Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

“Đời phi công” và “Đời toán học”

 

“Đời phi công” và “Đời toán học”

Mai Bá Kiếm

18-7-2022

Ảnh tư liệu

Hổm rày, đọc nhiều Stt viết về GS toán học, Viện sĩ Hàn lâm viện Không gian quốc tế Nguyễn Xuân Vinh (theo tin giả là ông đã từ trần), tôi đọc lại “Đời Phi Công” của ông dưới bút danh Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Nhớ lại, ngày 24/12/1972, khi tôi từ Trường Bộ binh Thủ Đức chuyển qua Không quân, sau khi ký Hợp đồng hiện dịch (cam kết phục vụ 7 năm, sau khi tốt nghiệp phi công), tôi được nghỉ 24 giờ phép. Việc đầu tiên, tôi mua “Đời Phi Công” về đọc ngấu nghiến.

50 năm sau, đọc lại tôi vẫn giữ cảm xúc bồi hồi, nhất là chương “Trăng Dãi Bắc Phi” tả về một chuyến bay đêm vào trăng rằm với những suy nghĩ vẩn vơ của ông khi nhìn xuống mặt đất. Có lẽ, Hoài Linh và Song Ngọc đã lấy cảm xúc từ chương này mà sáng tác bài “Một chuyến bay đêm” nghe đã điếu! Phải nói, Nguyễn Xuân Vinh viết “Đời Phi Công” như một tác phẩm văn chương đặc thù cho binh chủng Không quân, mà các binh chủng khác không có được trước tác tương xứng như vậy.

“Đời Phi Công” là truyện hơi dài, 53 trang, gồm 9 chương, mỗi chương là một lá thư gửi cho cô em hàng xóm tên Phượng! Đầu lá thư ông chỉ viết “Phượng”, trong thư có thêm “Phượng em” chứ không kèm yêu iếc gì cả! Theo nội dung, ông dạy kèm Phượng học từ hồi còn nhỏ, sau này đến tuổi teen Phượng nhí nhảnh, có một chút bướng bỉnh. Ông kể Phượng nghe mộng giang hồ của mình, rồi Phượng trách “Sao lúc nào anh cũng muốn đi xa. Em muốn anh ở lại nhà”. Theo cốt truyện, ông bỏ đi vào Nam từ năm 1951, mất liên lạc với Phượng hai năm, đến năm 1953, khi ông sang Pháp học bay ở Salon de Provence, ông được ở Ba lê một tuần, ngồi trong quán rượu giữa khu Latin viết thơ cho Phượng, trần tình lý do bỏ quê ra đi cho thỏa mộng gió mây.

Ông viết: “Nước nhà cần có đủ mọi ngành quân lực. Đường đời muôn vạn nẻo, anh đã chọn lấy một hướng, dù gian nan muôn trùng anh cũng sẽ mỉm cười dấn bước. Anh mong em sẽ đọc hết bức thư này với một nguồn vui mới trong lòng”. Có lần 7 tháng Phượng không hồi âm, ông viết thơ nhắc lại những kỷ niệm ở quê nhà, ông đã làm Phượng phật lòng và tiếc nuối tại sao lúc đó ông không nói những lời nuông chìu để Phượng vui! Phượng cho biết vắng ông, Phượng phải nhờ Hiền – SV năm thứ tư y khoa, day kèm và Phượng đã đậu Tú tài 1. Ông lại khen Hiền là người giỏi, tốt làm gia sư chắc Phượng hài lòng hơn ông. Ông cũng mong hai người nên duyên!

Qua 9 chương, ông đã kể cho Phượng nghe từ giai đoạn 9 tháng hoc bay căn bản ở ở Marrakech, dưới trời Bắc Phi. Ông được nghỉ hai tháng rồi sang giai đoạn bay chiến đấu ở Salon de Provence miền Nam nước Pháp. Sâu đó ông học bay phi cụ (chỉ nhìn vào các đồng hồ và la bàn) ở Avord – nơi quanh năm trời có sương mù, trên máy bay hai động cơ. Tuyệt nhiên, ông không kể cho Phượng nghe việc ông tận dụng thời gian để học toán vào các ngày cuối tuần, các kỳ nghỉ hai tháng chờ chuyển giai đoạn bay. Nhờ thế, mà “Đời Phi Công” không lẫn lộn với “Đời Toán Học” với bộ não siêu phàm của ông.

Theo bút ký và hồi ký, ông đã đỗ đầu kỳ thi chứng chỉ Toán đại cương vào đầu hè năm 1951 và được tuyển làm giáo sư trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội . Nhưng bất ngờ ông nhận được giấy gọi nhập ngũ theo học khoá I Sĩ quan Trừ bị Nam Định và được theo học ngành công binh ở Thủ Đức. Ra trường, ông làm sĩ quan công binh tại Thái Bình, năm 1952 ông nhận được giấy vào Sài gòn đi học trường không quân Ecole de l’Air cuả Pháp. Năm 1953, sau 9 tháng học bay cơ bản ở Bắc Phi, ông về Pháp nghỉ hè 2 tháng chờ học bay chiến đấu, ông đã tới Nice để học thi chứng chỉ Toán Vi Phân và Tích Phân ở Đại Học Marseille.

Đến năm 1955, khi về nước, ngoài bằng phi công quân sự, ông còn mang theo bằng kỹ sư hàng không, cử nhân toán, cao học toán. Ông đã từng viết rằng, trong khoảng thời gian những năm cuối cùng sống trên đất Pháp, ông cố thu thập những lý thuyết quân sự, tổ chức hành chánh, kỹ thuật và hành quân trong Không Quân. Nhờ vậy, ông đủ kiến thức để giúp Bộ Tổng Tham mưu hình thành các đơn vị không quân VNCH đầu tiên được bàn giao từ quân đội Pháp. Tháng 2/1958, với lon trung tá, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không quân đầu tiên.

Sau khi hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom TT Ngô Đình Diệm, tháng 8/1962 ông mất chức tư lệnh không quân. Ngay sau đó, ông sang Mỹ làm nghiên cứu sinh Đại học Colorado. Năm 1965, ông là người đầu tiên lấy bằng tiến sĩ hàng không và không gian. Năm 1972, đậu bằng tiến sĩ quốc gia toán học của Đại học Paris VI. Từ năm 1968 ông dạy Đại học Michigan và được thăng cấp giáo sư thực thụ năm 1972. Ông về hưu trí năm 1999 và được tặng tước vị “Professor Emeritus of Aerospace Engineering”. Giáo sư Vinh là tác giả ba cuốn sách chuyên môn và hơn 100 bài khảo cứu về cơ học không gian và qũy đạo tối ưu. GS Vinh được bầu làm viện sĩ ngoại quốc của Hàn Lâm Viện Hàng Không và Không Gian Pháp (Académie Nationale de l’Air et de l’Espace) vào năm 1984 và viện sĩ chính thức của Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế (International Academy of Astronautics) vào năm 1986.

Năm 1968, GS Nguyễn Xuân Vinh là team leader dùng toán học tính quỹ đạo bay ra ngoài không gian và về trái đất của phi thuyền Apollo 11. Thành tích của GS kể ba ngày chưa hết!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. https://www.youtube.com/watch?v=8k13ue-eKU4
    Mừng Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh 92 Niên Tuế.

    Nhân qua bài chủ trên về viết về GS NGUYỄN XUÂN VINH….. tôi có một kinh nghiệm trân quý với GS NGUYỄN XUÂN VINH về ngành Khoa học Hàng không và Không gian Vũ trụ ….

    https://www.youtube.com/watch?v=RWRqWQeiiO4
    LỄ VINH DANH GIÁO SƯ, KHOA HỌC GIA, NHÀ VĂN TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH từ Nam Cali (March 20th.22) 

    Khi hoàn thành Từ điển Hàng không & Không gian Anh-Việt-Pháp tôi nghĩ hai Người xứng đáng đề tựa đó là GS NGUYỄN XUÂN VINH và Nhà kỹ nghệ Roger Béteille với Biệt danh « Monsieur Airbus – Ông AIRBUS » mất vào tháng Sáu năm 2019 thọ 98 tuổi là Kỹ sư hàng không và sáng lập ra AIRBUS – một nhà máy chế tạo máy bay Airbus mang tên Ông tại Hồng Phố Toulouse.

    https://www.youtube.com/watch?v=IOLDLbJeGn4

    A350 XWB Final Assembly Line: Fabrice Brégier and Roger Béteille

    Tại Toulouse, nhà máy Airbus A350 được đặt theo tên của Roger Béteille vào năm 2012. Với phong độ đỉnh cao ở tuổi 91, trong buổi lễ nhậm chức, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Jean-Marc Ayrault lúc bấy giờ, Roger Béteille đã ca ngợi “công việc được thực hiện, chung tay, trong hòa bình, để thành lập nhà sản xuất lớn nhất và tốt nhất châu Âu. của các loại máy bay vận tải trên thế giới ”.

    https://www.youtube.com/watch?v=dcNhoAwtb1I
    NGUYỄN XUÂN VINH, KHOA HOC GIA-GIÁO SƯ TOÁN HOCTƯ LỆNH KHÔNG QUÂN VNCH
    8 mars 2021

    Hồi ấy Thu 1997 có số điện thoại di động tôi liên lạc với GS NGUYỄN XUÂN VINH từ sở Alcatel ịai Colombes và gặp GS… GS bảo anh gọi lại cho tôi vài phút vì xe hơi đang có chút vấn đề … tôi gọi lại thì GS đang trên đường từ Đại học Michigan về nhà ….Sau cuộc điện đàm viễn liên GS hỏi tình hình anh liên lạc và kết quả ra sao tôi chân tình trả lời đã có THẦY (cho dù tôi chẳng thụ giáo GS ngày nào nhưng GS thường bảo anh đừng gọi bằng THẦY gọi ANH cho thân mật và cho trẻ GS cười ở đầu dây bên BẮC MỸ …. nhưng tôi cứ gọi THẦY vì em đã học SÁCH TOÁN hình học không gian lớp đệ nhị do THẦY VIẾT ngày xưa ấy … Tôi đề nghị để LỜI TỰA của GS Việt hàng đầu Prolog (Lời đầu và cũng là tên ngôn ngữ lập trình PROLOG về Trí tuệ Thông minh NHÂN TẠO do GS Pháp Alain Colmaurer sáng tạo) và Nhà sáng lập AIRBUS LỜI TỰA CUỐI Epilog (Lời cuối) …

    https://www.youtube.com/watch?v=6tWL5t2Gqk8&t=1s
    Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh phần 1

    https://www.youtube.com/watch?v=vXvsq8Gi3RI
    Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh phần II

    Thầy đầu dây bên kia bảo như vậy không tế n,hị và còn khiếm nhã với Ông Roger Béteille nữa …. và khuyên tôi nên chỉ có LỜI GIỚI THIỆU cho Từ điển và THẦY xin rút tên và khuyên vai trò của Ông Roger Béteille giúp Việt Nam nếu anh có đề án gì cho Đất Nước và Tuổi Trẻ vì đàng sau Ông là AIRBUS còn tôi lại từng Đại tá không quân từng chỉ huy Không quân VNCH dù đã theo Giấc mơ Không gian …. TẤM LÒNG của THẦY thật đáng quý nhìn XA THẤY RỘNG không bao giờ nghĩ về riêng mình ….
    Đã 25 NĂM qua với Kỷ niệm của Bậc Thầy khả kính như Nhà Văn TOÀN PHONG Giáo sư NGUYỄN QUANG VINH Đại tá Không quân NGUYỄN QUANG VINH mãi mãi là CÔNG DÂN DANH DỰ và VINH DỰ của Miền NAM Tự do Dân chủ Hạnh phúc …….

    HỎI & ĐÁP: Khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh

    https://www.youtube.com/watch?v=tvIYyzBNKNQ

    Buồn …khi có lần vào đọc trang web từ Quê nhà Cố quận về Nhà Văn Toàn Phong của Gia tộc Thầy ngoài Đất Bắc nhưng cũng chỉ là NGHỊ QUYẾT 36 đầu môi chót lưỡi vẫn chiêu bài LƯỜNG GẠT moi tiền đến 400.000.000.000 MỸ KIM đâu có ít từ KIỀU HỐI thế thôi của chủ sịn NGUYỄN ĐÌNH BIN ….

    Ở Pháp, tôi quen Thầy Vũ Quốc Thúc trước đó là Ông hàng xóm nhũng năm 1986-1991 chỉ băng Công viên André Malraux tên Nhà văn và Bộ trưởng Văn hóa Pháp Thời TT de Gaulle… là đến nhà Thầy ….quá nhiều bận rộn khi hai Thầy trò cố hứa nhiều năm cùng viết chung Từ điển Kinh tế nhưng Thầy vừa qua đời thọ gần 102 tuổi….
    Hai vị Bậc Thầy này dù tôi chưa bao giờ học với AI một giờ nhưng để lại vài Kỷ niệm thật đẹp của quãng đời lưu vong lưu đày tập thể Đàn Chim Lạc Việt 

    https://www.youtube.com/watch?v=r-Df-lgWTcQ
    Vinh danh Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh tại Little Saigon

    Kính chúc THẦY NGUYỄN XUÂN VINH mạnh khoẻ….

    Thân kính

    Nguyễn Hữu Viện

  2. Nhắc tơi Pham Tuân ,ngày đó .VC rất vui mừng khoe khoang “chân dép lốp đi vào Vũ trụ ,bèo hoa dâu rải kháp không gian …” Chuyên bay được truyền vè trái đất ,Lúc đó nhiều nhà có TV củ KHÔNG HIỂU SAO hai tay Phạm Tuân đỏ lòm .Mây Ông trong Nam ngồiquán café, quan cốc nóc rượu rồi cười lớn:”Tay Nó Đỏ vì không biết gì mà làm bộ rờ cái này đụng cái kia nên tụi Nga Nó KHẺ TAY đó mà !’
    Cồn Trần Hanh thì mới cho máy bay núp trong mây ,chận Thần sâm Con ma của My bằng cách đu qua máy bay “địt’ ,mở cửa,bắn thuốt mê vào thần kinh ,bắt hạ cánh…
    Sung Garant còn hạ được máy bay nữa là
    “Chị em du kích giỏi thay
    Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa… mình-(But Tre)

  3. Khi “Đời Pi Công “xuất bản ,ít ai đẻ ý dén ,Nhưng rồi 01 đồn mười .10 đòn 100…. .cuốn thư tình cho Phượng được đọc nhiều hơn và được các nử sinh SG cất giữ ,đọc đi đọc lại và trao lưu niệm khi chia tay .Thật là lãng mạng .kèm thêm cảnh bay từ phi cơ nhìn xuống ,nhắc nớ tới “chuyên bay đêm” ,nhắc nhớ một cái gì thật thơ mộng nhưng cũng thật hào hùng hiên ngang :
    Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
    Nợ tang bồng vay trả trả vay
    Chí làm trai nam bắc đông tây
    Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể…(NCTRỨ)
    ..
    Sau này ở Pháp ở Mỹhầu như chẳng ai nhắc tới Ông ngoài cuốn thư tình của một phi công VNCH “Đời Phi công “.
    Nhưng rồi ,NXV bổng trở nên tăm tiếng vang tận tới quê nhà KHI được cho là nhà KH TÌM CON ĐƯỜNG NGÂN NHẤT cho những chuyến tàu VŨ TRỤ của Hoa Kỳ,,,
    Ngả mũ chao kính người trai tài ba của VNCH ,của QLVNCH và “người yêu HÀO HOA của PHƯỢNG”

  4. Thua xa Phạm Tuân,
    Éo biết cái con mẹ gì mà đạt chuẩn làm anh lơ phi thuyền bay mãi vào lỗ đen.

    • Có chứ,Phạm Tuân biết cách lái MIG núp ở trong mây rồi bất thình lình nhào ra rượt B-52 của Mỹ chạy có cờ ! Ngoài ra đồng chí còn thực hành thí nghiệm nghiên kíu bèo hoa dâu trên không gian nhưng chẳng bao giờ công bố kết quả vì…bí mật quốc ra !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét