Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Bầu không khí khẩn trương tại tang lễ quả phụ ông Hồ Diệu Bang

Bầu không khí khẩn trương tại tang lễ quả phụ ông Hồ Diệu Bang

Bà Lý Chiêu (Li Zhao), vợ của cố lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang qua đời hôm thứ Bảy tuần trước vì bạo bệnh, hưởng thọ 95 tuổi. Gia quyến của bà Lý Chiêu đã tổ chức nghi thức đưa tiễn vào ngày 17 vừa qua với khoảng hơn 2000 người tham gia, trong đó có cả lãnh đạo đương nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình đến dự tang lễ của bà Lý Chiêu (nguồn: hk01)
Ông Tập Cận Bình đến dự tang lễ của bà Lý Chiêu (nguồn: hk01)
Theo Đài VOA đưa tin, lễ truy điệu được cử hành buổi sáng ngày 17/3 tại Bát Bảo Sơn – Bắc Kinh, tại linh đường có mặt các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nghỉ hưu và đương nhiệm đến dâng vòng hoa, như ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo…
Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc dâng vòng hoa.
Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc dâng vòng hoa.
Ngoài ra, tang lễ còn có nhà nghiên cứu Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Hà Phương (đã nghỉ hưu, 94 tuổi) và phu nhân, cựu Tổng biên tập tạp chí Hoàng đàm xuân thu Đỗ Đạo Chính (Du Daozheng), nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), nhà văn Vương Mông (Wang Meng), Mã Ba (Ma Bo), luật sư Lý Trang (Li Zhuang) từng bị ông Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân bức hại… 
Theo thông tin, tang lễ diễn ra trong cấp độ cảnh giới cao độ, lực lượng cảnh sát trấn giữ nhiều vòng xung quanh, người đến cáo biệt phải có thiệp hoặc giấy báo tang mới được vào, ký tên thật. Ông Chương Lập Phàm cho biết, nghe nói hôm đó ban tang lễ chỉ in phát 1500 giấy báo tang, nhưng có ít nhất 2000 người đến đưa tiễn.
Ít nhất 2000 người đưa tiễn bà Lý Chiêu.
Ít nhất 2000 người đưa tiễn bà Lý Chiêu.
Theo thông tin, dù cả ông Tập Cận Bình và 7 Ủy viên Thường vụ có đến dự tang lễ nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc né tránh đưa tin. Khoảng 7:30 tối hôm đó, báo mạng Phượng Hoàng của Hồng Kông đã gỡ bỏ những hình ảnh đưa tin về nghi thức từ biệt tại tang lễ, ngay cả vấn đề địa điểm an táng tại đâu cũng chưa ai được biết.
Bà Lý Chiêu sinh năm 1921 tại thị trấn Túc tỉnh An Huy, kết hôn với ông Hồ Diệu Bang năm 1941, sinh được 3 người con trai (Hồ Đức Binh, Lưu Hồ, Hồ Đức Hoa), và một con gái (Lý Hằng). Bà Lý Chiêu qua đời lúc 4:18 ngày 11/3 tại Bệnh viện Hiệp Hòa, thọ 95 tuổi. Vì cái chết của bà Lý Chiêu khiến nhiều người dân Trung Quốc tưởng nhớ lại ông Hồ Diệu Bang nên bầu không khí chính trị tại Trung Quốc trở nên khẩn trương.
>> Tang lễ phu nhân cố lãnh đạo Hồ Diệu Bang khiến giới chức Trung Quốc bất an?
Như đã biết, ông Hồ Diệu Bang bị ép phải từ chức Tổng Bí thư vào tháng 1/1987, qua đời ngày 15/4/1989, thọ 74 tuổi. Cái chết của ông được cho là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự kiện Thiên An Môn năm 1989 gây chấn động quốc tế. Ông Triệu Tử Dương lên thay làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó cũng bị hạ bệ vì ủng hộ phong trào sinh viên đòi dân chủ, bị quản thúc cho đến chết (hơn 15 năm). 
Trong sự kiện đàn áp phong trào sinh viên này, thông tin chỉ ra ông Giang Trạch Dân đi tiên phong đánh điện báo thể hiện thái độ ủng hộ. Năm 2002 ông Giang Trạch Dân lên chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước Trung Quốc, sau đó đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định không lật lại bản án về sự kiện Thiên An Môn, sau này giới quan trường Trung Quốc xem đây là “ngày nhạy cảm”. Trong bài viết “Hồi ức về Lễ truy điệu Hồ Diệu Bang” đăng trên Tạp chí Hoàng Đàm Xuân Thu vào kỳ 3/2015 đã tiết lộ, bà Lý Chiêu đã từ chối bắt tay ông Đặng Tiểu Bình. Trang tin Sina Trung Quốc xác nhận, thông tin này được giáo sư Trương Ngọc Hồng của Học viện Quan hệ Lao động Trung Quốc viết trên trang weibo cá nhân: “Tại lễ truy điệu Hồ Diệu Bang tháng 4/1989, ông Đặng Tiểu Bình giơ tay ra muốn bắt tay bà Lý Chiêu nhưng đã bị từ chối. Bà Lý Chiêu nói: Tất cả đều do lũ các người”.

Lê Hy
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét