Tổ chức Freedom House nhiều lần xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia không có tự do về quyền chính trị, tự do dân sự.
Người dân có tự do để chọn không thực hiện những điều không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, nhưng họ đã không làm điều đó. Thay vào đó họ chọn tự do xả rác, tự do hái hoa; tự do sử dụng các sản phẩm nhái, giả đến việc vô tư vi phạm bản quyền sách báo, phim ảnh; tự do xài hàng lậu do giá rẻ; hay cho đến tự do huỷ hoại thiên nhiên; tự do tận diệt sinh vật biển và chim thú, tận diệt rừng phòng hộ; tự do khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, rồi cả tiếp tay cho nạn tham nhũng. 
Vì những tự do cá nhân trước mắt mà trong dài hạn họ đã tước đi quyền lợi của cả cộng đồng mà dù có tiền cũng không thể mua được như môi trường trong sạch sống, tuổi thọ kéo dài, sức khoẻ được bảo vệ và chăm sóc tốt, xã hội minh bạch và đối xử với những nhau bằng sự tôn trọng.  
Sự tự do của người Việt Nam đã không được thực thi dựa trên ý thức cộng đồng và và hiểu biết công ích - điều cốt lõi đã làm cho các quốc gia hàng đầu trên thế giới được mệnh danh là các quốc gia hạnh phúc nhất. 
P.T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét