Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Việt Nam sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ

Việt Nam sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ

bauxitevn7:08 AM


Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image002
Mới đây ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ đặc biệt là đồng đô la Mỹ. Cụ thể trong tương lai người gửi ngoại tệ vào ngân hàng có thể phải rút ra bằng tiền đồng Việt Nam và khi doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi ngoại tệ vào ngân hàng chẳng những không có lời mà còn phải trả lệ phí tiền gửi. Mặc Lâm phỏng vấn GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng khoa Kinh tế tài chánh ĐH Quản Lý Kinh Doanh để có thêm chi tiết về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa Giáo sư, trước tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Văn Bình về việc siết chặt ngoại tệ khi người dân gửi đồng đô la vào thì khi rút ra không được lấy đô la mà phải lấy bằng tiền đồng Việt Nam. Kế đó, chằng những không có lãi mà còn phải trả phí tiền gửi. Xin ông cho biết mặt tích cực cũng như tiêu cực của chính sách này.
GSTS Vũ Văn Hóa: Chúng tôi cũng hơi bất ngờ. Trước hết là việc gởi ngoại tệ vào ngân hàng của cả doanh ngiệp và cá nhân với lãi suất bằng không. Thật ra thì cũng dễ giải thích thôi nhưng còn việc gửi vào mà rút ra có lệ phí thì việc này còn phải xem lại bởi vì sẽ làm cho người gởi tiền rất là thất vọng. Người sử dụng ngoại tệ có những mục đích khác nhau. Người ta có thể dự trữ ngoại tệ để dùng vào một việc nào đó mà bây giờ bắt người ta phải trả phí thì tôi cho là không hợp lý. Thứ hai, người ta gửi ngoại tệ mà bắt phải rút ra bằng tiền Việt thì quá vô lý bởi vì việc này vi phạm  sở hữu  về tiền tệ đối với các thể nhân và pháp nhân. Chúng tôi cũng còn nghiên cứu thêm về việc này nên chưa muốn giải thích chi tiết. Nói chung nhiều người cũng không đồng tình về vấn đề này.

Người ta có thể dự trữ ngoại tệ để dùng vào một việc nào đó mà bây giờ bắt người ta phải trả phí thì tôi cho là không hợp lý. Thứ hai, người ta gửi ngoại tệ mà bắt phải rút ra bằng tiền Việt thì quá vô lý bởi vì việc này vi phạm sở hữu về tiền tệ đối với các thể nhân và pháp nhân
GSTS Vũ Văn Hóa

Mặc Lâm: Nhiều người cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì ngoại tệ gửi vào để thanh toán hay rút ra để trang trải đều phải rút bằng tiền Việt Nam. Điều này sẽ gây trở ngại và nhất là doanh nghiệp nước ngòai sẽ gặp rắc rối dẫn đến những tiêu cực phát sinh trong ngành ngân hàng. GS có thêm ý kiến gì không?
GSTS Vũ Văn Hóa: Vâng, tôi cũng đồng tình với ý kiến của anh. Tôi nghĩ là những đơn vị đã gởi ngoại tệ vào, như đã nói ở trên, thì người ta đã có mục đích sử dụng riêng. Ví dụ là thể nhân thì người ta cũng có thể đi nước ngoài hoặc là gởi cho con cái người ta đi du học. Đó là một mục đích. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì việc sử dụng ngoại tệ là việc rất là thường xuyên. Do vậy, bây giờ anh gởi vào mà lại bắt rút ra bằng tiền Việt thì tôi cho là không hợp lý bởi vì như vậy thì tỉ giá anh tính tỉ giá như thế nào và cũng có lúc lên lúc xuống. Nhìn chung, lợi ích đối với các doanh nghiệp thì tôi là nó bị tác động. Do đó, việc này rất không hợp lý trong điều kiện Việt Nam và anh có thể dùng cái từ gọi là “ cưỡng chế” và như vậy có thể nói là mất cái quyền dân chủ đối với những người có tài sản ở trên đất nước Việt Nam.
clip_image004
Khách hàng đổi tiền ở ngân hàng (minh họa)
Mặc Lâm:Theo lập luận của ông Bình thì tỉ giá sẽ thay đổi hàng ngày nhằm chống lại đầu cơ đồng tiền đô la vì khi ấy không ai dám găm lại để kiếm lời. Theo GS thì đây co phải là một biện pháp cần thiết trong lúc này hay không?
GSTS Vũ Văn Hóa: Không phải là vì đầu cơ. Bây giờ người ta đã gởi vào ngân hàng thì còn đầu cơ cái gì. Người ta dùng để kinh doanh mà. Anh có thể sử dụng tiền đó của người ta bởi vì tiền trên tài khoản thì ngân hàng có quyền sử dụng như một phương tiện tín dụng để anh có thể dùng vào việc nào đó. Khi nào các chủ sở hữu của những đồng tiền đó người ta có nhu cầu thì lúc ấy ngân hàng trả về cho người ta theo số dư ban đầu. Tôi nghĩ việc đó là toàn quyền của ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào sử dụng tiền của người ta mà chúng ta ép buộc theo cách tỉ giá áp đặt. Tôi nghĩ là không nên.
Tôi cho là đồng tiền của tất cả các nước chậm phát triển trong đó có VN đều không ổn định bền vững bởi vì nó tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của đất nước ấy. Thứ nhất là về tâm lý, người ta cũng chưa tin tưởng lắm. Thứ hai, rõ ràng là tình trạng kinh tế của anh cũng không ổn định... Hai lý do đó khiến người ta chưa tin tưởng lắm bằng việc người ta tự giữ ngoại tệ
GSTS Vũ Văn Hóa
Mặc Lâm: Ông Bình cũng cho rằng biện pháp này sẽ làm cho người có đô la sẽ bất an vì cảm thấy giữ đô la không chắc chắn mà nên đổi ra tiền đồng để ký gửi. Sự thật dòng tiền ngoài xã hội có nhu cầu đúng như lập luận của ông Thống đốc này không?
GSTS Vũ Văn Hóa: Bây giờ đối với đô la hay Euro hay đồng bảng Anh thì tôi cho đấy là đồng tiền của quốc gia nhưng mà nó có vai trò quốc tế của nó và nó được đảm bảo rất là tốt. Mình cũng không thể lấy nội tệ của mình để áp đảo và bắt người ta phải tuân theo. Như vậy là mất quyền tự chủ nên phải xem lại. Nếu mà dân chúng không đồng tình với việc đó thì chính sách đó là chính sách không hợp lòng dân.
Mặc Lâm: Sự thật cho thấy là đồng tiền Việt Nam vẫn chưa mạnh như vài nước trong khu vực để có thể tự tin giao dịch ngoài thị trường. Chính sách này có làm cho thị trường tài chánh Việt Nam trở nên bất ổn hay không?
GSTS Vũ Văn Hóa: Tôi cho là đồng tiền của tất cả các nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam đều không ổn định bền vững bởi vì nó tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của đất nước ấy. Thứ nhất là về tâm lý, người ta cũng chưa tin tưởng lắm. Thứ hai, rõ ràng là tình trạng kinh tế của anh cũng không ổn định một cách vững chắc. Hai lý do đó khiến người ta chưa tin tưởng lắm bằng việc người ta tự giữ ngoại tệ. Nếu như chính sách này còn tồn tại thì tôi cho rằng lượng ngoại tệ gởi vào ngân hàng sẽ ít đi chứ không phải như hiện nay.
Mặc Lâm: Là một chuyên gia tài chánh ông có ý kiến gì cho người dân cũng như cho chính phủ về chính sách này?
GSTS Vũ Văn Hóa: Bây giờ chính sách đã như vậy thì có thể giải thích nhưng mà có thể chính phủ chưa nghe và ngân hàng chưa thực hiện. Việc này phải chờ dư luận của công luận. Chính sách này phải liên quan đến việc ngoại tệ gởi vào ngân hàng; Nó sẽ giảm đi một cách nhanh chóng thì các ông ấy mới tỉnh ra và sẽ có một chính sách khác.
Mặc Lâm: Xin cám ơn GSTS Vũ Văn Hóa.
M.L. – V.V.H.

Đơn tố cáo của LS Hà Huy Sơn về việc giam ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy trái pháp luật

Đơn tố cáo của LS Hà Huy Sơn về việc giam ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy trái pháp luật

bauxitevn10:39 PM


LS Hà Huy Sơn
28-12-2015
Dưới đây là đơn tố cáo của LS Hà Huy Sơn, là luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, gửi ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKS Nhân dân tối cao, tố cáo thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội về “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật”, theo điều 303, Bộ luật hình sự.
clip_image002

clip_image004
clip_image006
clip_image008

Ý kiến đảng viên gửi Đại hội 12 của Đảng



Kính gửi: Các đồng chí Đại biểu Đại hội

Tôi tên là: Nguyễn Hồng Thanh, sinh năm: 1931 tại tỉnh Quảng Trị.
Tham gia cách mạng năm 1945. Vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1949. Đã được nhận huy hiệu 65 tuổi Đảng.
Hiện cư trú tại: Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Kính thưa các đồng chí!
Tôi viết thư này gửi tới các đồng chí đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng một số ý kiến sau đây:
Qua dự thảo các văn kiện của Đại hội 12 của Đảng đã được công bố, cả năm nay nhân dân bàn tán về những sự kiện sắp diễn ra. Có nhiều ý kiến nói thẳng muốn đất nước tiến lên thì phải lấy lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy lại tên Đảng là Đảng Lao Động Việt Nam. Cái gì của Bác Hồ nên trả lại cho Bác Hồ. 

Trong Di Chúc của Bác Hồ, Bác đã căn dặn: Sau khi thắng Mỹ thống nhất đất nước, xây dựng lại một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Bác thường nói: “Người dân thường hay so sánh: Chế độ cũ và chế độ mới, người lãnh đạo cũ và người lãnh đạo mới, nước ta với các nước khác”… 
Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước một số nước Đông Nam Á họ thua ta… nhưng 40 năm nay, nước ta có hòa bình thống nhất, kinh tế của đất nước ta có nhiều mặt lại thua họ. Thậm chí thua cả Campuchia và Lào nữa.
Thưa các đồng chí!
Đại hội lần thứ 12 của Đảng nên từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, bỏ chủ nghĩa xã hội, lấy học thuyết Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. 
Vừa rồi có đồng chí nói Quốc hội xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo tôi, nên xây dựng pháp quyền dân chủ nhân dân.
- Pháp quyền tư bản chủ nghĩa xây dựng ngay trong lòng xã hội cũ, là sự lựa chọn lịch sử một cách tự nhiên; còn pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa hình thành trong lòng xã hội cũ, mà phải xây dựng trong một thời gian dài… theo mô hình của các Đảng Cộng sản lựa chọn. Theo lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam haychưa”.
- Vì vậy, theo pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời Stalin, những người bất đồng về đường lối đều bị cầm tù giết hại như: Zinoviev và Kamenev năm 1936, Bukharin năm 1938 và hàng loạt cán bộ cao cấp đều bị hành quyết trong cuộc Đại Thanh trừng 1936-1938.
- Rồi đến Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành Cách mạng Văn hóa, giết hại tù đày bao nhiêu đảng viên cộng sản. 
- Tình hình Việt Nam lúc đó, sức khỏe của Bác Hồ quá yếu, ít hội họp, mọi vấn đề về “xét lại” họ đều tìm cách bưng bít. Thời kỳ này chỉ có Liên Xô, Trung Quốc là đồng minh thân thiết giúp đỡ ta, chứ có ai theo một nước tư bản nào đâu, thế mà một số cán bộ cao cấp từng trải qua nhà tù Côn Đảo, Sơn La đều bị bắt, bị tù quản thúc do bị gán tội “xét lại”…
- Pháp quyền tư bản chủ nghĩa, họ chỉ lật đổ Thủ tướng, Tổng thống, chưa bao giờ họ tù đày giết nhầm hàng loạt như pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Ta nên xây dựng pháp quyền dân chủ nhân dân, đi theo đường lối Hồ Chí Minh. Nhìn lại bốn ngàn năm lịch sử, nhân dân ta chưa bao giờ hưởng được dân chủ. Tất cả trên thế giới các nước đều là nước Cộng Hòa; chỉ Việt Nam, Bác Hồ đưa ra chữ dân chủ đầu tiên: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 
Vì vậy, Bác Hồ nói: “Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế”.
Bác lại nói: “Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không đám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình.
Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.
Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị "trù" là khác”.
Trong khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ở Vĩnh Phúc rằng các ý kiến khác biệt góp ý với Đảng là “suy thoái”??? Ngay trong “19 điều cấm đảng viên không được làm”, thấy rõ thiếu dân chủ trầm trọng, nhất là điều 7 (Ðảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức Ðảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức Ðảng có thẩm quyền cho phép).
Vì vậy uy tín của Đảng chưa bao giờ thấp như hiện nay. Cho nên, từ lâu nhân dân đã có những câu nói cửa miệng:
Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta
Công trình càng lớn bao nhiêu
Cán bộ càng có nhiều nhà to lên
Cấp trên đoái đến dân làng
Đón tiếp dềnh dàng chỉ khổ dân thôi
Học Bác Hồ đến tận nơi
Xắn quần lội ruộng, nghe lời dân than
Đầy tớ thì cưỡi trăm trâu (1 ô tô = 100 con trâu)
Để chủ lạt muối, thiếu dầu chẳng lo
Rồi còn có những câu cay đắng vô cùng:
Chém cha cái kiếp làm dân
Thoát thân trâu ngựa đến phần lót lo
Lót lo cho tớ béo to
Ngồi trên lưng chủ ốm o gầy mòn
Tuy người dân phẫn nộ như vậy, nhưng tại sao họ không biểu tình để chống đối? Không phải họ sợ bị đàn áp, mà cái chính họ vô cùng yêu đất nước này. 
Nếu Đảng ta thực sự là Đảng của Bác Hồ thì phải quang minh chính đại theo lời Bác dạy. Đại hội Đảng lần thứ XII nên lấy 8 chữ vàng của Bác Hồ “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” để soi xét tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo từ tỉnh thành lên trung ương. 
Đại hội lần thứ XII cần đổi mới tổ chức. Chỉ hơn bốn triệu đảng viên (hầu hết hưu trí) mà tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương quá rườm rà. Tôi ví dụ: Quận Gò Vấp có 540 ngàn dân nhưng chỉ có hơn sáu ngàn đảng viên hầu hết là hưu trí. Ủy ban thì làm không hết việc, còn Quận ủy “hơi ít có việc để làm” nhưng lương Quận ủy lại to hơn lương Ủy ban Quận??? Tôi đề nghị nên sáp nhập Ủy ban và Quận / Huyện ủy vào làm một, Bí thư kiêm Chủ tịch, thanh kiểm tra là một, v.v. Có ông 97 tuổi nói: “Trước đây dưới thời Pháp thuộc, dân chỉ đóng hai loại thuế là thuế thân và thuế điền thổ để nuôi triều đình phong kiến và chính quyền bảo hộ. Nay dân đóng cơ man nào là thuế và nhiều sự đóng góp bất thành thuế để nuôi Đảng và Chính phủ”.
Tóm lại đất nước muốn tiến lên thì thoát ra khỏi vòng kim cô của chủ nghĩa Mác Lê-nin, xây dựng một nước Việt Nam theo đường lối của học thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là ý nguyện của toàn dân.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21/12/2015
Kính thư
Nguyễn Hồng Thanh
(Đã ký)
*ĐT: 0964.859.924

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế

bauxitevn10:36 PM


Gary Feuerberg
Phạm Nguyên Trường dịch
clip_image002
He Huaihong (bên trái), Giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh và Cheng Li, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings đang thảo luận về sự suy đồi và thức tỉnh về mặt đạo ở Trung Quốc, Brookings, ngày 6 tháng 11 (ảnh của Gary Feuerberg).

Trong cuốn sách do Brookings Press mới xuất bản gần đây, một vị giáo sư Trung Quốc, ông He Huaihong đề xuất một nền đạo đức xã hội mới cho cái xã hội mà nhiều nhà quan sát, cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, cho là đang ở trong tình trạng khủng hoảng về mặt đạo đức.
Nhà sử học, đạo đức học, phê bình xã hội, và người bảo vệ không khoan nhượng Nho giáo, giáo sư He đưa ra khuôn khổ trí tuệ nhằm định hướng hành vi của người dân và khôi phục lại nền đạo đức xã hội để Trung Quốc có thể giành được vị trí của mình trong cộng đồng các quốc gia khác mà không phải xấu hổ. Giáo sư He nói tại Viện Brookings vào ngày 06 tháng 11, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới của mình: “Đạo đức xã hội ở nước Trung Quốc đang thay đổi: Suy đồi đạo đức hay sự thức tỉnh về đạo đức?”
He Huaihong là giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh. Cuốn sách gồm 19 bài tiểu luận, trừ hai bài, đều được viết trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013.
“Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, chúng tôi gặp vấn đề khá nghiêm trọng về mặt đạo đức. Những vấn đề chính là chúng tôi thiếu niềm tin và chúng tôi thiếu tử tế”, He nói như thế, đấy là qua lời người dịch tiếng Anh.
Đặc biệt là niềm tin của nhân dân đối với các nhà lãnh đạo chính trị. “Dù chính phủ có nói gì thì dân chúng cũng không tin. Ngay cả khi họ nói sự thật thì người dân vẫn không tin”. Các đảng viên và quan chức nhà nước cũng nghi ngờ, ông nói.
“Hiện nay, ở Trung Quốc, chủ đề về suy đồi đạo đức và thiếu niềm tin không còn là những chủ đề nhạy cảm và chắc chắn không phải điều cấm kỵ về mặt chính trị nữa”, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings, người giới thiệu giáo sư He nói như thế.
Trong phần giới thiệu cuốn sách, Li đưa ra một danh sách dài những hiện tượng chứng tỏ đang có những vấn đề đạo đức nghiêm trọng: “Gian lận thương mại, gian lận thuế, lừa dối tài chính, những dự án kỹ thuật kém chất lượng và nguy hiểm, sản phẩm giả, sữa nhiễm độc, bánh mì độc, thuốc độc, và sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp trong giáo viên, bác sĩ, luật sư, các nhà sư Phật giáo, và đặc biệt là các quan chức chính phủ”. 
Giáo sư He viết rằng, tham nhũng là không chỉ giới hạn trong những quan chức cao cấp nhất. Ngay cả “trưởng thôn, thị trưởng, các nhà quản lý ngân hàng địa phương có thể có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền hối lộ. Một trưởng văn phòng huyện có thể sở hữu hàng chục ngôi nhà”. 
Giáo sư He đặc biệt lo lắng về việc xã hội Trung Quốc đang mất dần sự tử tế. Trong buổi nói chuyện, ông có nói rằng nếu người ta nhìn thấy một người già ngã, rất nhiều người sẽ không dám đỡ dậy vì sợ bị tống tiền. Họ có thể sẽ phải trả tiền viện phí. Trong cuốn sách, ông đã dẫn ra một trường hợp có thể làm người ta choáng váng: một bé gái 2 tuổi bị hai ô tô cán lên người, hàng chục người đi qua mà không ai giúp đỡ. 
“Nhiều vụ tai nạn với xe chở trẻ con lớp mẫu giáo; khi xe tải đâm vào, người qua đường không những không cứu nạn nhân mà nhảy vào hôi của”, ông viết trong bài tiểu luận thứ tám. “Trong xã hội Trung Quốc, đang xảy ra khủng hoảng đạo đức”.
“Sự thờ ơ đối với tha nhân… đang lan tràn, không quan tâm tới đời sống của con người, không quan tâm tới tục lệ xã hội và luật pháp”, He viết.
Cách mạng Văn hóa
Giáo sư He chỉ ra nhiều nguồn gốc có tính lịch sử làm cho đạo đức suy đồi, nhưng chủ yếu là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), khi đất nước rơi vào tình trạng suy đồi đạo đức tồi tệ nhất. Chiến dịch “tiêu diệt bốn cái cũ” - tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, và thói quen cũ – trên thực tế là tiêu diệt đạo đức truyền thống. 
“Nhiều cuốn sách lịch sử, nhiều hiện vật và địa điểm lịch sử bị phá hủy. Mộ của một số nhân vật lịch sử được nhân dân kính trọng bị đập phá và thậm chí đôi khi hài cốt của họ còn bị đào lên. ... Trẻ con được lệnh phải báo cáo về gia đình của mình và đôi khi thậm chí còn tham gia đánh đập người thân trong gia đình. ... Chính trị hoàn toàn thay thế đạo đức. Tiêu chí duy nhất để đánh giá về đạo đức là lòng trung thành với lãnh tụ Mao Trạch Đông”. 
Thành phần chủ chốt của Cách mạng Văn hóa là Hồng vệ binh, đỉnh điểm là trong hai năm đầu tiên 1966-1968, lúc đó “đất nước thực ra là đã lâm vào tình trạng hỗn loạn”. Hoạt động của chúng chỉ giảm từ tháng bảy năm 1968, đấy là lúc Mao đưa hầu hết Hồng vệ binh về các vùng nông thôn. He trở thành Hồng vệ binh khi vừa tròn 12 tuổi và đã chứng kiến hoạt động và bạo lực quá mức của tổ chức này. Ông nói rằng đã tìm cách lảng tránh và đóng vai quan sát viên là chính. 
Đặc điểm quan trọng nhất của Hồng vệ binh là “xu hướng bạo lực”. Một trong những khẩu hiệu yêu thích của nó là: “Khủng bố đỏ muôn năm!” Trong cuốn sách, He đã dẫn ra một trường hợp khi trở thành người sợ hãi “bạo lực bừa bãi”.
“Đạo đức đứng sau chính trị”, ông nói. Từ sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và kháng chiến chống Nhật, các giá trị được mượn từ Liên Xô và Stalin, “Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ các giá trị truyền thống và cổ xưa của mình”.
Trong vụ Hồng vệ binh, ông cho rằng chỉ một mình Mao có lỗi và đã bỏ qua vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng những lời chỉ trích Đảng Cộng sản, tuy không được nói rõ, lại nằm ngay bên dưới bề mặt. Ông nhắc đến 100 năm hỗn loạn trước khi áp dụng nền kinh tế thị trường trong 30 năm vừa qua, mà theo ông đã để lại một di sản đáng ngờ. Những lời kêu gọi về bình đẳng của thế kỷ trước phải được đưa vào nền đạo đức sẽ được tái thiết, ông nói, nhưng “lý thuyết cực đoan về đấu tranh giai cấp và triết lý về xung đột không phải là di sản mà chúng ta phải chấp nhận (trang 77)”, He viết như thế, mà đấy chính học thuyết cơ bản của Cộng sản.
Tuy không gọi tên Đảng cộng sản Trung Quốc, He cho rằng hệ tư tưởng cũ sinh ra từ lý thuyết về cách mạng, chứ không phải là lý thuyết về quản trị. “Nó bắt đầu như là món hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và ban đầu đã chú tâm vào cuộc tấn công vào truyền thống văn hóa của Trung Quốc”. He nói rằng ngay cả những lý tưởng chính trị gần đây, ví dụ như “xã hội hài hòa” cũng “luôn luôn là ý thức hệ và mâu thuẫn với thực tế của đời sống của người Trung Quốc”.
He nói rằng người Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi “thời kỳ quá độ đầy rối loạn” và mặc dù hiện nay đương là thời bình, “chúng ta phải thường xuyên cảnh giác nhằm chống lại sự trở về tình trạng hỗn loạn”. Vì vậy, cần phải xây dựng ngay một kiểu xã hội mới và “bước đầu tiên trong quá trình đó là tạo dựng nền tảng luân lý vững chắc”, ông viết.
Phê Khổng
Giáo sư He viết rằng “linh hồn” văn hóa truyền thống đã bị đánh bật gốc rễ, đấy là trong giai đoạn sau của Cách mạng văn hóa, khi những người cầm bút, từng tin tưởng Khổng giáo bắt đầu tham gia phê phán Khổng Tử.
“Trong nhân dân, Khổng Tử, Khổng giáo, những nghi thức của Nho giáo và đạo đức Nho giáo trở thành những từ ngữ rủa xả. Hiện nay [2013] vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng của việc phê Khổng và không được đánh giá thấp những tác hại mà nó gây ra đối với đạo đức xã hội”. 
Không chỉ sự cuồng tín và bạo lực của Hồng vệ binh, sự thiếu giáo dục của cả một thế hệ trong Cách mạng Văn hóa, mà đạo đức truyền thống cũng bị ảnh hưởng trong suốt 30 năm, trước khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ. “Đạo đức lại bị kinh tế và kinh tế thị trường chôn vùi một lần nữa”, giáo sư He nói. “Đó là lý do chính làm cho chúng tôi gặp phải những vấn đề đạo đức như hiện nay”, ông nói ở Brookings.
Khuôn khổ mới của đạo đức xã hội
Giáo sư He cố gắng kết hợp nền đạo đức cũ, từng được sử dụng trong suốt 3.000 năm, với thời hiện đại. Ông dẫn người đọc bài tiểu luận đầu tiên, “Những nguyên tắc mới: Hướng tới khuôn khổ mới của đạo đức xã hội ở Trung Quốc”, thông qua một khóa học ngắn về Nho giáo.
Khởi đầu là Mạnh Tử, học trò nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của Khổng Tử. Mạnh Tử tin vào lòng tốt bẩm sinh của con người. “Mọi người đều có lòng từ bi”, He trích dẫn lời của Mạnh Tử.
Giáo sư He coi những “tính tốt không đổi” từ thời cổ đại và chỉ ra rằng những đức tính đó có thể được áp dụng cho thời kỳ hiện đại: nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín. Năm đức đó vẫn còn giá trị, chỉ cần giải thích theo lối mới mà thôi, ông viết.
Ví dụ, lòng nhân có thể được coi là nguồn gốc của toàn bộ đạo đức. Khi lòng từ bi bị những yếu tố bên ngoài làm suy giảm thì nó không còn là động cơ cho hành vi nữa, như được thể hiện trong ở sự vô tâm trong những thí dụ được nói tới bên trên. Lễ là tỏ ra lịch sự. “Tự kiềm chế là một điều kiện tiên quyết cho lễ”, và cũng có nghĩa là hạn chế những ham muốn của chúng ta, đặc biệt là ham muốn vật chất của chúng ta, He nói. Trí là về công nhận những điều đúng đắn và có “ý trí và trí tuệ là để đánh giá về mặt đạo đức ... trí còn để tìm ra sự cân bằng và tìm trung đạo”.
Một trong những tư tưởng của Nho giáo là “chính danh”. Giáo sư He nói rằng ý thức hệ chính trị không phù hợp với thực tế xã hội. “Ở đâu cũng đầy những lời sáo rỗng”, ông viết. Niềm tin trong xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và nhân dân, đã không còn, tạo ra khủng hoảng lòng tin. Giáo sư He nói rằng người Trung Quốc “đang thường xuyên gặp phải sự giả dối; chúng ta đang quen với nó”.
Ví dụ, chính quyền gọi các “quan chức” là “đầy tớ của nhân dân”, tạo ra sự bất tương thích giữa danh và thực. Các quan chức sử dụng quyền hạn một cách vô trách nhiệm và phi đạo đức, dẫn tới “sự tức giận và lòng hận thù chưa từng có đối với các quan chức đó”. Cách chữa trị: “Hãy để các quan chức là quan chức” và sửa lại tên gọi, một cách chính thức.
Nền đạo đức mới khác đạo đức cũ ở điểm quan trọng. Quan hệ cũ giữa kẻ cai trị và người bị trị có nghĩa là đưa ra những hướng dẫn cho người bị trị và người bị trị có trách nhiệm trước kẻ cai trị. Hiện nay, ngược lại, người cai trị phải làm tròn bổn phận của mình trước những người có địa vị thấp và chịu trách nhiệm trước các “công dân”. Các chính khách “phải coi nhân dân là ông chủ cao nhất của mình”, He viết. He coi đây là sự thay đổi lớn nhất giữa nền đạo đức cũ và mới. Ông nghĩ rằng với tình hình hiện nay ở Trung Quốc, trở thành chế độ dân chủ và pháp quyền là con đường khó khăn và lâu dài, nhưng đó là hướng đi của lịch sử Trung Quốc.
G.F. 

Giới trẻ Philippines ra đảo biểu tình chống Trung Quốc

Giới trẻ Philippines ra đảo biểu tình chống Trung Quốc

bauxitevn10:34 PM


clip_image002
Người Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại khu tài chính của thành phố Makati, phía đông Manila, ngày 12/11/2015.

Một nhóm tình nguyện viên trẻ Philippines có sáng kiến tổ chức biểu tình tại nhóm đảo Kalayaan (thuộc quần đảo Trường Sa) mà Philippines tuyên bố chủ quyền
Khoảng 50 người trẻ Philippines, chủ yếu là sinh viên học sinh, đang cắm trại biểu tình trên một hòn đảo ở Biển Đông phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại đây.
Lực lượng Võ trang Philippines hôm 28/12 loan báo sẽ giám sát và hỗ trợ cho nhóm biểu tình trên đảo Pagasa thuộc quần đảo Trường Sa.
Người phát ngôn của Lực lượng Võ trang, Restituto Padilla, tuyên bố: "Chúng tôi cầu mong họ được bình an và sẽ tiếp tục dõi sát theo các hành động của họ để có thể cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất".
Nhóm lấy tên là ‘Kalayaan Atiin Ito’ do một cựu tư lệnh hải quân dẫn đầu tới đảo này hôm thứ Bảy. Họ gọi đây là cuộc hành trình ‘yêu nước’ và là một hành động biểu tượng chống lại việc Trung Quốc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.
Manila không ủng hộ động thái này vì những lý do về an ninh và an toàn, nhưng phát ngôn nhân của Tổng thống Benigno Aquino hôm 27/12 cho hay chính phủ công nhận tinh thần yêu nước của những người trẻ biểu tình và sẽ hỗ trợ họ khi cần.
Trung Quốc nhận chủ quyền hầu hết Biển Đông, châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình từ các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong đó có Việt Nam và Philippines.
Khác với Philippines, các cuộc xuống đường chống Trung Quốc tại Việt Nam thường nhanh chóng bị đập tan bằng võ lực, làm dâng cao bất bình về chính sách của Hà Nội trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ và khiến tinh thần bài Trung trong lòng người Việt ngày càng sôi sục.
Theo IBTimes, Inquirer.
Nguồn: 

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Những đảng viên CSVN - họ đã làm điều đó như thế nào?

Những đảng viên CSVN - họ đã làm điều đó như thế nào?

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)Sun 9:48 PM


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Chắc chúng ta, những ai thường xem TV ít ra thì cũng hơn một lần biết đến cái tựa tiếng Anh “How do they do it?” (Họ đã làm điều đó như thế nào?) một chương trình trên kênh nước ngoài nói về những công việc, thành tựu rất ngoạn mục mà không phải ai cũng làm được. Ngày 21/12/2015 tại Hà Nội tòa án mở phiên xét xử 18 bị can (hầu hết là đảng viên CSVN) của ngân hàng Agribank mà hành vi cấu thành tội phạm của họ cũng “ngoạn mục” thuộc loại không phải ai cũng làm được, khiến người ta phải đặt câu hỏi: “Họ đã làm điều đó như thế nào”?.

Nói rằng “không phải ai cũng làm được” là vì trong cõi đời này không ai lại mang một số tiền rất lớn đem giao như biếu tặng cho “người khác” để người khác ấy ngắt ra một chút tiền (rất nhỏ) trong số tiền khá lớn đó tặng ngược lại cho mình! Điều mà ngay cả một người chưa từng cắp sách đến trường hay trẻ lên 5 cũng không thể nghĩ ra. Vậy mà tất cả họ 18 con người có bằng cấp văn hóa chuyên môn nghiệp vụ là những đảng viên CSVN lại rất vô tư tự tin cấu kết cùng nhau thực hiện điều vô lý ấy, dù trong số họ không ai bị bệnh “tâm thần”. 

Cả nước điều biết, Agribank (Ngân hàng phát triển Nông Nghiệp) là một (nếu không muốn là hàng đầu) ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Kiểm toán 2014 tổng tài sản là 797.959.371 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 742.473 tỷ đồng (1) (So sánh tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2014 là 814.001 nghìn tỷ đồng).

Nhưng Agribank lại là ngân hàng có nhiều cán bộ, nhân viên ra tòa nhận án tù nhiều nhất với hàng loạt sai phạm trong kinh doanh tiền tệ, trong đó có nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ mất vốn rất lớn, đã xử lý kỷ luật 158 cán bộ, trong đó cách chức 16 giám đốc (Thanh tra Chính phủ).

Hiện nay Agribank trở nên yếu thế trên thị trường tài chính ngân hàng. Theo Petrotimes, “Agribank đang có tỷ lệ nợ xấu (khó thu hồi) cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước”. Trên số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14% trên tổng dư nợ 607.242 tỷ đồng, đây là một con số không hề nhỏ. Phần lớn hậu quả này xảy ra trong quãng thời gian điều hành yếu kém của TGĐ/Phạm Thanh Tân. (bbc.com)

Như hệ lụy từ “nhân quả” - ngày 21/12/2015 tại Hà Nội, bị cáo buộc “thu lợi bất chính” (!?) làm thất thoát hơn 2500 tỷ đồng không còn khả năng thu hồi, TGĐ Agribank Phạm Thanh Tân và 17 đồng phạm ra đứng trước vành móng ngựa tòa án để từng người một trả lời “mình đã làm điều đó như thế nào”? 

“Chân dung” Phạm Thanh Tân - Tổng giám đốc ngân hàng lớn nhất Việt Nam: 
Agribank. (VKS đề nghị với bị cáo Tân là từ 20-22 năm tù, tịch thu 310.000USD)

Cặp đôi “đào, kép giang hồ” Bị cáo Phạm Thị Bích Lương 
(giám đốc Agribank Nam Hà Nội) và Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân.
(VKS đề nghị Phạm Thị Bích Lương 30 năm tù, 
tịch thu 1 tỷ đồng 1 xe ô tô Bentley tài sản hưởng lợi bất chính.)

Đây là một đại án với 18 can phạm, cáo trạng công tố rất dài. 

Tóm tắt vụ án: Nhiều đối tượng người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa phô trương là nhà đầu tư lớn có tiềm năng nhưng chính xác lại là những kẻ lừa đảo quốc tế chuyên nghiệp. Vụ Ahmed El Fehdi cùng đồng bọn vào Việt Nam thành lập công ty liên doanh với công ty Việt Nam để lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một điển hình.

Tháng 6/2007, Ahmed El Fehdi (SN: 30/6/1948), có 2 quốc tịch: Canada, Ma Rốc, địa chỉ: 7485 Chaster, số 6, Montreal, HV4 AN4, Canada, hộ chiếu số: JU 587110 do Canada cấp ngày 28/9/2005; số chứng minh C93379, hộ chiếu W 157953 do Vương quốc Marốc cấp là đại diện công ty Corps Sage, Canada, bà Phạm Ngọc Liễu là Việt kiều Pháp, bà Nguyễn Thị Tự - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thành phố Ninh Bình thành lập công ty cổ phần Enzo Việt. Ban quản lý khu công nghiệp Ninh Bình cấp giấy chứng nhận cho công ty để xây dựng nhà máy dệt, nhuộm, may ở Lô C1, Cụm công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD. Trước đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Enzo Việt đã được Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 4/2006 cho dự án kinh doanh may mặc 100% vốn nước ngoài tại khu công nghiệp Đại An, Hải Dương.

Ahmed El Fehdi (quốc tịch Ma rốc) - Đối tượng đầu sỏ, đã bỏ trốn. 

Trên thực tế, Ahmed El Fehdi không có động thái nào để triển khai dự án mà chỉ liên doanh với công ty cổ phần may II Hải Dương Việt Nam tìm cách vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Dương theo hồ sư dự án để mua vải, thuê gia công rồi xuất bán quần áo ra nước ngoài. Sau đó, công ty cổ phần may II Hải Dương xét thấy kế hoạch không đủ sức thuyết phục đã có quyết định chấm dứt liên doanh. Ahmed El Fehdi bị đình chỉ hoạt động tại Hải Dương, Y đã về Ninh Bình liên doanh với bà Nguyễn Thị Tự lập ra Công ty cổ phần Enzo (lần thứ 2). 

Trong quá trình hợp tác bà Nguyễn Thị Tự phát hiện và có đơn tố cáo Ahmed El Fehdi có hành vi gian lận, nâng khống giá trị hợp đồng nhập khẩu 59 máy dệt kim của nhà cung cấp Mayer and Cie. Năm 2008, cơ quan điều tra công an ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại công ty cổ phần Enzo Việt. Thông qua kênh Interpol Việt Nam đã phối hợp với cảnh sát nước ngoài xác minh được Ahmed El Fehdi đã nâng khống giá trị hợp đồng nhập khẩu thiết bị từ 2,1 triệu Euro lên 3,3 triệu Euro để biến phần chênh lệch thành vốn góp của mình trong công ty. Để thực hiện được việc này, đối tượng Ahmed El Fehdi đã sử dụng xác nhận giả của ngân hàng nước ngoài và hợp đồng giả để chứng minh phần góp vốn của mình tại công ty. Ahmed El Fehdi sau đó đã không đến trình diện theo lệnh của cơ quan điều tra Việt Nam và đã trốn khỏi Việt Nam.

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra cũng đã xác định được Công ty Corps Sage của Ahmed El Fehdi tại Canada đã chấm dứt hoạt động, giấy phép vô hiệu vì hết hạn. Qua xác minh được biết công ty này không còn tồn tại và đã biến mất từ 10/6/2004. Nhưng năm 2006, Ahmed El Fehdi vẫn vào Việt Nam với hồ sơ pháp nhân thuộc Công ty Corps Sage ủy quyền.

Và năm 2011 Ahmed El Fehdi tiếp tục vạch ra trò lừa đảo mới tại Việt Nam một lần nữa. Ahmed El Fehdi và các cổ đông khác đã thành lập công ty liên doanh Lifepro Việt Nam (Lifepro Vietnam Joint Venture). Phía Việt Nam là ông Lê Minh Hiếu, Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Lifepro Việt Nam và đại diện Cty Interserco để đầu tư vào dự án Lux Fashion tại khu Công nghiệp Gián Khẩu, Ninh Bình, Việt Nam. Với tư cách pháp nhân chủ tịch hội đồng quản trị, Ahmed El Fehdi đứng ra làm hồ sơ vay 70 triệu USD (hơn 1.464 tỷ đồng). của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội -Tổng cộng là 150 triệu USD (bao gồm cả phần nợ 41,35 triệu USD, đã cho Cty Enzo Việt Nam - chủ đầu tư trước của dự án này vay). (2) 

Sau đó Ahmed El Fehdi lập thủ tục chuyển 70 triệu USD vay này qua ngân hàng xác nhận credit Suisse AG - Agency Zurich để ngân hàng này chuyển đến ngân hàng của người thụ hưởng là công ty FGF Industry Sarl có địa chỉ tại quốc gia Tuynisie. Số tiền này được công ty liên doanh Lifepro Việt Nam giải trình là để mua 6 thương hiệu thời trang nổi tiếng của Công ty FGF Industry Sarl SPA tại Italia (hồ sơ này giả mạo) dù 70 triệu usd được chuyển đi nhưng cho đến nay 06 thương hiệu thời trang này không thấy đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

Năm 2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Thị Bích Lương – Giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội để điều tra việc cho vay vốn dự án do Ahmed El Fehdi làm chủ đầu tư, chiếm đoạt của ngân hàng Agribank 150 triệu USD. 

Ngày 23/5/2013, Ban tổng thư ký Interpol đã ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với 3 can phạm lừa đảo: Ahmed El Fehdi, Driss Bouchama và El Fehdi Bouker. Cảnh sát Việt Nam đã đề nghị truy nã quốc tế tới tất cả Interpol các nước thành viên để phối hợp truy tìm, bắt giữ và dẫn độ các đối tượng về Việt Nam, đồng thời phối hợp với cảnh sát Canada truy tìm đối tượng tại Canada.

Interpol đã ban hành lệnh truy nã quốc tế 3 can phạm lừa đảo: 
Ahmed El Fehdi, Driss Bouchama và El Fehdi Bouker.

Không chuyên sâu nghiệp vụ “tín dụng” ngân hàng, không quan tâm về các tranh luận tại tòa, nhưng có lẽ chúng ta củng phải tự hỏi, với số ngoại tệ cho vay quá lớn (70 triệu USD) như thế thì những động tác cơ bản nhất của Ngân Hàng Agribank sao không thực hiện để bước đầu thẩm định được độ xác tín, mức tin cậy của đối tác xin vay trước khi đi vào xem xét chi tiết hồ sơ giải ngân: 

1) - Tại sao Agribank không xác minh nhân thân danh tánh con người Ahmed El Fehdi và thương hiệu công ty Corps Sage tại Canada và tại Bộ CA Việt Nam (nơi mà 4 năm trước Ahmed El Fehdi vi phạm pháp luật VN đã có lệnh trình diện cơ quan CA/VN nhưng trốn khỏi Việt Nam)?. 

2) - Tại sao Ngân Hàng Agribank không xác minh nơi trụ sở chính Công ty FGF Industry Sarl SPA tại Italia là sở hữu chủ 6 thương hiệu thời trang mà Ahmed El Fehdi (giả mạo) kê khai vào hồ sơ xin thế chấp để vay 70 triệu USD? (khi mà thời điểm năm 2012 thông qua mạng điện tử 2 việc này là rất đơn giản). Nếu làm đúng nguyên tắc thẩm định này trong “tín dụng” thì chắc chắn 100% việc bốc hơi 70 triệu usd sẽ không bao giờ xảy ra.

Ngày 21/12 tại phiên xét xử cựu Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân cùng đồng phạm tại TAND TP Hà Nội, cựu Phó giám đốc chi nhánh Agribank Nam Hà Nội thừa nhận chỉ thẩm định kết quả dự án trên giấy tờ của đối tác xin vay kê khai, mà hoàn toàn không xác minh thực tế. Nhóm các bị cáo trong tổ thẩm định cũng thừa nhận, việc ký duyệt theo chỉ đạo trên những hồ sơ tài liệu đã được chuẩn bị sẳn trước đó. (vnexpress.net)

Đến nỗi, khóc trước vành móng ngựa, bà Trương Thị Út (48 tuổi, nguyên phó phòng tín dụng Agribank Nam Hà Nội) khai: “Giám đốc (Phạm Thị Bích Lương) chỉ đạo cho tôi giải ngân cho Công ty cổ phần Enzo Việt vay 70 triệu USD. Cô ấy chỉ đạo qua điện thoại vì đang đi công tác. Tôi không đồng ý giải ngân vì hồ sơ thiếu báo cáo thẩm định và thiếu nhiều văn bản chứng từ khác, Tôi đã báo cáo rõ nhưng giám đốc Phạm Thị Bích Lương vẫn chỉ đạo cho tôi giải ngân. Giám đốc còn nhắn tin vào điện thoại của tôi “cứ cho giải ngân, Em (Phạm Thị Bích Lương) chịu trách nhiệm hoàn toàn”.(tuoitre.vn)

Có một chi tiết rất buồn cười - Ngoài 6 thương hiệu thời trang “vịt trời” thì một số tài sản thế chấp khác mà Ahmed El Fehdi kê khai kèm theo cho “thuyết phục” nhưng đó lại là tài sản hình thành từ nguồn vay trước (41 triệu USD) cũng của Agribank mà Ahmed El Fehdi đã vay nhưng chưa trả được? Có nghĩa: Ahmed El Fehdi đã dùng chính đồng tiền vay của Agribank trước đó (lần 1) thế chấp để vay thêm tiền (lần 2) của Agribank (dù 41 triệu USD là mức hạn định tối đa mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam của Ahmed El Fehdi có thể vay). Để rồi sau đó nhà máy này đóng cửa. Ahmed El Fehdi là Tổng giám đốc biến mất cùng bộ sậu người nước ngoài.

Tại cơ quan điều tra, Phạm Thị Bích Lương (giám đốc Agribank Nam Hà Nội) và Chử Thị Kim Hiền (phó giám đốc) khai báo, Hiền thừa nhận cầm khoản tiền 900 ngàn USD từ đối tác nước ngoài để “chia chác”. Trong đó, Phạm Thanh Tân Tổng giám đốc Agribank được chia 310.000 USD, bị can Phạm Thị Bích Lương 1,2 tỷ đồng liên quan đến chiếc xe ô tô nhãn hiệu Bentley trị giá gần 3,5 tỷ đồng, bị cáo Phạm Thị Bích Lương cho biết là nhờ Ahmed El Fehdi (Thủ phạm chính bỏ trốn) tổng giám đốc Công ty LD Lifepro VN mua số tiền còn lại được chia cho nhiều người từ cấp thành viên HĐQT cho đến cán bộ, từ 5.000 USD – 100.000 USD. VOV.VN

Tổng kết lại, mọi chuyện dường như đả rỏ như ban ngày dưới mắt báo chí công luận nhân dân - Vì 900 ngàn USD hối lộ của đối tượng nước ngoài mà các can phạm đã bỏ qua tất cả các nguyên tắc nghiệp vụ, gây thất thoát rất lớn nguồn tiền từ mồ hôi nước mắt toàn dân. Nhưng 5 ngày sau khi xét xử Viện KSND TP. Hà Nội đề nghị hình phạt như sau: 

Sáng 25-12, Viện KSND TP.Hà Nội, đã đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm Thanh Tân (60 tuổi, nguyên tổng giám đốc Agribank) từ 12-13 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 8-9 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt VKS đề nghị với bị cáo Tân là từ 20-22 năm tù, đồng thời tuyên tịch thu 310.000USD tiền đã thu lợi bất chính của bị cáo.

Phạm Thị Bích Lương (47 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Nam Hà Nội) từ 19-20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và 14-15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Lương là 30 năm tù. Tịch thu 1 tỷ đồng đã hưởng lợi bất chính, tịch thu 1 xe ô tô bentley để trả cho Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.

Nghe đề nghị của mấy “ngài” đại diện Viện KSND/TP/Hà Nội khiến người ta nhớ tới lời Bà Ngô Bá Thành (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật QH- Phó Chủ tịch Hội Luật Gia VN) “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng toàn luật rừng”

Bởi vì định nghĩa của “Hối Lộ” tiếng Anh (Bribery), dân gian Việt Nam thường gọi “đút lót” là hành vi đưa tiền hoặc vật phẩm có giá trị khiến cho người nhận cảm thấy hài lòng, để mong muốn người nhận giúp đỡ mình thực hiện hành vi trái pháp luật, mục đích của hối lộ là cùng mang lại lợi ích giữa hai bên (người đưa, người nhận) quan hệ hối lộ giá trị càng cao thì mức độ tương tác gây hại cho pháp luật càng lớn.

Mà trong phần luận tội nghị án của cả 2 can phạm chính - Viện KSND/Hà Nội đều đề cập và đề nghị:

1) - Tuyên tịch thu 310.000USD tiền đã thu lợi bất chính của bị cáo Phạm Thanh Tân nguyên TGĐ/Agribank. 2)- Tuyên tịch thu 1 tỷ đồng đã hưởng lợi bất chính, tịch thu 1 xe ô tô bentley đã thu lợi bất chính của bị cáo Phạm Thị Bích Lương nguyên GĐ/Agribank Nam Hà Nội, mà lý do “thu lợi bất chính” này là gì nếu không phải là nhận “hối lộ”? Mà cả 2 can phạm này đều bị ràng buộc trong khung Pháp Luật qui định: 

Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Điều 279. Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS sửa đổi năm 2009 quy định) :

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

Tổng hình phạt của cả 2 can phạm này (tối thiểu, có chiếu cố) củng phải là: “tù chung thân hoặc tử hình”. Việc hoán đổi tội “nhận hối lộ” sang tội “thu lợi bất chính” không khác gì một hành vi “sống sượng” như đi “Toilet” lên Pháp Luật, hoàn toàn không đúng tội đúng người.

“Pháp bất vị thân” - Mới đây - 25/12/2015 CT/Nước Trương Tấn Sang phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2016 của VKSNDTC tại TP.HCM. ông này nói Viện kiểm sát phải đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luât.

- Ngày 17.6.2015, Quốc hội thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Đại biểu Quốc hội Đặng Công Lý cho rằng tòa án & Viện Kiểm sát truy tố, khởi tố, điều tra, xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,

- Ngày 10/4/2015, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình phát biểu tại phiên họp UBTV/QH: Trong tố tụng hình sự phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Tất cả 3 “VIP” này đều nói: phải đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nếu không thì nhân dân lại phải hỏi: Cơ quan Pháp Luật và các can phạm, tất cả: “Những đảng viên CSVN-họ đã làm điều đó như thế nào”?

27/12/2015


___________________________________________

Chú Thích:

Đại hội 12 sắp tới của Đảng Cộng Sản có gì đặc biệt?

Đại hội 12 sắp tới của Đảng Cộng Sản có gì đặc biệt?

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)5:43 AM


Trần Quang Thành (Danlambao) - Lời giới thiệu: Còn không đầy một tháng nữa, vào ngày 21/12/2016, Đại hội 12 của ĐCSVN sẽ chính thức khai mạc. Đây là Đại hội khó khăn nhất trong lịch sử của Đảng Cộng Sản vì họ không còn đồng thuận trên một lý tưởng chung và chia rẽ nội bộ đã đạt tới cực điểm. Dự thảo báo cáo chính trị đã chỉ hoàn tất cuối tháng 9 và cũng không chứa đựng một dự án chính trị nào dù đúng hay sai. Cố gắng duy nhất của Đảng Cộng Sản chỉ là giải quyết những xung đột tranh giành quyền lợi.

Từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành.

Mời quí vị cùng nghe


*
Trần Quang Thành: Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng.

Nguyễn Gia Kiểng: Xin chào ông Trần Quang Thành.

TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc Hội nghị trung ương 13 khóa XI. Và họ cũng đã quyết định triệu tập Đại hội lần thứ mười hai chính thức khai mạc vào ngày 21 và kết thúc vào ngày 28/1/2016.

Nhưng trước khi đi vào thảo luận sự kiện này chúng tôi muốn trao đổi với ông một vấn đề rất thời sự hiện nay, rất đáng quan tâm hiện nay, là việc nhà nước cộng sản Việt Nam vừa bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?

NGK: Trước hết xin cảm ơn ông về câu hỏi đã cho tôi một cơ hội để chia sẻ nỗi đau và sự phẫn nộ với Khánh, vợ Đài mà tôi biết, với gia đình Đài, với Hội Anh Em Dân Chủ và với mọi người dân chủ Việt Nam.

Tôi biết Khánh là một con người rất vững vàng. Tôi xin kể một câu chuyện: Năm 2007, ít lâu sau khi Đài bị bắt lần đầu tôi có gọi về thăm Khánh. Mục đích của tôi lúc đó là để động viên Khánh. Nhưng điều rất đáng ngạc nhiên là chính tôi được động viên. Chính Khánh động viên tôi. Tôi định chia sẻ với Khánh, an ủi một người vợ một tù nhân chính trị, nhưng trái lại Khánh lại động viên tôi nên tin tưởng vào hồng ân Thiên Chúa! Tôi đã gặp một nhà truyền giáo sốt sắng. Tôi nghĩ rằng đức tin tôn giáo sẽ đem lại cho Khánh sức mạnh để trải qua thử thách này.

Hôm nay các tín đồ Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới đang hân hoan mừng lễ Giáng Sinh. Đây cũng là một cơ hội để tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ và khâm phục đối với sự dũng cảm của anh em Công Giáo và Tin Lành. Tôi đặc biệt khâm phục sự dũng cảm của anh em thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, Giáo xứ Thái Hà và Giáo phận Vinh. Giáng Sinh không chỉ là một lễ lớn đối với người Thiên Chúa giáo mà đối với cả thế giới. Bởi vì sự ra đời của Giê-su Ki-tô đã là một thông điệp của tình yêu và lẽ phải. Ngày hôm nay chúng ta có rất nhiều anh chị em ở trong nước đang gặp phải hoàn cảnh rất gian truân, đang bị mắc nạn vì đã đấu tranh cho dân chủ. Trong giờ phút này nhiều người đang đón Giáng Sinh trong nhà tù. Đối với anh em đó, tôi xin trích dẫn để tặng họ, dù họ có phải là người Công giáo, hay người Tin lành hay Phật giáo, hay theo một tôn giáo khác hay là không có tôn giáo một câu nói của Giê-su Ki-tô trong một bài giảng ở trên núi. Câu nói đó như thế này: "Ai chịu khổ sở vì lẽ phải là có phúc thật vì Nước Trời là của họ". Tôi muốn anh chị em này hiểu răng là họ có phúc thật vì họ đang tranh đấu cho lẽ phải. Họ rất cao cả. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam mang ơn họ.

Nhưng tôi cũng xin phép nói một điều về vụ bắt anh Đài. Họ nhân danh điều 88 của bộ luật Hình Sự. Chúng ta phải khẳng định rằng điều 88 này không phải là luật bởi vì nó vô đạo. Nó không có giá trị luật pháp. Điều 88 này tự nó đã là một sự vi rất phạm trắng trợn luật Nhân Quyền Quốc Tế; nó là một dụng cụ đàn áp cho phép chính quyền cộng sản Việt Nam bắt giam và bỏ tù tùy tiện bất cứ ai. Nhưng chúng ta phải giữ vững niềm tin. Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản không thể tiếp tục như thế này mãi được. Bởi vì thế giới đã thay đổi, bởi vì bối cảnh trong vùng đã thay đổi, bởi vì tâm lý xã hội Việt Nam đã thay đổi. Hiện nay Myanmar vừa trở thành một nước dân chủ và ngay cả chế độ hung bạo lớn nhất trong vùng Đông Nam Á là Trung Quốc cũng đã phải nhượng bộ. Chúng ta thấy trong vụ xử luật sư nhân quyền Phổ Chí Cường Trung Quốc đả không dám tuyên án nặng, chỉ xử ba năm tù treo mà thôi. Tôi nghĩ rằng những người cộng sản Việt Nam sẽ tiếc vì đã bắt Đài và tiếc vì đã bắt những người khác, họ không thể tiếp tục thách thức lương tâm thế giới.

TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,

Bây giờ trở lại cuộc bàn thảo của chúng ta về Đại hội lần thứ mười hai Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khai mạc chính thức vào ngày 21/1/2016, tức là còn khoảng gần một tháng nữa. Trước khi đi vào nội dung chính ông thấy có những điểm gì đáng quan tâm?

NGK: Điểm thứ nhất đáng được quan tâm và nhận diện là Đại hội này nó khác hẳn so với các đại hội trước, đó là nó có một mục tiêu quan trọng là đưa bản Hiến pháp năm 2013 vào thực tế. Bản hiến pháp này đã ban hành và trên nguyên tắc đã có giá trị thi hành từ đầu năm 2013 nhưng cho đến nay vẫn chưa được áp dụng. Theo bản Hiến pháp này Đảng Cộng sản Việt Nam rập khuôn theo chế độ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nghĩa là tổng bí thư sẽ là Chủ tịch nước và nắm trọn quyền hành. Nói một cách khác với Hiến pháp 2013, Đảng Cộng Sản muốn thể chế hóa sự lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Đặc tính chính của sự chuyển hóa này là chuyển hóa từ từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Đó là một bắt buộc bởi vì đảng cộng sản không còn thực chất nữa. Sau khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, họ không còn có lý tưởng chung và những mục tiêu chung. 

Họ có thành công trong sự chuyển hóa này hay không là một vấn đề khác. Tôi nghĩ có nhiều triển vọng là họ sẽ không thành công, như chúng ta sẽ nói trong phần sau.

Điểm đáng chú ý thứ hai là đại hội này phơi bày sự lúng túng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hai tài liệu là Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội chỉ được công bố vào tháng 9 nghĩa là trễ hơn 6 tháng so với các đại hội trước. Điều này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam không còn đồng thuận. Hai văn kiện của họ là hai văn kiện rỗng nghĩa, họ không còn đồng ý với nhau trên một quan điểm nào, chúng ta không nhìn thấy một định hướng nào. Vào giờ này tất cả những cố gắng của Đảng Cộng sản chỉ dồn vào việc giải quyết những xung đột cá nhân để chỉ định nhân sự lãnh đạo của Đảng.

Điểm chú ý thư ba là sự ly dị dứt khoát của xã hội Việt Nam với Đảng Cộng Sản. Trước đây trước mội đại hội đảng chúng ta vẫn thấy có hàng trăm nghìn ý kiến góp ý với Cương lĩnh của Đảng. Cũng có rất nhiều thư ngỏ, kiến nghị với hàng trăm, hàng ngàn người ký. Lần này chúng ta thấy tuyệt nhiên không có đóng góp nào ngoài một vài đả kích, một vài phê phán. Cũng có một thư kiến nghị của 127 nhân sĩ và trí thức ký tên. Nhưng đó là kiến nghị duy nhất và được công bố trong sự lãnh đạm tuyệt đối của dư luận. Điều này chứng tỏ nhân dân Việt Nam đã nhận diện Đảng Cộng sản như là một lực lượng chiếm đóng và họ thấy không có gì để nói với nó cả, trừ trường hợp Đảng Cộng Sản công khai tuyên bố chấp nhận chấm dứt chế độ độc tài toàn trị.

TQT: Cách đây ít lâu họ có đưa ra Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội, coi đây là Cương lĩnh chính trị của Đại hội Đảng lần thứ mười hai. Ông có đọc các tài liệu đó không và so sánh với các bản đưa ra trong các đại hội trước có gì mới không thưa ông?

NGK: Tôi có đọc. Hai tài liệu này dài hơn 60.000 chữ. Nó có chiều dài của một cuốn sách, nhưng nó không nói lên một nhận định lớn nào cả. Toàn bộ cương lĩnh có thể tóm tắt đầy đủ trong một câu: "Chúng tôi đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt, trên tất cả mọi phương diện; chúng tôi kém cả về mặt tư tưởng chính trị lẫn đạo đức; chúng tôi vừa tham nhũng, vừa bất tài. Nhưng chúng tôi kiên quyết giữ độc quyền lãnh đạo đất nước trong thời gian vô hạn định!?"

Những điều đáng nói không phải là những gì cương lĩnh này nói ra mà là những gì mà nó không giấu được và đã để lộ ra cho người đọc biết. Bởi vì không thể nào viết một tài liệu dài hơn 60.000 chữ mà không nói gì cả. Do đó vẫn phải để lộ một cái gì đó.

Tôi lấy thí dụ một điểm đáng chú ý. Họ nói là sở dĩ họ không đạt được những mục tiêu đưa ra trong Đại hôi XI vì Đại hội XI đã tiên liệu sai về biến chuyển của thế giới. Theo Đại hội XI thì sau năm 2010 kinh tế thế giới sẽ phục hồi, bối cảnh kinh tế thế giới sẽ thuận lợi. Điều này phải nói là rất khó tưởng tượng bởi vì đại hội họp đầu năm 2011. Làm sao đầu năm 2011 mà có thể không thấy rằng cuộc khủng hoảng sẽ còn kéo dài? Làm sao có thể dự liệu bối cảnh kinh tế sẽ thuận lợi ngay lập tức bởi vì kinh tế thế giới sẽ phục hồi. Làm sao có thể dự liệu một cách sai lầm quá đáng đến như vậy? Điều này chứng tỏ hoặc là chế độ không có những chuyên gia đúng nghĩa hoặc là không biết nghe lời các chuyên gia. 

Một điều khác nữa mà tài liệu ấy tiết lộ là điều mà chúng ta cũng đã thấy. Đó là không có một mục tiêu nào đề ra mà đạt được cả, dù là mục tiêu kinh tế, tài chính, giáo dục xa hội, y tế hay là về an ninh, quốc phòng. Tất cả mọi mục tiêu đều không đạt được. Trong 5 năm qua Đảng Cộng sản đã hoàn toàn thất bại.

TQT: Họ đã cãi nhau rất nhiều điều nhưng hình như họ có thống nhất với nhau một điều là họ cho rằng đã thành công ngăn chặn lạm phát. Theo ông đó là sự thật hay giả dối?

NGK: Lạm phát có vẻ đã được ổn định ở mức chung quanh 5%. Thế nhưng mà đây là một mối nguy lớn, rất lớn, cho chế độ chứ không phải là một thành tích. Chính quyền cộng sản đã vay để giữ cho giá cả được ổn định và để che giấu sự suy sụp kinh tế. Hậu quả của nó là khối nợ công càng ngày nó càng phình ra. Bây giò nó đã đạt một mức nguy hiểm. Nợ công không phải ở mức 65% tổng sản lượng quốc gia GDP như người ta nói đâu. Đó chỉ là nợ chính phủ thôi. Nợ công phải kể nợ của chính phủ, nợ của các chính quyền địa phương, nợ của các xí nghiệp quốc doanh và các khoản nợ của các ngân hàng, các công ty mà nhà nước đứng ra bảo lãnh. Nếu tính chính xác như vậy thì nợ công có thể đã đạt tới trên 200% GDP, nghĩa là trên 200% tổng sản lượng quốc gia, chứ không phải là 65% như chính quyền nói. Vào năm 2015 này nhà nước dự trù sẽ phải trả nợ 13 tỷ đô-la Mỹ. Sang năm 2016 số tiền cần có để trả nợ mỗi năm sẽ lên đến 18 tỷ đô-la Mỹ, nghĩa là vào khoảng 12% tổng sản lượng quốc gia. Hiện nay số tiền phải trả nợ năm 2015, 13 tỷ, đã là 8% GDP rồi. Tôi nghĩ chúng ta cần có một ý niệm chính xác về sự nghiêm trọng của vấn đề này. Bởi vì ngay cả nếu chúng ta đạt được mức tăng trưởng 5 đến 6% -như là Đảng Cộng sản hy vọng mặc dầu chẳng dựa trên một cơ sở nào cả- thì khối gia tăng sản lượng quốc gia cũng không đủ để trả nợ, toàn bộ cố gắng tăng trưởng kinh tế sẽ bị tịch thu để trả nợ! Mà cũng không đủ! Còn phải cắt xén vào sản lượng quốc gia sẵn có. Chúng ta phải đặt câu hỏi ai sẽ phải trả món nợ này? Ngoài những con người hôm nay là các thế hệ mai sau. Cho nên Đảng Cộng sản đã tịch thu cố gắng tăng trưởng của nhân dân Việt Nam. Họ không chỉ tàn phá môi trường, không chỉ làm cho đất nước tụt hậu, không chỉ làm cho dân chúng nghèo khổ. Họ còn phá hoại hy vọng của những thế hệ mai sau. Điều này cực kỳ nghiêm trọng chúng ta phải chú ý.

Đảng Cộng sản có lẽ cũng đã thấy được sự nghiêm trọng của tình hình đất nước cho nên lần đầu tiên trong Báo cáo Chính trị họ đã nói rằng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang bị thách thức nghiêm trọng và sự tồn vong của chế độ đang bị đe dọa. Nếu có một điều mới trong báo cáo chính trị này so với những báo cáo chính trị trước thì theo tôi đó là điểm đáng chú ý.

TQT: Trên thế giới này có một số nước giàu có như Venezuela, nhưng khi họ chuyển hướng đi vào chủ nghĩa xã hội thì họ thất bại trở thành một nước đang nghèo. Nhiều nước trên thế giới đã từ chối đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng mà tại sao ở Việt Nam Đảng Cộng sản vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vẫn kiên trì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thưa ông?

NGK: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được nhắc lại 3, 4 lần trong báo cáo chính trị nhưng không được nhắc đến trong báo cáo kinh tế - xã hội. Còn lập trường "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thì được nhắc lại nhiều lần. Nhưng họ nhắc lại một cách không có niềm tin gì cả. Điều thú vị nhất là họ nhìn nhận sau 30 năm theo đuổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa họ vẫn chưa hiểu nó là cái gì. Nếu chúng ta đọc kỹ báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế - xã hội thì ta thấy là họ sẽ bỏ. Họ chủ trương sẽ phải có cạnh tranh đồng đều. Họ chủ trương sẽ bán hết công ty quốc doanh, chỉ giữ lại những công ty có vai trò đặc biệt trong an ninh quốc phòng. Họ không có sự chọn lựa nào khác. Bây giờ họ phải bán xí nghiệp công để lấy tiền trả nợ. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang ở trong thế phải bán nhà để trả nợ. Nếu đọc kỹ chúng ta thấy họ sẽ bỏ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ không có chọn lựa nào khác cả. Họ nhắc đi nhắc lại nhưng đọc kỹ chúng ta thấy họ sẽ phải bỏ. Lần này muốn kiên định cũng không được nữa.

TQT: Đảng Cộng sản Việt Nam hãnh diện về đổi mới. Lúc nào họ cũng tuyên bố đổi mới. Nhưng giữa thực tế và lý luận lại khác. Lý luận thì vẫn kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin; vẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy đổi mới là ở chỗ nào. Có đúng sự thật họ đổi mới không thưa ông?

NGK: Cụm từ "đổi mới" được nhắc đi, nhắc lại vài trăm lần trong hai văn kiện này. Nhưng họ nói tới "đổi mới" một cách rất là vu vơ. Chúng ta có thể thấy là Đảng Cộng Sản biết rằng đường lối họ đang theo đuổi là lỗi thời và phải đổi mới nhưng họ không biết phải đổi mới như thế nào. Cho nên họ nói là "đổi mới cơ chế", "đổi mới mô hình tăng trưởng", "đổi mới công nghiệp"… Nhưng đó chỉ là những khẩu hiệu. Họ không nói được một cách cụ thể cụ thể phải đổi mới cái gì, tại sao phải đổi mới, đổi mới như thế nào. Họ hoàn toàn không biết. Phải nói khi đọc chúng ta thấy đó chỉ là những khẩu hiệu rỗng nghĩa, những công thức có sẵn thôi. Nó không có gì đổi mới cả. Đổi mới quan trọng nhất để đưa đất nước ra khỏi bế tắc và để cứu nguy chính với Đảng Cộng sản là thay đổi chế độ, là chuyển hóa về dân chủ thì họ quyết liệt từ chối. Không những họ từ chối áp lực dân chủ hóa từ bên ngoài mà họ gọi là "đến từ các thế lực thù địch" mà họ chống cả những khuynh hướng muốn dân chủ hóa từ bên trong. Họ gọi những đảng viên sáng suốt muốn dân chủ hóa là những phần tử "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" mà họ nhắc đi, nhắc lại là phải kiên quyết chống lại. Nhưng vấn đề là họ có thể chống lại được không? Tôi nghĩ là không. Bởi vì thế giới đã thay đổi, khu vực đã thay đổi và xã hội Việt Nam cũng đã thay đổi. Chế độ cộng sản Việt Nam lệ thuộc một cách rất nặng nề vào thế giới. Trọng lượng ngoại thương của Việt Nam hiện nay là gần 200% tổng sản lượng quốc gia. Chế độ lệ thuộc thế giới về ngoại thương với thế giới, về đầu tư nước ngoài và, trong những năm gần đây, về cả tín dụng nước ngoài nữa. Đảng Cộng sản không thể cưỡng lại được bối cảnh và môi trường của thế giới đâu. Họ ngoan cố như vậy là một sai lầm lớn. Đến lúc họ phải nhìn nhận sự thật, và đành phải chấp nhận dân chủ hóa thì đã quá trễ. Cá nhân tôi nghĩ nếu họ bắt đầu dân chủ hóa ngay từ lúc này thì cũng đã hơi trễ rồi.

TQT: Ở đầu câu chuyện này ông có nói mục tiêu duy nhất mà những người cầm đầu Đảng Cộng sản hiện nay đang muốn hướng đại hội XII của họ là làm sao tập trung xây dựng được đội ngũ nhân sự ổn định trong vòng 5 năm tới. Theo ông họ phải làm thế nào để có được như vậy và cố gắng của họ liệu có đạt được kết quả hay không?

NGK: Theo tôi bài toán nhức nhối của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã được ông Lê Đức Anh chuẩn bị để lên làm người lãnh đạo chế độ từ 30 năm nay, kể từ khi ông Lê Đức Anh nắm được quyền lực. Thế nhưng mà khuyết tật của ông Dũng chính là ở chỗ ông được đào tạo theo mô hình Lê Đức Anh, nghĩa là theo mẫu người lãnh tụ của thời đại bạo lực và khủng bố. Ông không có kiến thức, không có khả năng, cũng không có văn hóa của người lãnh đạo hiện đại. Mặc dầu như vậy nhưng nhờ sự nâng đỡ của ông Lê Đức Anh ông ấy năm được quân đội và công an, và nhờ đó nắm luôn được khối tư sản đỏ. Hiến pháp 2013 đã được chuẩn bị thực ra từ năm 2010 do phe của ông Dũng và cho ông Dũng. Nó nhắm đưa ông Dũng lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước để áp dụng mô hình Trung Quốc tại Việt Nam. Thế nhưng vì ông Dũng kém bản lĩnh nên nó đã không diễn ra như ông Dũng muốn. Lần này đến Đại hội XII vấn đề lại được đặt ra trong những điều kiện khó khăn hơn cho ông Dũng. Vấn đề then chốt lần này là hoặc ông Dũng nắm được chức tổng bí thư hoặc sẽ phải về vườn. Vấn đề cũng là nếu ông Dũng thất bại thì ai nắm chính quyền? Phải chăng đó là phe chống ông Dũng, nghĩa là liên minh Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang?

Trong cả hai trường hợp đều cũng sẽ có những thanh trừng nội bộ rất dữ dội có thể làm tan vỡ Đảng Cộng sản. Bởi vì nếu ông Dũng thắng thì chắc chắn với bản tính của ông, ông Dũng sẽ không tha thứ cho những người đã làm nhục ông ấy, đã đòi kỷ luật ông ấy vì bất tài và tham nhũng. Ngược lại ông Dũng thua và phe chống ông Dũng thắng thì nhiều tay chân của ông Dũng, có thể chính cá nhân ông Dũng, sẽ bị truy tố vì tham nhũng, vì làm giầu bất hợp pháp.

Trong cả hai trường hợp đều sẽ xảy ra những cuộc thanh trừng nội bộ rất gay gắt có thể làm Đảng Cộng Sản tan vỡ. Cho nên giải pháp an toàn nhất trong lúc này đối với Đảng Cộng sản vẫn là thỏa hiệp, nghĩa là vẫn giữ nguyên công thức "tứ trụ" như hiện nay. Ông Dũng rút lui và phe chống ông ấy ra mặt và gay gắt cũng rút lui. Những người khác lên cầm quyền và chia nhau bốn chức vụ: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Nhưng mà thỏa hiệp này chưa chắc đã đạt được. Và nếu đạt được nó cũng không ổn bởi vì Hiến pháp 2013 sẽ không được áp dụng, bởi vì không có lãnh đạo thống nhất để có thể giải quyết những vấn đề cấp bách của đất nước, để có thể đương đầu với những thử thách đang được đặt ra và như vậy chế độ cộng sản cũng sẽ bị sụp đổ. Cho nên tôi nghĩ rằng có thể có nhiều triển vọng sẽ có giải pháp thỏa hiệp này nhưng mà nó không tránh cho Đảng Cộng sản sự sụp đổ. Rất có thể Đại hội XII sẽ là đại hội cuối cùng của Đảng Cộng Sản.

TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng, Đại hội XII sẽ là đại hội cuối cùng của Đảng Cộng Sản và Đại hội XII cũng là đại hội còn có một bản kiến nghị duy nhất góp ý cho Đảng, kiến nghị của 127 vị gọi là nhân sĩ, trí thức và chủ yếu trong đó nhiều người là đảng viên cao cấp của Đảng. Khác với những bản kiến nghị trước, bản kiến nghị này lời lẽ rất là mạnh mẽ, nhưng lại có người nói những lời mạnh mẽ đó đã có người như ông Trần Độ nói ra cách đây nhiều năm rồi. Kiến nghị này khi ra đời rất nhiều người không đồng tình và dư luận người dân có lẹ lại phê phán nhiều nhất. Ông Nguyễn Gia Kiểng nghĩ sao về bản kiến nghị này ạ?

NGK: Cá nhân tôi cũng chưa thấy người nào tán thành thư kiến nghị này. Theo tôi nhận xét thư kiến nghị này vẫn theo tinh thần cũ, nghĩa là một mặt đưa những đề nghị -có thể có những đề nghị quan trọng, trên những vấn đề nhại cảm như đề nghị đổi tên đảng, đề nghị đổi tên nước, đề nghị trả tự do cho các tù nhân chính trị, thế nhưng, mặt khác, vẫn xác định sự ủng hộ, sự trung thành với chế độ. Những người chủ xướng bản kiến nghị này cũng đã rất thận trọng. Họ chỉ mời ký vào bản kiến nghị này những người mà họ nghĩ là không thuộc thành phần đối lập, dù là đối lập ôn hòa. Dù vậy một phần ba trong số hơn 150 người được mời ký tên đã từ chối không ký. Điều này cho thấy đã có một sự chuyển biến tâm lý khá quan trọng trong xã hội Việt Nam, ngay cả trong giới được coi là thân thiện với chế độ.

Cá nhân tôi không phủ nhận thiện chí của các vị đã chủ trương hoặc các vị đã ký tên vào bản kiến nghị này, nhưng mà tôi nghĩ những kiến nghị như thế này không còn hợp thời nữa, bằng cớ là đã không có ai hưởng ứng. Có lẽ đây là lần cuối cùng còn có những người gửi thư đề nghị với Đảng Cộng Sản. Người Việt Nam đã hiểu rằng tự do, dân chủ là những điều không có thể xin để có mà phải đấu tranh để có. Đất nước mình đã thay đổi nhiều lắm rồi và sẽ còn thay đổi nhanh hơn, mạnh hơn trong những ngày sắp tới. Chúng ta có thể chờ đợi những năm tháng rất mới, trong đó người Việt Nam chỉ chấp nhận đối thoại với Đảng Cộng Sản trên căn bản đối thoại giữa những người có quyền và những người đang vi phạm quyền và để yêu cầu họ chấm dứt sự vi phạm, đồng thời, với sự bao dung tối đa, chấp nhận để họ có chỗ đứng bình thường trong lòng dân tộc. Nhưng những kiến nghị, những cung cách đề nghị cải tổ trong nội bộ chế độ từ nay trở đi sẽ không còn được hưởng ứng nữa.

TQT: Xin cảm ơn ông Nguyễn Gia Kiểng.

Sự nghiệp tình ái của Hồ Chí Minh

Sự nghiệp tình ái của Hồ Chí Minh

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)Sun 11:43 PM


Le Nguyen (Danlambao) - Loạt bài sự thật Hồ Chí Minh chuyển tải trên các trang báo mạng lề dân thời gian vừa qua, ít nhiều cũng đã phác họa được nét đặc trưng của tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh. Loạt bài này đã làm sáng mắt một số đảng viên cháu ngoan mù đảng, thôi không còn mê muội Hồ nữa và nhờ vào nó làm cầu nối cho tôi có thêm một số bạn bè “chí cốt”. Phấn khích hơn nữa là các bạn đã vượt qua sợ hãi thể hiện những động thái tích cực trong việc bày tỏ chính kiến hơn mong đợi của tôi.

Sự thật Hồ Chí Minh đã giúp cho các bạn trẻ sinh ra, lớn lên sau cuộc chiến !975, có cái nhìn đúng đắn hơn về bác đảng và nó cũng đã tạo động lực cho giới trẻ chuyển hướng, âm thầm góp phần nhỏ bé của mình vào việc dấn thân đấu tranh trực tiếp cũng như gián tiếp nhằm xóa bỏ độc tài toàn trị cộng sản, hướng tới mục tiêu thiết lập chính thể dân chủ như loài người văn minh đang sống thở không khí trong lành trong cuộc đời làm người đúng nghĩa của con người vốn có.

Phải công nhận là sự thật Hồ Chí Minh do nhiều tác giả phổ biến trên các trang mạng báo lề dân đã đạt được một số thành quả nhất định. Cụ thể là sự thật Hồ Chí Minh đã giúp thay đổi nhận thức cho không ít trí thức xã nghĩa, các “lão thành cách mạng”, các thanh niên sống trong môi trường giáo dục nhồi sọ, tẩy não của độc tài toàn trị cộng sản - những cá nhân kêu đòi dân chủ còn vướng mắc Hồ đã giảm thiểu khá nhiều trích dẫn lời Hồ so với trước kia. 

Những bài viết về sự thật Hồ Chí Minh của tôi đã phổ biến, chưa đi vào bản chất hai mặt của nhân vật thần thoại đại gian, đại ác Hồ Chí Minh. Giờ thì ai cũng biết, thực chất tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là không có gì... Tất cả chỉ là giả tạo, vay mượn chôm chỉa của người khác và nếu do Hồ tưởng tượng, nghĩ ra thì toàn là chuyện độc ác, phi nhân, vô đạo mà người lương thiện khó có ai hình dung ra được!

Ánh hào quang chung quanh Hồ Chí Minh một phần là do Hồ tự sướng, tự huyễn hoặc, tự hư cấu để đánh bóng, nâng bi cho cá nhân mình. Phần khác là do bàn tay phù phép của cộng sản quốc tế, chính xác là tình báo Hoa Nam và hệ thống tuyên truyền, các văn nô bồi bút của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản Việt Nam tập trung mọi nguồn lực dựng lên tượng đài giả tạo “cha già dân tộc” cho Hồ Chí Minh.

Viết về sự thật Hồ Chí Minh mà chỉ nói thoáng qua “sự nghiệp ái tình” của Hồ là một thiếu sót nghiêm trọng đáng chê trách. Thế cho nên đã có còm sĩ yêu cầu viết về những người đàn bà “đi qua” cuộc đời Hồ Chí Minh. Viết sự nghiệp ái tình của Hồ là để đáp lại lời yêu cầu của bạn đọc và cũng là để phá vỡ bức tường dối trá của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản lu loa rằng thì là “... bác sống độc thân, một đời vì dân vì nước không biết đến mùi đàn bà...” 

Tuyên giáo lu loa thế là nhằm nắm đầu dựng dậy buộc Hồ làm thánh theo quan niệm thánh của Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng - nghĩa là thánh phải biết tiết dục, diệt dục... tránh xa đàn bà, không biết mùi đàn bà... và viết về sự nghiệp tình ái, về những người đàn bà “đi qua” cuộc đời Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Do đó rất cần các còm sĩ bổ túc thiếu sót cho sự nghiệp ái tình của Hồ thêm “hoành tráng”. 

Thực tế lịch sử, tài liệu lịch sử đã chỉ ra sự nghiệp tình ái của Hồ khá đồ sộ, khá ấn tượng. Nói nôm na, dân dã thì Hồ cũng thuộc vào loại dân chơi có số má, biết đủ mùi đàn bà, đủ loại sắc tộc nhưng hơi “ẹ” là Hồ chơi chạy, phủi bỏ trách nhiệm, thậm chí giết người diệt khẩu để che giấu mối quan hệ bất chánh, vụng trộm để bảo vệ huyền thoại dối trá của Hồ.

Sự thật lịch sử qua các tài liệu lưu trữ trong ngoài nước, cùng với các nhân chứng sống là bằng chứng sống động chỉ ra Hồ là một thứ dân chơi có đẳng cấp nhưng lại là loại chơi chạy. Một trong những người phụ nữ Tây Phương bí mật đi qua cuộc đời Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) lúc làm thợ ảnh ở thủ đô ánh sáng Paris bị tài liệu lịch sử bật mí là Hồ có qua lại “chia giường” với cô đầm Marie Bière và lúc “hoạt động cách mạng vô sản” ở Moscow Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng và cô này kể lại mối quan hệ giữa Hồ với mẹ cô.

Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Hồ có cưới một người vợ Tàu tên Tăng Tuyết Minh năm 1927 và Hồ rời bỏ Tuyết Minh đi hoạt động cách mạng theo chỉ thị của quốc tế cộng sản. Cũng trong thời gian ở trung Quốc, Hồ dan díu với một phụ nữ trẻ tên Lý Sâm. Người đàn bà này lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của Hồ và đôi gian phu dâm phụ này đã bị cảnh sát Hongkong bắt quả tang tại một phòng khách sạn khi hai người trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.

Ghê hơn nữa là lúc sống như vợ chồng với người phụ nữ Nga Vera Vasilieva, Hồ còn bạo gan yêu cả Đặng Dĩnh Siêu vợ của đồng chí Chu Ăn Lai và trong số những người đàn bà đi qua sự nghiệp tình ái của Hồ Chí Minh thì cuộc tình gây xôn xao dư luận nội bộ, có nhiều “đồng chí” bàn tán là cuộc tình giữa Hồ Chí Minh với Nguyễn Thị Minh Khai. Cũng nên biết thêm, Minh Khai còn có bí danh là Trần Thị Lan, Phan Lan, vợ của Lê Hồng Phong, đồng chí của Hồ. 

Thế rồi sự nghiệp ái tình của Hồ đi vào khúc quanh mới, là sau nhiều năm biệt tích giang Hồ, vắng bóng bí ẩn không lý do... bất chợt vào đầu thập niên 40s Hồ tái xuất hiện trong hang Pác Bó. Ở hang này Hồ với bí danh chú Thu trên danh nghĩa là ông thầy giảng dạy, rao giảng, huấn luyện cán bộ phục vụ cách mạng vô sản. Ở đây có lẽ Hồ “thơ ngây vô số tội” nên đã bị các ma nữ miền núi, kinh lẫn sắc tộc làm cho sa ngã, thoái hóa biến chất bởi các cháu ngoan Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Ngác... 

Cả hai phụ nữ “biến chất, hủ hóa”này đều có con với chú Thu. Hai mẹ con Đỗ Thị Lạc thì mất tích bí ẩn, kể từ khi Hồ tự diễn tả mình như là ông tiên hiền dịu, là “cha già dân tộc”, đọc tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình và Nông Thi Ngác, tự Trưng do chú Thu “truy tặng danh hiệu”, có phần may mắn hơn là không bị biến mất bí ẩn, lại có “thằng cu Mạnh” được đặc cách lên làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. 

Tất cả những người đàn bà bị Hồ quất ngựa truy phong, nói theo ngôn ngữ chợ búa là bị Hồ lừa, chơi chạy vẫn không thê thảm đáng thương bằng cô sơn nữ Nông Thị Xuân có với Hồ một đứa con trai Nguyễn Tất Trung hiện đang sống ở thủ đô Hà Nội.

Đoạn cuối cuộc tình của Nông Thị Xuân trong sự nghiệp tình ái của Hồ Chí minh khá tàn bạo. Nông Thị Xuân bị đàn em của Hồ là bộ trưởng côn an Trần Quốc Hoàn hãm hiếp, dùng búa đập đầu cho chết. Nông Thị Xuân chết vẫn chưa hết. Cái chết của “hoàng hậu” Nông Thị Xuân của vương triều Hồ, còn kéo theo nhiều hệ lụy đáng sợ, với nhiều mạng người biết sự thật cái chết của kẻ xấu số Nông Thị Xuân. Câu chuyện giết người ghê tởm, thú vật này đã được nhiều người biết chuyện kể lại như nhà văn Vũ Thư Hiên, con của Vũ Đình Huỳnh, thư ký của Hồ... trong cuốn hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày”có đoạn viết như sau:

“...Nông thị Xuân là Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam... là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra những đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha... tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã như thể đó là những đưa con tội lỗi. 

Ai đã giết Nông thị Xuân?... Vào một buổi sáng mùa hè... người ta thấy xác một người đàn bà bị xe cán chết ở dốc Cổ Ngư lên Chém. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông thị Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn...

...Chưa hết. Sau đó một cô em gái của Nông thị Xuân tức tốc trở về Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi lên trên sông Bằng Giang... Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng với Nông thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra hàng quán gần đấy mua dầu đốt hay cái gì đó cũng mất tích luôn... Như vậy là cùng một thời gian, có thể là cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng...”

Ngoài Vũ Thư Hiên kể lại cái chết của Nông Thị Xuân còn có nhiều người biết chính phạm lẫn tòng phạm và trong số đó có anh “bộ đội cụ Hồ” người yêu của Nông Thị Vàng, em họ của Nông Thị Xuân, người cũng đã bị giết không lâu sau đó. Những người này đều thuộc gia đình cốt cán, có truyền thống cách mạng, kể cả người viết thư tố cáo gởi cho chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ. Hiện tại lá thư này được lưu giữ tại văn phòng chủ tịch quốc hội Việt Nam. 

Bức thư tố cáo của “bộ đôi cụ Hồ” miêu tả diễn biến vụ việc liên quan đến cái chết của người vợ không bao giờ cưới của Hồ Chí Minh do người yêu kể lại, có đoạn đọc được như sau: 

...Chị Xuân nói sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai. Bác nói cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô phải chờ một thời gian nữa...

...7 giờ tối ngày 11/02 năm 1957, một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn... vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị. Sáng hôm sau 12 /02, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Việt Đức, Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi và bảo em lên phòng chờ em thấy trong phòng đã có khá đông người của công an, tòa án, kiểm sát viên... 

...Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô... Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích, da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra... đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu... là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp đã sử dụng...”

Thật ra Nông Thị Xuân không phải là người đàn bà cuối cùng trong sự nghiệp tình ái của cuộc đời Hồ Chí Minh. Có lẽ mọi người đều đồng ý là chuyện quan hệ trai gái hay ngay cả nhu cầu sinh lý cần phải giải quyết là rất bình thường và không vi phạm đạo đức. Nếu như mối quan hệ đó không vượt qua giới hạn, chuẩn mực của luân thường đạo lý nhưng Hồ Chí Minh không những giấu diếm chuyện vợ con, chuyện quan hệ gái trai không bình thường mà Hồ còn ra tay tàn độc, dù là trực tiếp hay gián tiếp đối với sinh mạng của người đầu ấp tay gối với mình để được đám lâu la côn đồ, lưu manh dựng tượng tôn lên làm cha già dân tộc, làm thánh, làm vĩ nhân là tội ác nghiêm trọng không thể tha thứ được. 

Tự cổ chí kim, từ đông sang tây không có bất cứ vĩ nhân, thánh nhân nào làm những chuyện khủng khiếp như Hồ Chí Minh, nghĩa là chỉ vì tham vọng ngông cuồng với cái danh hảo vĩ nhân, thánh nhân mà Hồ đã mù quáng phủ nhận việc quan hệ gái trai lẫn ra tay tàn độc với những người đàn bà “đi qua” cuộc đời của Hồ để Hồ cùng với đám tuyên giáo mạnh mồm bố láo, là Hồ một đời sống độc thân lo cho dân cho nước không biết mùi đàn bà! (sic)

26/12/2015