NÓI CHUYỆN VỚI BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ VỀ ... THỰC PHẨM BẨN
bauxitevnMon 7:33 AM
Sau cuộc trao đổi giữa báo Lao Động với Bộ Trưởng Cao Đức Phát chiều 3/4/2016, đọc xong thông tin tôi “cô” lại được đúng 01 nỗi vui mừng:
Đó là: Từ lúc phát sinh ra vấn đề , bùng nổ trên facebook đến lúc một ông Bộ trưởng phải đối thoại công khai, nghiêm túc chưa đầy 100 giờ.
Đã đến lúc những vị cỡ “thượng thư” không coi thường mạng xã hội được nữa, nếu muốn giữ được hũ gạo nhà mình, cái ghế mình ngồi phải chú ý.
.
Nếu coi FB chỉ là trò chơi con trẻ, của đám rỗi hơi thì coi chừng, sẽ trả giá đắt!
.
Còn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì cả một câu chuyện nặng nề.
Đó là: Từ lúc phát sinh ra vấn đề , bùng nổ trên facebook đến lúc một ông Bộ trưởng phải đối thoại công khai, nghiêm túc chưa đầy 100 giờ.
Đã đến lúc những vị cỡ “thượng thư” không coi thường mạng xã hội được nữa, nếu muốn giữ được hũ gạo nhà mình, cái ghế mình ngồi phải chú ý.
.
Nếu coi FB chỉ là trò chơi con trẻ, của đám rỗi hơi thì coi chừng, sẽ trả giá đắt!
.
Còn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì cả một câu chuyện nặng nề.
.
Trừ ông Bộ trưởng, có thể nói toàn dân ta đã “thấm nhuần” được một tinh thần thời đại: Chúng ta đang từng ngày đối diện với nguy cơ ảnh hưởng của thực phẩm bất an. Từ nửa ký thịt xay ngoài chợ chiều đến chai rượu giả trị giá nửa triệu bạc. Bây giờ, kể cả khi muốn giải tỏa bức xúc của cộng đồng sau cú nhỡ mồm nhỡ miệng vừa qua, mà nay Bộ trưởng Phát có hứa hẹn gì về việc “triệt” thực phẩm bẩn, độc hại cũng chỉ là hứa liều. Khó lắm!
Nếu nửa năm nữa trôi qua, tình hình vẫn tệ hại như vậy, với riêng tôi, không có gì ngạc nhiên, bởi tôi nhìn vấn đề này bằng một tổng quan hơn bốn mươi năm nay.
.
CÂU CHUYỆN 45 NĂM TRƯỚC
Khoảng đầu những năm 1970.
Ở miền Bắc là thời kỳ “thấm đòn” của cuộc chiến tranh.
Bao nhiêu nguồn lực cạn kiệt hết.
.
Mỗi cán bộ một tháng được tiêu chuẩn mua hơn một kg thịt. Nhân dân thì không có tiêu chuẩn nào, tự sản tự tiêu. Có gì ăn nấy.
Cho nên có những hình ảnh mà bây giờ kể lại, chắc nhiều người hoài nghi.
.
Ở xã Cấp Dẫn (Quê Mr Trần Ngọc Tăng, Cựu chủ tịch tỉnh Phú Thọ, Nguyên chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN) mâm tiệc cưới dành cho 6 người, có đĩa thức ăn “sang” nhất là đĩa thịt lợn (heo) luộc.
.
Ấy vậy mà khi khai tiệc, một người đứng tuổi sẽ chia lập tức đĩa thịt ấy ra thành 6 phần để những người tham dự… cầm về làm quà cho con cháu ở nhà. Những người có mặt sẽ ăn những món xoàng xoàng có trên mâm.
.
Hình ảnh này có ở các xã miền núi huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Yên Bái, v.v., chứ không phải chỉ ở Cấp Dẫn.
.
Trong bối cảnh đó lại xảy ra một loại “Khủng hoảng dinh dưỡng” khác.
Mỗi hộ dân đã thiếu đói nhưng một tháng phải bán 3 kg gia cầm gọi là “Nghĩa vụ”, được giải thích là để cung cấp cho … tiền tuyến!
.
Ai cũng biết, mặc dù ở nông thôn, nhưng không phải nhà nào cũng nuôi được gà, ngan, vịt để bán. Có nhà nuôi để ăn cũng không đủ nhưng đã là “Nghĩa vụ” thì phải đong đầy, góp đủ.
Vì thế phải ra chợ mua về đem ...bán.
.
Mua khoảng 15 đồng một kg, bán cho nhà nước 3 đồng một kg.
Nếu không bán thì gay go ngay.
.
Gia đình sẽ bị thu mất cuốn “Sổ mua bán” và khó mà mua được cục xà phòng, chai dầu hỏa, cuộn chỉ khâu…
Vậy là cứ phải chấp hành.
Hàng ngày, người ta chở gà ngan vịt từ khắp nơi về chứa ở cửa hàng Thực phẩm ở mặt tiền đường 32 bây giờ. Mươi ngày ô tô sẽ về lấy.
.
Trong bài thơ “Làng Bùng” của tôi viết năm 1972 có đoạn:
.
Có bà cụ bảy mươi chống sào, nghển cổ
Nhìn xe chở gà về huyện, chạy trên đê
Khao khát bật thành lời cháy bỏng, say mê:
“Ước gì… được một con, băm nhừ, rang mặn”.
.
Đó, bốn dòng thơ thôi, bạn đọc thấy cái thời mà bà cụ bảy mươi tuổi vẫn phải đi xới cỏ, và nỗi khát thèm chính là thèm con gà có thể của chính nhà mình vừa bán (rẻ như cho) hôm qua. Ước mơ ấy dừng ở cái điểm cũng chua xót, không phải để luộc, để ăn chơi “xả láng” mà chỉ để băm nhừ, trộn nhiều muối vào, rang thật mặn để ăn!.
.
ÔNG ĐỘ MAI.
Tôi xin phép gia tộc bác Độ ghi hẳn tên húy của bác chân thực 100% cho bài viết này.
.
Bác Độ làm nghề căng trống bằng da bò da trâu.
Ngoài ra bác có một chân kiểu hợp đồng làm việc linh tinh bên cửa hàng thực phẩm nói trên.
.
Nhà bác bên này cánh đồng Sủng (trong ảnh). Cửa hàng bên kia đường đê 24 (Giờ gọi là QL 32).
.
Cứ chiều đến, khi bác đi bộ qua cánh đồng từ bên cửa hàng về là bên này bao nhiêu người trông ngóng ông như con trẻ trông mẹ về chợ.
Trên tay bác thường cầm dăm con gà… chết. Số này bác mua “hóa giá” của cửa hàng thực phẩm.
.
Khi bác về đến nơi người ta nhảy xổ vào tranh nhau mua những con gà đã chết cứng, da tím tái trên tay bác.
Có người mua được một con. Có người phải chung nhau với người khác một con.
Đem về mổ ra, băm nhừ, rang mặn để làm thức ăn như ước vọng của bà cụ trong bài thơ Làng Bùng của Nguyễn Huy Cường nói trên.
.
45 NĂM SAU
Hồi làm ở báo Gia đình Việt Nam tôi đi thâm nhập thực tế trên khu công nghiệp Linh Trung.
.
Khi chờ công nhân đi làm về tôi lang thang quanh khu ở trọ của họ.
Ở đó có những cái chợ xép nho nhỏ.
Có lần tôi xuýt nôn mửa đi đứng hỏi chuyện một chị bán hàng. Nhìn kỹ thì chị có một chậu thau chừng 15 kg lòng heo luộc, đã đổi màu, mùi rất nặng.
.
Ấy vậy mà nửa giờ sau, khi dòng người túa ra từ các nhà máy về qua đây.
Chỉ một loáng, chậu thau lòng ôi kia hết béng!
.
Tôi theo chân một cặp vợ chồng trẻ về tận nhà và thấy họ cho đủ thứ riềng, gừng, sả gì đó vào “chế biến” món lòng kia và bữa ăn cũng qua đi.
.
Tiếp chúng tôi, anh chị công nhân cho biết:
Một tuần cũng chỉ được dùng một hai bữa …“tươi” như bữa này thôi còn thì ăn uống nhì nhằng qua bữa.
.
Để giải thich, chị vợ cho tôi xem một cuốn “sổ chi tiêu” và biết: hai vợ chồng mỗi tháng thu được từ 7,5 đến 9 triệu bạc. Nếu “căn” cho khoảng 12 thứ chi tiêu từ việc gửi con đến khi ốm đau, phong bì dự cưới cheo bạn hữu, vé tàu xe về thăm quê dịp tết … Tóm lại, để chi phí cho cái gia đình 04 người này, số tiền còn lại không thể đủ mua 4 kg thịt ngon, có nghĩa là sau 45 năm từ câu chuyện “Làng Bùng” nói trên đến nay, thực chất, “tiêu chuẩn” chất đạm cho “Giai cấp tiên phong” này hầu như vẫn vậy, không hơn!
.
Trong trường hợp này, có thịt ngon, sạch nhưng đắt đỏ họ cũng không dám mua.
.
Cho nên, diện này vừa sợ, vừa… biết ơn cánh buôn bán bình dân tìm được những “kênh” phân phối thực phẩm ế.
.
Đó chính là lý do chính, căn nguyên chính để thực phẩm bất an, ế thừa, bị xử lý bằng hóa chất tồn tại.
.
Để “diệt” nó, không có hơn 02 cách:
Một là dùng công an truy tìm, bắt bớ, bỏ tù thì e rằng bất khả kháng. Nếu để làm tốt mà phải tăng thêm nửa triệu chiến sỹ CA thì này sinh bài toán khác.
.
Hai là các cơ quan chức năng như : Môi trường, Tiêu chuẩn đo lường, Bảo vệ người tiêu dùng ra tay thì thẳng thắn mà nói, không nên trông mong gì.
.
NGÓ QUA CÂU CHUYỆN NGÀNH HÀNG KHÔNG
.
Hãy nhìn quy trình từ lúc gửi hành lý ở khu vực làm thủ tục lên máy bay đến lúc lấy hành lý ở máng trượt ngoài ga đến.
.
Nếu là tuyến Nha Trang-Sài Gòn chẳng hạn thì thời gian tổng khoảng 2 giờ 30 từ lúc gửi đến lúc nhận nếu máy bay không bị “Đì lây”.
.
Trong hai giờ rưỡi ấy, hàng hóa của khách nằm trong một quy trình cơ giới hóa khoảng 90%. Không gian để hàng hóa là không gian cực kỳ an toàn, người lạ, người không có trách nhiệm không thể can thiệp, nơi này không khó để quản lý bằng camera, bằng vi tính. Nói không ngoa: Con chuột cũng không chui vào đây được!
.
Nói theo ngôn ngữ Việt là “Nồi không lỗ cá trổ đi đâu?”.
Nói thẳng thắn là nhân viên hàng không không ăn cắp, không thể mất mát.
.
Ấy vậy mà vẫn mất.
Mất vẫn chịu, hòa cả làng.
.
Vậy thì mong gì chuyện kỷ cương phép nước được siết chặt ở lĩnh vực thực phẩm, nơi có không gian, thời gian rộng rãi, bao la hơn câu chuyện gửi hàng bên Hàng không hàng trăm lần!
Nếu nửa năm nữa trôi qua, tình hình vẫn tệ hại như vậy, với riêng tôi, không có gì ngạc nhiên, bởi tôi nhìn vấn đề này bằng một tổng quan hơn bốn mươi năm nay.
.
CÂU CHUYỆN 45 NĂM TRƯỚC
Khoảng đầu những năm 1970.
Ở miền Bắc là thời kỳ “thấm đòn” của cuộc chiến tranh.
Bao nhiêu nguồn lực cạn kiệt hết.
.
Mỗi cán bộ một tháng được tiêu chuẩn mua hơn một kg thịt. Nhân dân thì không có tiêu chuẩn nào, tự sản tự tiêu. Có gì ăn nấy.
Cho nên có những hình ảnh mà bây giờ kể lại, chắc nhiều người hoài nghi.
.
Ở xã Cấp Dẫn (Quê Mr Trần Ngọc Tăng, Cựu chủ tịch tỉnh Phú Thọ, Nguyên chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN) mâm tiệc cưới dành cho 6 người, có đĩa thức ăn “sang” nhất là đĩa thịt lợn (heo) luộc.
.
Ấy vậy mà khi khai tiệc, một người đứng tuổi sẽ chia lập tức đĩa thịt ấy ra thành 6 phần để những người tham dự… cầm về làm quà cho con cháu ở nhà. Những người có mặt sẽ ăn những món xoàng xoàng có trên mâm.
.
Hình ảnh này có ở các xã miền núi huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Yên Bái, v.v., chứ không phải chỉ ở Cấp Dẫn.
.
Trong bối cảnh đó lại xảy ra một loại “Khủng hoảng dinh dưỡng” khác.
Mỗi hộ dân đã thiếu đói nhưng một tháng phải bán 3 kg gia cầm gọi là “Nghĩa vụ”, được giải thích là để cung cấp cho … tiền tuyến!
.
Ai cũng biết, mặc dù ở nông thôn, nhưng không phải nhà nào cũng nuôi được gà, ngan, vịt để bán. Có nhà nuôi để ăn cũng không đủ nhưng đã là “Nghĩa vụ” thì phải đong đầy, góp đủ.
Vì thế phải ra chợ mua về đem ...bán.
.
Mua khoảng 15 đồng một kg, bán cho nhà nước 3 đồng một kg.
Nếu không bán thì gay go ngay.
.
Gia đình sẽ bị thu mất cuốn “Sổ mua bán” và khó mà mua được cục xà phòng, chai dầu hỏa, cuộn chỉ khâu…
Vậy là cứ phải chấp hành.
Hàng ngày, người ta chở gà ngan vịt từ khắp nơi về chứa ở cửa hàng Thực phẩm ở mặt tiền đường 32 bây giờ. Mươi ngày ô tô sẽ về lấy.
.
Trong bài thơ “Làng Bùng” của tôi viết năm 1972 có đoạn:
.
Có bà cụ bảy mươi chống sào, nghển cổ
Nhìn xe chở gà về huyện, chạy trên đê
Khao khát bật thành lời cháy bỏng, say mê:
“Ước gì… được một con, băm nhừ, rang mặn”.
.
Đó, bốn dòng thơ thôi, bạn đọc thấy cái thời mà bà cụ bảy mươi tuổi vẫn phải đi xới cỏ, và nỗi khát thèm chính là thèm con gà có thể của chính nhà mình vừa bán (rẻ như cho) hôm qua. Ước mơ ấy dừng ở cái điểm cũng chua xót, không phải để luộc, để ăn chơi “xả láng” mà chỉ để băm nhừ, trộn nhiều muối vào, rang thật mặn để ăn!.
.
ÔNG ĐỘ MAI.
Tôi xin phép gia tộc bác Độ ghi hẳn tên húy của bác chân thực 100% cho bài viết này.
.
Bác Độ làm nghề căng trống bằng da bò da trâu.
Ngoài ra bác có một chân kiểu hợp đồng làm việc linh tinh bên cửa hàng thực phẩm nói trên.
.
Nhà bác bên này cánh đồng Sủng (trong ảnh). Cửa hàng bên kia đường đê 24 (Giờ gọi là QL 32).
.
Cứ chiều đến, khi bác đi bộ qua cánh đồng từ bên cửa hàng về là bên này bao nhiêu người trông ngóng ông như con trẻ trông mẹ về chợ.
Trên tay bác thường cầm dăm con gà… chết. Số này bác mua “hóa giá” của cửa hàng thực phẩm.
.
Khi bác về đến nơi người ta nhảy xổ vào tranh nhau mua những con gà đã chết cứng, da tím tái trên tay bác.
Có người mua được một con. Có người phải chung nhau với người khác một con.
Đem về mổ ra, băm nhừ, rang mặn để làm thức ăn như ước vọng của bà cụ trong bài thơ Làng Bùng của Nguyễn Huy Cường nói trên.
.
45 NĂM SAU
Hồi làm ở báo Gia đình Việt Nam tôi đi thâm nhập thực tế trên khu công nghiệp Linh Trung.
.
Khi chờ công nhân đi làm về tôi lang thang quanh khu ở trọ của họ.
Ở đó có những cái chợ xép nho nhỏ.
Có lần tôi xuýt nôn mửa đi đứng hỏi chuyện một chị bán hàng. Nhìn kỹ thì chị có một chậu thau chừng 15 kg lòng heo luộc, đã đổi màu, mùi rất nặng.
.
Ấy vậy mà nửa giờ sau, khi dòng người túa ra từ các nhà máy về qua đây.
Chỉ một loáng, chậu thau lòng ôi kia hết béng!
.
Tôi theo chân một cặp vợ chồng trẻ về tận nhà và thấy họ cho đủ thứ riềng, gừng, sả gì đó vào “chế biến” món lòng kia và bữa ăn cũng qua đi.
.
Tiếp chúng tôi, anh chị công nhân cho biết:
Một tuần cũng chỉ được dùng một hai bữa …“tươi” như bữa này thôi còn thì ăn uống nhì nhằng qua bữa.
.
Để giải thich, chị vợ cho tôi xem một cuốn “sổ chi tiêu” và biết: hai vợ chồng mỗi tháng thu được từ 7,5 đến 9 triệu bạc. Nếu “căn” cho khoảng 12 thứ chi tiêu từ việc gửi con đến khi ốm đau, phong bì dự cưới cheo bạn hữu, vé tàu xe về thăm quê dịp tết … Tóm lại, để chi phí cho cái gia đình 04 người này, số tiền còn lại không thể đủ mua 4 kg thịt ngon, có nghĩa là sau 45 năm từ câu chuyện “Làng Bùng” nói trên đến nay, thực chất, “tiêu chuẩn” chất đạm cho “Giai cấp tiên phong” này hầu như vẫn vậy, không hơn!
.
Trong trường hợp này, có thịt ngon, sạch nhưng đắt đỏ họ cũng không dám mua.
.
Cho nên, diện này vừa sợ, vừa… biết ơn cánh buôn bán bình dân tìm được những “kênh” phân phối thực phẩm ế.
.
Đó chính là lý do chính, căn nguyên chính để thực phẩm bất an, ế thừa, bị xử lý bằng hóa chất tồn tại.
.
Để “diệt” nó, không có hơn 02 cách:
Một là dùng công an truy tìm, bắt bớ, bỏ tù thì e rằng bất khả kháng. Nếu để làm tốt mà phải tăng thêm nửa triệu chiến sỹ CA thì này sinh bài toán khác.
.
Hai là các cơ quan chức năng như : Môi trường, Tiêu chuẩn đo lường, Bảo vệ người tiêu dùng ra tay thì thẳng thắn mà nói, không nên trông mong gì.
.
NGÓ QUA CÂU CHUYỆN NGÀNH HÀNG KHÔNG
.
Hãy nhìn quy trình từ lúc gửi hành lý ở khu vực làm thủ tục lên máy bay đến lúc lấy hành lý ở máng trượt ngoài ga đến.
.
Nếu là tuyến Nha Trang-Sài Gòn chẳng hạn thì thời gian tổng khoảng 2 giờ 30 từ lúc gửi đến lúc nhận nếu máy bay không bị “Đì lây”.
.
Trong hai giờ rưỡi ấy, hàng hóa của khách nằm trong một quy trình cơ giới hóa khoảng 90%. Không gian để hàng hóa là không gian cực kỳ an toàn, người lạ, người không có trách nhiệm không thể can thiệp, nơi này không khó để quản lý bằng camera, bằng vi tính. Nói không ngoa: Con chuột cũng không chui vào đây được!
.
Nói theo ngôn ngữ Việt là “Nồi không lỗ cá trổ đi đâu?”.
Nói thẳng thắn là nhân viên hàng không không ăn cắp, không thể mất mát.
.
Ấy vậy mà vẫn mất.
Mất vẫn chịu, hòa cả làng.
.
Vậy thì mong gì chuyện kỷ cương phép nước được siết chặt ở lĩnh vực thực phẩm, nơi có không gian, thời gian rộng rãi, bao la hơn câu chuyện gửi hàng bên Hàng không hàng trăm lần!
VÀI LỜI VỚI BỘ TRƯỞNG …KHÁC
Kết lại bài này, tôi có vài lời kính gửi ông Bộ trưởng bộ… Kế hoạch đầu tư.
Theo tôi biết, giá thuê mặt bằng của một doanh nghiệp ở các KCN Việt Nam một tháng, nhiều nơi không cao hơn tiền mua một bộ… complet của ông chủ Doanh nghiệp đó ở bản quốc.
.
Giá trả lương cho công nhân, khi hình thành chính sách phát triển công nghiệp hóa được ấn định bằng một bữa tối của ông chủ.
.
Thời 1998, Bình Dương, lương CN trong KCN khoảng 3 triệu (hay 150 USD) một tháng.
.
Mức tiền thuê mặt bằng và lương thấp này, được xem như “ưu thế” để cạnh tranh, để mời gọi đầu tư. Có vẻ chúng ta rất… tự hào về điều đó.
.
Cho đến nay, nếu so sánh mức lương cho công nhân ở các KCN Việt Nam với các nước láng giềng, nghịch lý này vẫn tồn tại.
Đó cũng chính là môi trường để thực phẩm rẻ, thực phẩm bẩn còn tồn tại lâu dài.
Nếu lương cao, người ta sẽ cố gắng để mua thực phẩm sạch, ngon mà ăn chứ không nhắm mắt mua đại thực phẩm ôi thối như thế làm gì!
.
Cho nên, để giải quyết tốt vụ này, không nên khoán trắng cho Bộ Nông nghiệp, cho bên CA mà phải có sự chung tay của tất cả.
Bên Đông y có câu “Nhân cường-Tật nhược”. Nếu "cơ thể nhân lực" của một quốc gia khỏe mạnh, một công đồng có thu nhập khá, thì họ không dại gì mua thực phẩm ế thừa, độc hại về ăn cả.
.
Bộ Kế hoạch đầu tư có thể góp phần điều chỉnh tình hình này!
(Tái bút: Bà con đừng mong gì tình hình thực phẩm mất an toàn sẽ được cải thiện-Tôi cá độ đấy-Dù tôi tin là ông Cao Đức Phát… mong thế thật!)
N.H.C.
Kết lại bài này, tôi có vài lời kính gửi ông Bộ trưởng bộ… Kế hoạch đầu tư.
Theo tôi biết, giá thuê mặt bằng của một doanh nghiệp ở các KCN Việt Nam một tháng, nhiều nơi không cao hơn tiền mua một bộ… complet của ông chủ Doanh nghiệp đó ở bản quốc.
.
Giá trả lương cho công nhân, khi hình thành chính sách phát triển công nghiệp hóa được ấn định bằng một bữa tối của ông chủ.
.
Thời 1998, Bình Dương, lương CN trong KCN khoảng 3 triệu (hay 150 USD) một tháng.
.
Mức tiền thuê mặt bằng và lương thấp này, được xem như “ưu thế” để cạnh tranh, để mời gọi đầu tư. Có vẻ chúng ta rất… tự hào về điều đó.
.
Cho đến nay, nếu so sánh mức lương cho công nhân ở các KCN Việt Nam với các nước láng giềng, nghịch lý này vẫn tồn tại.
Đó cũng chính là môi trường để thực phẩm rẻ, thực phẩm bẩn còn tồn tại lâu dài.
Nếu lương cao, người ta sẽ cố gắng để mua thực phẩm sạch, ngon mà ăn chứ không nhắm mắt mua đại thực phẩm ôi thối như thế làm gì!
.
Cho nên, để giải quyết tốt vụ này, không nên khoán trắng cho Bộ Nông nghiệp, cho bên CA mà phải có sự chung tay của tất cả.
Bên Đông y có câu “Nhân cường-Tật nhược”. Nếu "cơ thể nhân lực" của một quốc gia khỏe mạnh, một công đồng có thu nhập khá, thì họ không dại gì mua thực phẩm ế thừa, độc hại về ăn cả.
.
Bộ Kế hoạch đầu tư có thể góp phần điều chỉnh tình hình này!
(Tái bút: Bà con đừng mong gì tình hình thực phẩm mất an toàn sẽ được cải thiện-Tôi cá độ đấy-Dù tôi tin là ông Cao Đức Phát… mong thế thật!)
N.H.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét