Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

“Chính phủ cần hành động ngay để cứu ngành hàng không”

 

“Chính phủ cần hành động ngay để cứu ngành hàng không”

An Chi

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ cần hành động ngay để cứu ngành hàng không, hỗ trợ các hãng vượt dịch.

'Chính phủ cần hành động ngay để cứu ngành hàng không'

Covid 19 là cơ hội rất tốt cho các hãng hàng không Việt chiếm lĩnh, khẳng định vị thế trên trường quốc tế

Mặc dù Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không quốc tế (IATA) dự báo các hãng hàng không Việt Nam sẽ thiệt hại trên 4 tỷ USD trong năm nay, song PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, bên cạnh những khó khăn, thách thức, dịch bệnh cũng mang lại những cơ hội lớn cho ngành hàng không.

Theo đó, dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng gây thiệt hại nặng nề nhất nhưng cũng là cuộc khủng hoảng mang tính "phá hủy - sáng tạo". Tình thế này buộc các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế mỗi quốc gia phải xem xét lại toàn bộ cấu trúc và có hướng phát triển mới để thích nghi với bối cảnh "bình thường mới".

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam cần tận dụng tốt những cơ hội do khủng hoảng mang lại. Ngành hàng không không nên lãng phí cuộc khủng hoảng này mà cần nắm bắt, thích ứng và sáng tạo để vượt qua nó. 

"Covid-19 chính là cơ hội để hãng hàng không Việt Nam có thể bứt tốc sau dịch, phát triển không chỉ trong nước mà cả ở thị trường quốc tế", ông Thiên nhấn mạnh.

Nguyên nhân khiến vị chuyên gia này tự tin rằng hàng không Việt Nam có thể tăng vị thế trong trật tự hàng không mới của thế giới là do không chỉ hàng không Việt Nam gặp khó khăn do Covid-19 mà ngành hàng không thế giới cũng bị thiệt hại nặng nề. Thậm chí, càng các hãng lớn, thị trường rộng, chi phí cao lại càng gặp khó khăn do khủng hoảng.

Hy vọng ngày càng mong manh của hàng không trước cơn bão Covid-19 mới

Hy vọng ngày càng mong manh của hàng không trước cơn bão Covid-19 mới

Theo IATA, năm 2020, doanh thu hàng không thế giới bị giảm 419 tỷ USD, các hãng lỗ 84 tỷ USD. Từ khi dịch bùng phát đến nay, Covid 19 đã "đốt" 41% giá trị vốn hóa của 116 công ty hàng không niêm yết, trị giá 157 tỷ USD.

Mặc dù chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã hỗ trợ hàng không 173 tỷ USD nhưng do dịch liên tục bùng phát, nhiều đường bay quốc tế phải đóng cửa, bay nội địa cũng bị hạn chế nên nhiều hãng hàng không đã "chết dần". Tỷ suất lợi nhuận của các hãng này rất thấp, khó gượng dậy nhanh sau dịch.

Trong khi đó, hàng không Việt Nam có lợi thế thị trường bay nội địa vẫn hoạt động bình thường. Đến thời điểm hiện tại, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, thị trường nội địa của hàng không Việt Nam đã gần như được phục hồi hoàn toàn. 

Theo ông Thiên, nếu được Chính phủ hỗ trợ, hai hãng hàng không lớn của Việt Nam là Vietnam Airlines và Vietjet sẽ có cơ hội hồi phục, tăng vị thế, tăng thị phần vận tải quốc tế trong ‘trật tự hàng không mới’ của thế giới.

Đồng quan điểm, TS. Hồ Thị Hoà, Học viện Tài Chính cũng cho rằng, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, triển vọng trong ngắn hạn của ngành hàng không sẽ còn nhiều bất lợi. Quy mô hoạt động của ngành đang bị thu hẹp khi các đường bay quốc tế chưa được mở lại.

Song, đây cũng là cơ hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thu lợi cho các hãng hàng không còn trụ lại được sau dịch. Nếu các hãng hàng không của Việt Nam tận dụng được thời cơ này, nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ có thể tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới.

Trước thực tế này, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ cần hành động ngay để cứu hàng không, hỗ trợ các hãng vượt dịch. Bộ Giao thông vận tải và các hãng hàng không trong nước cần phân tích rõ hơn đối thủ trên thị trường thế giới để kịp thời kiến nghị Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ, tăng sức cạnh tranh để nâng vị thế hãng hàng không Việt trên trường quốc tế. 

Bên cạnh đó, ngành hàng không trong nước cần tăng kích cầu bay nội địa, tận dụng tốt thị trường nội địa làm bàn đạp để bứt tốc ra thế giới. "Nếu chậm trễ để bỏ lỡ sẽ rất đáng tiếc", ông Thiên nhấn mạnh.

Bàn về giải pháp hỗ trợ ngành hàng không, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet cho rằng, các doanh nghiệp hàng không đều gặp khó khăn về thanh khoản trong 2 – 3 năm tới do sụt giảm mạnh về doanh thu.

Do vậy, Vietjet kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn, hỗ trợ các hãng hàng không vay hạn mức 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3-5 năm. 

Mặt khác, theo bà Phương, trước khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp hàng không rất cần nguồn lực tài chính để tiếp tục hoạt động. Trong khi đó, hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN chỉ áp dụng việc cơ cấu nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020, vì vậy, bà Phương kiến nghị bổ sung thêm các khoản nợ phát sinh trong năm 2020 đối với ngành hàng không vào phạm vi, đối tượng được cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đến hết 31/12/2021.

Đại diện doanh nghiệp này cũng kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung quy định giảm 3% lãi suất cho vay trực tiếp, gián tiếp đối với các doanh nghiệp hàng không trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19; xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường xuống mức 1.000 đồng/lít thay vì mức 2.100 đồng/lít (áp dụng từ ngày 1/8/2020 đến 31/12/2020) và kéo dài thời gian áp dụng chính sách giảm thuế này đến hết năm 2021.

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp và người lao động, Vietjet kiến nghị việc dừng, giãn thời hạn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà thầu nước ngoài; tiền thuê đất cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh đến hết 31/12/2021 và giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

Theo dự báo của Cục hàng không Việt Nam, phải đến năm 2023 ngành hàng không mới trở lại mức trước đại dịch thì sự hỗ trợ của Nhà nước trong thời điểm này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự duy trì của ngành hàng không Việt Nam, giúp Vietjet vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục tăng trưởng để tăng thu ngân sách và góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước khi thị trường hồi phục, bà Phương nhấn mạnh.

Mặt khác, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không Việt Nam trên trường quốc tế, bên cạnh những giải pháp của Chính phủ, TS. Hồ Thị Hoà cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, rất nhiều hãng hàng không 4 sao, 5 sao của thế giới tăng cường mở đường bay tới Việt Nam, việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ trở thành yếu tố quan trọng. Ngành hàng không Việt Nam muốn cạnh tranh với thế giới và cạnh tranh thị phần vận tải hàng không cần cần khẳng định thương hiệu, uy tín và chất lượng dịch vụ của mình. 

Bên cạnh đó, hàng không Việt cũng cần thiết lập chiến lược về giá. Các hãng hàng không cần xây dựng đồng bộ với các sản phẩm trọn gói, mức giá linh hoạt, cạnh tranh so với đối thủ nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của mình. 

Chính sách giá vé cần được xây dựng sao cho phù hợp với mức thu nhập của khách hàng giữa thị trường nội địa và quốc tế nhằm khai thác hiệu quả thị trường dịch vụ vận tải hàng không, bà Hoà nhấn mạnh.

A.C.

Nguồn: The Leader

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét