NHƯ MỘT NÉN TÂM NHANG TƯỞNG NHỚ CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH
[Như một nén tâm nhang tưởng nhớ cụ Lê Đình Kình và những người đã, đang và sẽ tiếp tục nằm xuống vì một thế giới với những giá trị đích thực của Hòa bình, Tự do, Dân chủ, Nhân văn, Nhân bản, Khoan dung, Tiến bộ và Khai sáng]
*
“EM CHỈ MUỐN TIỀN! ANH CHỈ MUỐN CÁCH MẠNG!”
Liêu Diệc Vũ
Nguyen Trung Kien dịch
Vài giờ trước buổi bình minh ngày Bốn tháng Sáu năm 1989, theo mệnh lệnh của chính phủ Trung Quốc, 200.000 binh lính đã bao vây Bắc Kinh rồi tiến vào trung tâm thành phố. Xe tăng và xe bọc thép của quân đội đã đi trước dọn đường, nghiền nát các chướng ngại vật, bắn vào đám đông, hạ gục con người như cỏ dại. Được phê chuẩn từ cấp lãnh đạo cao nhất, vụ thảm sát mà họ đã gây ra trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, chống lại những người biểu tình bất bạo động từ mọi tầng lớp trong dân chúng, đã làm chấn động cả thế giới.
*
“EM CHỈ MUỐN TIỀN! ANH CHỈ MUỐN CÁCH MẠNG!”
Liêu Diệc Vũ
Nguyen Trung Kien dịch
Vài giờ trước buổi bình minh ngày Bốn tháng Sáu năm 1989, theo mệnh lệnh của chính phủ Trung Quốc, 200.000 binh lính đã bao vây Bắc Kinh rồi tiến vào trung tâm thành phố. Xe tăng và xe bọc thép của quân đội đã đi trước dọn đường, nghiền nát các chướng ngại vật, bắn vào đám đông, hạ gục con người như cỏ dại. Được phê chuẩn từ cấp lãnh đạo cao nhất, vụ thảm sát mà họ đã gây ra trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, chống lại những người biểu tình bất bạo động từ mọi tầng lớp trong dân chúng, đã làm chấn động cả thế giới.
Hàng triệu người dân Trung Quốc bình thường và đầy mơ mộng đã biểu tình đòi dân chủ trong nhiều tuần trước đó, tại hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc, bao gồm Thành Đô - nơi tôi đang sinh sống, và là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, quê hương tôi. Ngay lập tức, những người biểu tình đã bị phân rã như những bầy chim đầy sợ hãi. Lệnh bắt người lan tràn khắp đất nước. Hàng trăm nghìn người đã chạy trốn ra nước ngoài và trở thành các Hoa kiều tị nạn chính trị. Trong khi đó, hàng chục nghìn người khác - hầu hết thuộc tầng lớp lao động, vốn có rất ít mối liên hệ với những người lãnh đạo phong trào dân chủ này - đã bị tống vào tù và trở thành chính trị phạm.
Ba mươi năm sau, chế độ gây ra vụ thảm sát đó vẫn đang cầm quyền. Cho đến nay, vẫn chưa có ước tính đáng tin cậy về số người thiệt mạng trong ngày Bốn tháng Sáu đó. Con số chính thức của chính quyền về những người “vô tình bị thương” là 300 người hoặc ít hơn. Các cuộc khảo sát được tiến hành tại thời điểm đó bởi Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc và các tổ chức thuộc phong trào sinh viên tại 100 bệnh viện quanh khu vực Bắc Kinh cho thấy khoảng 3.000 người đã bị giết. Các tài liệu được giải mật gần đây từ chính phủ Hoa Kỳ và Liên hiệp Anh cho thấy số người bị giết có thể lên tới hơn 10.000 người, số người bị thương thậm chí còn nhiều hơn.
Làm thế nào để chúng ta có thể tìm thấy họ, những người đã nằm xuống? Vợ chồng ông bà Khương Bồi Khôn và Đinh Tử Lâm, sau khi con trai của họ bị giết ở gần quảng trường, đã liên lạc với hơn 200 thành viên của gia đình nạn nhân trong ngày Bốn tháng Sáu đó, và khởi động phong trào 'Các Bà Mẹ Thiên An Môn'. Trong ba mươi năm qua, họ chỉ có thể thu thập danh sách 202 người từ tất cả những người thiệt mạng. Tôn Lập Dũng, người đã trốn sang Úc, đã lập danh sách, một cách đầy khó khăn, và chỉ thống kê được vài trăm người đã bị cầm tù sau ngày Bốn tháng Sáu đó.
Rồi nhiều năm tháng lại tiếp tục trôi đi. Những tên đồ tể đang chiến thắng. Các chu kỳ của sự đổ vỡ và đau khổ về đạo đức đầy hổ thẹn đã liên tục trồi lên tụt xuống sau cuộc đàn áp này: những tên đồ tể đó đã và vẫn đang tạo ra quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Những tên bạo chúa này dường như lúc đầu đã giết người với đôi bàn tay run rẩy. Sau đó, khi chúng giết nhiều người hơn và nợ máu của chúng với nhân dân ngày một tăng thêm, thì việc giết người trở nên dễ dàng hơn, và chúng cảm thấy được tự do để làm tất cả những gì chúng muốn.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ điên cuồng. Mỗi làn sóng giết người mới dường như mang lại sự tăng trưởng kinh tế lớn trong giai đoạn tiếp theo. Một lý thuyết thời thượng cho rằng sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy cải cách chính trị, và đến lượt chúng, các cuộc cải cách chính trị này sẽ buộc những tên bạo chúa đó phải tiến tới nền dân chủ. Đó là lý do tại sao các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Trung Quốc sau ngày Bốn tháng Sáu đó đã sớm biến mất, với ngày càng nhiều quốc gia chờ đến lượt để thực hiện các giao dịch kinh doanh với những tên đồ tể đó. Họ đã làm điều này ngay cả khi những tên đồ tể đó liên tục bỏ tù và giết người, ngay cả khi các bể máu mới tiếp tục tràn qua những bể máu cũ. Chế độ chuyên chế mới thay thế chế độ chuyên chế cũ. Để sống sót và kiếm sống một cách khổ sở giữa chế độ chuyên chế đẫm máu như vậy, mọi người dân đã học cách sống mà không phải đối diện với những sự tự truy vấn về đạo đức.
Sau sự kiện Thiên An Môn, khi mọi người dân giả vờ mất trí nhớ và chạy đua để kiếm tiền, thì những làn sóng đàn áp tàn bạo đã tiếp tục tấn công các gia đình của những người biểu tình vốn đã bị giết chết hoặc đang bị cầm tù, cùng với những người tập luyện các môn khí công - các thành viên phong trào Pháp Luân Công, các đảng viên của Đảng Dân chủ Trung Quốc, những dân oan đang kêu gào chính phủ phải giải quyết sự bất bình của họ đối với các quan chức địa phương, những người nông dân bị tước đoạt đất đai, những người công nhân bị sa thải, các luật sư bảo vệ nhân quyền, những tín đồ của các giáo phái ngầm, các nhà bất đồng chính kiến, các gia đình của những nạn nhân trong vụ động đất ở Tứ Xuyên, những người đã ký Linh Bát Hiến Chương, những người ủng hộ Cuộc Cách Mạng Cam trên mạng Internet, cùng với những người đấu tranh ở Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương. Trong khi đó, những người biểu tình trong ngày Bốn tháng Sáu đó, cuối cùng, đã được thả ra khỏi nhà tù, trong lặng lẽ, từng người một, mà không ai để ý.
Người dân Trung Quốc đã trở thành nô lệ, đang chờ đợi và luôn sẵn sàng chịu đựng sự cướp bóc và chà đạp. Và Đảng Cộng sản nói với phương Tây: "Hãy đến với chúng tôi, xây dựng nhà máy, thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà cao tầng và thiết kế mạng máy tính. Miễn là không bàn về nhân quyền hoặc lựa chọn sự đối kháng chính trị, các ngài có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Ở đất nước của mình, các ngài phải tuân theo các luật lệ và đối phó với dư luận. Các ngài không được tự do làm theo ý mình. Các ngài nên đến đây và làm ăn với chúng tôi. Hãy đến đất nước của chúng tôi và cùng thực hiện những điều dơ bẩn với chúng tôi. Xin hãy tiếp tục hành động và ngăn dòng chảy của các con sông, làm vấy bẩn bầu không khí, nguồn thức ăn và nguồn nước ngầm của chúng tôi theo mong muốn của các ngài. Hãy sử dụng lao động giá rẻ của chúng tôi. Làm cho nhân dân chúng tôi làm việc ngày đêm. Giam cầm chúng trên các dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm hầu hết mọi người dân Trung Quốc mắc phải các loại bệnh ung thư khác nhau trong cơ thể, và cả trong tâm trí lẫn nhân cách của họ, bởi tất cả những ô nhiễm này, các ngài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, tại bãi rác lớn nhất thế giới, nơi sẽ luôn có nhiều cơ hội kinh doanh hơn bất cứ nơi nào khác trên toàn cầu".
Nhân danh thương mại tự do, các công ty phương Tây đã thực hiện nhiều âm mưu với những tên đồ tể này. Chúng đã tạo ra một bãi rác. “Hệ thống các giá trị rác rưởi” với lợi nhuận trên hết của chúng đã gây ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Người dân Trung Quốc đều biết rằng những kẻ đồ tể đã có tiền và đã có những lối thoát luôn sẵn sàng cho chúng, và cuối cùng chúng sẽ từ bỏ quê hương vốn đã bị găm đầy vết thương và đang dần tan rã. Tất cả bọn chúng sẽ di cư đến phương Tây để tận hưởng vùng đất tinh khiết tràn đầy ánh sáng Mặt Trời, sự tự do, sự bình đẳng và tình huynh đệ. Chúng thậm chí có thể cầu nguyện trong một nhà thờ ở đó, và cầu nguyện với chính đức Jesus đó - người bị đóng đinh vào Thập tự giá trong thời cổ đại bởi những tên bạo chúa - nhằm cứu chuộc lại tội ác của chúng. Và một khi người dân Trung Quốc nhận ra rằng các quan chức và doanh nhân tham nhũng, những điển hình vô liêm sỉ của “những kẻ chiến thắng ăn cả”, thì chúng sẽ không phải đối mặt với công lý hay nhận được sự ghẻ lạnh dành cho chúng ở phương Tây, và phương Tây sẽ bắt chước chúng. Chẳng bao lâu, mọi nơi trên thế giới sẽ đầy những kẻ Trung Quốc lừa đảo vừa ruồng bỏ quê hương mình - một bầy châu chấu sẽ thổi bay mặt đất và bầu trời, mang theo thảm họa tới bất cứ nơi nào chúng đến.
Những đứa trẻ sinh năm 1989 giờ đã trưởng thành. Theo các tư tưởng về sự hài hòa âm dương của Phật giáo Trung Quốc, chúng có thể là sự tái sinh của những người đã chết trong ngày Bốn tháng Sáu đó, mặc dù hoàn toàn không có ký ức về tiền kiếp của mình. Mặt khác, hàng chục vạn chiến binh quả cảm trên đường phố chống lại sự chuyên chế, vốn đã bị tống vào tù năm 1989, dường như chỉ là một nắm cát ném xuống đại dương xoáy lốc gồm hơn một tỷ dân.
*
"Mọi thứ đều đang trở nên hỗn loạn. Người phụ nữ mà cậu từng biết đã thay đổi; nàng hoàn toàn tập trung vào việc phấn đấu cho tương lai. Sau đó, lại đến vấn đề việc chăm sóc con gái của chúng tớ và sự ‘không-có-gì-để-kể-với-bạn-bè’ của tớ. Vợ tớ phàn nàn rằng nàng đã hơn ba mươi tuổi mà vẫn không có nổi chốn dung thân – nơi nàng có thể gọi đó là ‘nhà mình’. Nàng nói tớ phải tìm cách kiếm tiền để nuôi con gái. Nàng coi thường quá khứ của chính chúng tớ – sự dũng cảm của nàng thời còn là nữ sinh. Tiếng sáo của tớ khiến nàng phát điên, vì vậy tớ không không thổi nữa. Ở đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn mình, tớ vẫn yêu nàng, nhưng tớ không thể yêu nàng theo cách nàng cần. Thỉnh thoảng, khi ở nhà một mình, những cuộc đấu tranh tư tưởng nảy lửa diễn ra trong đầu tớ hàng giờ: “Mi là kẻ thua cuộc!”. “Mi là chồng cô ấy!”. “Mi là cha của con gái mi!”. “Em chỉ muốn tiền! Anh chỉ muốn cách mạng!”."
Bức thư này đề ngày 26 tháng 3 năm 1994, gửi một người bạn cũ của tôi, Lưu Hà, người sau này sẽ kết hôn với chính trị phạm nổi tiếng Lưu Hiểu Ba. Đêm trước đó, tôi ngồi trên ban công lạnh cóng của mình hàng giờ. Tôi lấy cây sáo trúc của mình ra thổi, nhưng thấy chán nản kinh khủng, đến nỗi tôi không thể nghe được thanh âm của nó. Tôi chỉ khiến mình bị cảm lạnh.
Ngay sau đó, vợ chồng tôi đã cãi nhau dữ dội, rồi ly hôn. Tôi trở về nhà cha mẹ tôi ở phía bên kia thành phố, nơi họ chăm sóc tôi như thể tôi vừa mới lại trở thành một đứa trẻ. Phần lớn trong thời gian này, tôi chỉ có một vài xu lẻ trong túi, thậm chí không đủ để rời khỏi căn hộ. Anh trai tôi, Đạt Mậu, đã cho tôi vay 10.000 nhân dân tệ, tất cả đều được tôi chuyển cho nàng để hỗ trợ nuôi con. Con gái tôi bây giờ đã hai mươi mốt tuổi. Trong hai mươi mốt năm đó, hai cha con tôi đã dành cho nhau chưa nổi hai tháng.
Trước sự kiện Thiên An Môn, tôi là một nhà thơ nổi loạn, hay thay đổi và đầy bốc đồng, người thích lựa chọn những cuộc đối đầu và kể những câu chuyện cao siêu. Tôi đã giành được hơn hai mươi giải thưởng văn học nhà nước, và tôi nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng thế giới. Nhưng nhuận bút của tất cả những bài thơ tôi chỉ tương đương mức tiền công trả cho một tù nhân. Cái nhìn thi ca đầy thơ mộng đó đã bừng lên trên khuôn mặt tôi. Năm 1990, tôi bị bắt vì đọc một bài thơ về vụ thảm sát Thiên An Môn, và tôi đã ở tù gần bốn năm. Ngay cả sau khi được thả ra, tôi vẫn là một kẻ lang thang, một kẻ vô gia cư ngay trên quê hương mình.
Vụ đại thảm sát ngày Bốn tháng Sáu đó là một bước ngoặt. Trước đó, mọi người dân đều yêu đất nước mình; sau đó, họ chỉ yêu tiền. Trái tim của nhân dân ngày càng lạnh giá. Là một cựu chính trị phạm không một xu dính túi, tôi có thể nói rằng mọi người đều coi thường tôi. Tôi cảm thấy như thế giới của tôi đã bị đảo lộn chỉ sau một đêm. Khi tôi về nhà và gặp lại vợ, cha mẹ, anh chị và những người bạn cũ, lần đầu tiên kể từ khi vào tù, họ có vẻ bình thản, và không có bất kỳ màn chào đón tình cảm nào mà bạn vốn vẫn đọc được trong sách. Sinh ra hơn nửa năm sau khi tôi đi tù, con gái tôi đã lên ba. Bé sợ cái đầu cạo trọc của tôi và bắt đầu khóc. Bé trốn sau cánh cửa và khóc thút thít, nhổ nước bọt vào tôi.
Các tù nhân, theo định nghĩa, tất cả đều cô độc. Nhiều bạn tù của tôi đã không nhìn thấy người phụ nữ nào trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Mọi tù nhân đều nói về tình dục vào mọi lúc, ngay cả với các chính trị phạm luôn đầy ắp các lý tưởng tự cho là cao cả của họ. Đó là chủ đề mặc định của chúng tôi trong các cuộc trò chuyện. Sự khác biệt duy nhất giữa thường phạm và chính trị phạm là khi thường phạm làm tình đồng giới đồng loạt với nhau trong phòng giam, thì các chính trị phạm phải giả vờ như họ không chú ý hoặc lặng lẽ lánh đi. Tôi đã từng dùng chung chiếc giường tầng với một người đàn ông phạm tội buôn người. Bất cứ khi nào các tù nhân tiến hành bữa tiệc sex đặc biệt với nhau vào buổi tối, anh sẽ tự mình thủ dâm. Thỉnh thoảng anh làm rung cả cái giường, và tôi sẽ gõ mạnh lên khung giường sắt để phản đối. Anh sẽ hét lại với tôi mà không bỏ lỡ một nhịp thủ dâm nào: “Mày không biết à? Thủ dâm hoặc đánh mất cực khoái!"
Sau đó, tôi bị các tù nhân đem ra làm trò cười, nhưng sau khi được thả, tôi nhận ra rằng mình thực sự đã đánh mất ham muốn nhục dục. Nó bộc lộ ngay trong cuộc ‘sinh hoạt’ đầu tiên với vợ tôi sau cuộc chia ly dài; trên thực tế, cuộc đó đã kết thúc trước khi nó thực sự bắt đầu. Nàng đứng dậy, mặt lạnh như băng, và nói: “Em không thực sự ham muốn, nhưng vì anh vừa về đến nhà, em nghĩ không có cách nào để tránh được việc đó”.
Cái nhìn trống rỗng trên khuôn mặt tôi che giấu sự hỗn loạn trong tôi. Tôi nhanh chóng mặc quần áo. Cuộc sống sau khi ra tù hóa ra là một địa ngục trần gian. Lối thoát cho cuộc hôn nhân của một người ham muốn tình dục vô độ với một người rối loạn chức năng tình dục kèm theo quá khứ chính trị bị nghi ngờ là gì? Những người bạn cũ của tôi sẽ trả lời điện thoại ngay lần đầu tiên tôi gọi, nhưng họ không bao giờ trả lời lần thứ hai. Ngay cả những người đến mời tôi ăn tối một cách đầy trân trọng sau đó cũng sẽ biến mất.
Lúc đó, vợ tôi đang là biên tập viên của một tuần san giải trí được xuất bản bởi một hộp đêm Thành Đô. Nàng sợ rằng cái đầu trọc của tôi quá dễ nhận thấy – đó là dấu hiệu của một cựu tù nhân, vì vậy nàng đã mua cho tôi một bộ tóc giả và bắt tôi phải đeo nó. Có lần tôi đến hộp đêm đó để đón nàng vì trời đã muộn và tôi lo nàng sẽ không an toàn khi về nhà. Ngay khi vào hộp đêm, tôi tình cờ gặp hai người quản lý, một béo một gầy, cả hai đều say xỉn, vốn là hai người bạn cũ của tôi, đều từng là nhà thơ. Cùng nhau, chúng tôi đã điều hành một tạp chí thơ ngầm để chọc ngoáy Đảng một cách hài hước. Tất nhiên cả hai đều có lý tưởng và yêu nước hơn tôi trong các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989, khi công khai đọc những bài thơ chống tham nhũng của họ trong khuôn viên trường đại học. Đêm ngày Bốn tháng Sáu đó, họ đã ở Quảng trường Thiên Phủ tại Thành Đô, mang thức ăn và nước uống cho các sinh viên đang giao tranh với binh lính trong quân đội và đưa những người bị thương đến bệnh viện.
Tại hộp đêm, họ nhận ra tôi ngay. Gã béo chộp lấy bộ tóc giả của tôi và kêu lên: “Đây là cách mà kẻ phản cách mạng này đang ngụy trang ư?”. Gã gầy gào lên: “Đưa một cô gái lên cho nhà phản cách mạng nào!”. Tôi toát mồ hôi hột. Cả hai cùng cười ầm lên và kéo tôi vào một phòng riêng để uống rượu.
Ba nữ tiếp viên bước vào và khởi động máy hát karaoke. Gã béo rút ví và đưa cho họ tờ 100 tệ tiền boa, hệt như hắn đang phát kẹo. Gã gầy hỏi tôi: “Cậu còn làm thơ không?”
“Tôi không thể làm được nữa. Tôi đoán là tôi không cảm thấy hứng thú”, tôi trả lời.
“Ồ, nếu cảm thấy như vậy, cậu hãy thử thay đổi cảm hứng và viết những bài thơ ca ngợi những hộp đêm, cuộc sống về đêm tại Thành Đô, những phụ nữ gợi tình và món lẩu cay”, hắn khuyên. “Bọn mình có thể in những bài thơ của cậu bằng bút danh trên tờ tạp chí của bọn mình, tờ tạp chí mà vợ cậu đang biên tập đó”.
Tôi chết lặng. “Các cậu đã từng là những nhà thơ nghèo khổ, thậm chí không thể mua nổi một chai rượu ngon. Các cậu kiếm đâu ra tiền để kinh doanh ở đây thế? Chỉ riêng tiền thuê nhà đã phải đến hàng trăm nghìn nhân dân tệ mỗi năm rồi ấy chứ”.
“Chỉ cần thực hiện một khoản vay và cậu có thể chi tiêu tất cả những gì mình muốn”, gã béo nói. “Có một người tôi quen đang làm trong ngân hàng, hắn sẽ lấy tòa nhà và các thiết bị làm tài sản thế chấp. Thật không may, các cô gái không được coi là tài sản thế chấp”.
“Người nghèo không phải là những người theo chủ nghĩa xã hội kể từ khi Đặng Tiểu Bình thúc đẩy cải cách kinh tế trong chuyến hành phương Nam nổi tiếng hồi năm 1992”, gã gầy nói thêm. “Biểu tình để ủng hộ nền dân chủ sẽ không đưa chúng ta đến đâu cả. Tiền sẽ thực hiện điều đó”.
*
Cuộc sống trước ngày Bốn tháng Sáu đó đã trở thành một ký ức xa vời. Những tháng ngày ấy đã trôi đi đầy lãng phí. Tôi trôi dạt vô định, thổi sáo trong các quán bar và trên đường phố để kiếm tiền, và viết hồi ký về đời tù của mình bất cứ khi nào rảnh rỗi. Tôi hình dung mình là người đàn ông xui xẻo nhất vẫn còn sống. Ngay cả người ‘đặc tình’ bí mật cho cảnh sát chuyên theo dõi tôi cũng cảm thấy tiếc cho tôi. Một ngày nọ, hắn đến thăm tôi, thông báo rằng hắn đã tìm thấy một cửa hàng trống, và sẽ sắp xếp cho tôi mở một cửa hàng quần áo ở đó. Tôi nói tôi sẽ không biết mua quần áo ở đâu chứ đừng nói đến việc bán chúng.
Hắn hỏi lại: “Ý cậu là gì, cậu thậm chí không biết làm cả những điều đơn giản ư? Tôi sẽ đưa cậu đến chợ Ao Sen để lấy hàng giả, tại ga tàu hỏa Cửa Bắc. Cậu có thể dự trữ đống hàng giả và nhãn mác của quần áo có thương hiệu, với số lượng lớn. Mua một mớ, giặt qua, rũ bỏ các nếp nhăn, là cẩn thận, và chúng sẽ trông giống như hàng thật. Nếu cậu giỏi nói thách những món hàng của mình, cậu có thể bán một chiếc áo 10 tệ với giá 50 hoặc 100 tệ. Cậu sẽ giàu có ngay lập tức!”
“Khách hàng không ngốc đâu”, tôi trả lời.
“Đúng vậy, nhưng cậu phải biết tự nói chính mình rằng họ ngốc thật. Bán hàng là một cuộc chiến tâm lý”.
“Nếu khách hàng nào đó phát hiện ra mình bị lừa thì sao?”
“Giơ súng lên và khẳng định cậu sẽ không bao giờ bán hàng giả. Nếu họ thực sự làm ầm lên và từ chối, hãy gọi cho tôi”.
“Tôi không chắc mình muốn điều hành một doanh nghiệp mà sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự bảo kê của cảnh sát”, tôi nói, rồi cười cay đắng.
“Nếu cậu có thể rút súng ra, cậu sẽ có tiền thật”, hắn bảo đảm với tôi. “Tôi có thể giúp cậu được miễn tiền thuê trong vài năm đầu, và khi cửa hàng thực sự phát đạt, cậu sẽ nắm bắt cơ hội này và mở một chuỗi cửa hàng. Nhắm đến mười cửa hàng trong vòng năm năm và năm mươi cửa hàng trong vòng mười năm. Cậu sẽ có chuỗi cửa hàng quần áo hàng đầu trong thành phố. Nếu muốn tiến thêm một bước, cậu hãy thuê thêm vài người và mở xưởng may của riêng cậu, tạo ra những thương hiệu gắn tên nước ngoài và xuất khẩu chúng với giá rẻ; cậu sẽ là ông chủ của một công ty đa quốc gia lớn. Trước khi cậu nhận ra điều đó, ngay cả người phương Tây cũng sẽ không mặc áo và sẽ không có quần lót nếu không có cậu”.
Tôi cười lớn, nhưng ngay khi ngậm miệng, tôi cảm thấy thật thảm hại.
Chúng tôi uống đến tận khuya, say thật sự. Vừa mới vỗ vào lưng nhau, nhưng ngay sau đó chúng tôi lại nhìn nhau đầy cảnh giác. Khi bữa nhậu kết thúc thì trời đã gần sáng. “Hãy nghĩ về điều đó, Liêu nhé”, hắn nói khi chia tay.
Tôi trả lời: “Điều này không dành cho tôi. Cậu có thể đi tiếp con đường riêng của mình. Tôi sẽ gắn bó với cây cầu gỗ đơn của tôi“. Cây cầu đơn đó là những buổi thẩm vấn trong tù mà tôi đang viết lại, trong bí mật.
Một năm sau, người bạn nhậu vốn là ‘đặc tình’ của cảnh sát đó xông vào căn hộ của tôi với một lũ đàn ông. “Đây là một sự thực thi pháp luật”, hắn tuyên bố. Hắn cho tôi xem thẻ cảnh sát của mình và đọc lệnh khám xét. Chúng lục soát kỹ lưỡng ở mọi nơi: trên giường, trên bàn, trên mái nhà, dưới sàn nhà, và tất cả những ngách bụi bặm mà tôi không hề bận tâm đến. Chúng mở tất cả các ngăn kéo và lộn tất cả các túi của tôi từ trong ra ngoài. Mặc người ‘đặc tình’ cũ của tôi, Vũ Tử, phản đối ầm ĩ, chúng còn lật tung ổ chó và khám xét nó kỹ lưỡng. Mọi thứ có chữ viết trong nhà đều bị tịch thu: thư từ, ghi chú, tờ rơi tìm chó lạc, và bản thảo cuốn hồi ký gần hoàn thành của tôi. Tôi đã phải ký vào danh sách các bằng chứng phạm tội mà chúng đã thu thập. Sau đó, tôi bị đẩy vào một chiếc xe cảnh sát và bị thẩm vấn tại một đồn cảnh sát gần đó cho đến gần nửa đêm. Vào thời điểm đó, cùng một người đàn ông từng thúc giục tôi khởi nghiệp trong ngành may mặc đã đến gặp tôi trước khi tôi về nhà. Hắn bắt tay, vỗ vai và cảnh báo tôi: “Cậu không nên rời khỏi nhà trong một tháng”.
Tôi đã bị tước đoạt mất hàng trăm nghìn chữ của đống bản thảo viết tay chỉ trong một đêm. Tôi ngủ thiếp đi, tự nguyền rủa mình với từng lời nguyền của người Tứ Xuyên mà tôi biết. Và sau đó, tôi bắt đầu viết lại cuốn hồi ký của mình từ đầu. Tôi không xứng đáng với sự thông cảm của ai - khi đang bận rộn kiếm sống, không ai có thời gian rảnh rỗi cho những rắc rối lố bịch của kẻ khác - nhưng ở trên thiên đường, hình như các vị thần linh cảm thấy tiếc cho tôi và bù đắp cho những bất hạnh của tôi bằng cách gửi xuống cho tôi một thiên thần, Tống Du. Nàng động viên giúp đỡ tôi khi tôi đang bị mắc kẹt vào quãng thời gian tồi tệ nhất của cuộc đời mình. Vấn đề xuất tinh sớm của tôi dần dần được khắc phục, nhưng chứng rối loạn chức năng tâm thần của tôi vẫn tồn tại. Tôi bồn chồn và lo lắng bởi những thay đổi tâm trạng cực độ. Vào buổi tối, khi thổi sáo trong các quán bar, tôi thường nói nhiều và lần lượt khuất phục người nghe. Có lần tôi đã đập một cái chai trên đầu người say rượu trong một cuộc ẩu đả ở quán bar khiến cảnh sát phải lập biên bản.
Năm 1995, cảnh sát mật đã trở lại. Có lẽ họ đã theo dõi nơi tôi ở; họ dường như luôn biết tôi đã ở đâu và từng nói chuyện với ai. Họ dường như đã thâm nhập vào những giấc mơ của tôi một cách bí ẩn: tôi có một giấc mơ lặp đi lặp lại về sự trốn thoát, khi mơ thấy mình vẫy đôi cánh tay và đột nhiên bay vút lên không trung. Kiệt sức vì bay, tôi ngủ trong tư thế bào thai, không mong muốn gì hơn là được trở về tử cung của mẹ, nơi tôi sẽ không bị theo dõi. Khi tôi gặp ác mộng, Tống Du sẽ đánh thức tôi bằng cách lay tôi nhẹ nhàng và ôm tôi như một người mẹ, cho đến khi một cơn ác mộng khác trong-đời-thực của một ngày mới bắt đầu.
Điều đã đưa cảnh sát đến nhà tôi lần này là bản kiến nghị “Sự thật về sự kiện ngày Bốn tháng Sáu” mà Lưu Hiểu Ba đã gửi cho tôi bằng bản fax. Tôi đã ký vào tài liệu được in mờ nhạt đó mà không cần suy nghĩ, và fax lại. Hai ngày sau, tôi bị cảnh sát bí mật bắt đi mà vẫn không hiểu vì sao, và bị giam giữ trong hai mươi ngày. Tống Du đã dành nhiều ngày bên ngoài các bức tường của nhà tù, cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra với tôi. Khi tôi về đến nhà, điều đầu tiên nàng nói với tôi là: “Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như thế này, liệu chúng mình có còn tương lai với nhau không anh?"
Tôi không thể nói gì thêm với nàng. Những từ duy nhất xuất hiện trong đầu tôi là một dòng thơ của nhà thơ Dylan Thomas: “Dành cho người cảm thấy một thế giới đầy tật bệnh đang sụp đổ như tuyết tan”.
Lúc đó tôi còn trẻ và nóng tính. Mặc dù tôi đã gây ồn ào về việc muốn ra nước ngoài, nhưng tôi thực sự không muốn di cư, thậm chí không muốn phải tị nạn chính trị. Tôi là một con chó hoang đầy hoang dã. Tôi đã lăn lộn một cách xuất sắc trong những thùng rác tại các con ngõ, phơi nắng, sau đó lật một vài mẩu rác và tìm kiếm các mẩu chuyện. Tôi như một kẻ nghiện cờ bạc một cách điên cuồng. Nếu Đảng Cộng sản không muốn tôi viết một cái gì đó, thì tôi phải viết nó ra. Có lẽ mong muốn này bắt đầu khi tôi ở trong tù, nằm giữa hai người đàn ông bị kết án tử hình. Họ đua nhau trút bầu tâm sự với tôi cả ngày lẫn đêm. Một người kể về việc anh ta đã chém vợ đến chết và sau đó quan hệ tình dục với xác chết của nàng cả tiếng đồng hồ ra sao. Người kia kể với tôi rằng anh ta đã tỉnh táo như thế nào sau khi trốn thoát khỏi nhà tù bằng cách ngụp lặn dưới hầm chứa phân rồi tìm cơ hội trốn trại. Tôi không muốn nghe - các giác quan của tôi đã bị quá tải - nhưng họ sẽ không im lặng. Họ nói: “Cậu phải nghe. Cậu là thính giả cuối cùng của chúng tôi. Chẳng nhẽ cậu lại nỡ không lắng nghe chúng tôi ư?” Vì vậy, tôi lắng nghe câu chuyện của họ nhiều lần. Cách duy nhất tôi có thể khiến hai tên khốn bị kết án đó bước ra khỏi tâm trí mình là viết ra những câu chuyện của họ. Trong những năm qua, tôi đã hoàn thành việc ghi chép và viết ra những câu chuyện của hơn ba trăm người sống dưới đáy xã hội Trung Quốc.
Đến lúc đó, tôi cũng là một phần của lớp người dưới đáy ấy. Tôi đã rơi xuống vực thẳm của lớp người cùng khổ ở thành thị, điều này đưa tôi lên cùng một đẳng cấp với những vô gia cư trong thành phố. Tôi không có định hướng trong cuộc sống, và không có tự do. “Nếu trái tim của bạn giam cầm bạn, bạn sẽ không bao giờ được tự do”. Đó là điều mà người thầy dạy sáo trúc của tôi đã từng nói - và không biết giờ ông đang ở đâu? Tôi bắt đầu uống nhiều rượu. Khi say, tôi sẽ nguyền rủa Trung Quốc, nguyền rủa cảnh sát, nguyền rủa lãnh đạo Cộng sản Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng, nguyền rủa giới trí thức tinh hoa, nguyền rủa các nhà hoạt động dân chủ lưu vong, và nguyền rủa cả hàng triệu người đã xuống đường vào năm 1989. Tại sao tôi lại quyết định xuống đường đọc bài thơ ‘Thảm sát’ của mình vào sáng sớm ngày Bốn tháng Sáu đó? Nó có đáng không? Tất cả trong số họ đều là những người rất tốt khi bị giết bởi những gì họ tin tưởng, nhưng tôi đã bị kết án để nhận lấy một cuộc hiện sinh khốn khổ vô thời hạn.
*
Vào mùa Thu năm 2004, tôi đã ly hôn lần thứ hai.
Ngay sau đó, cảnh sát mật đã đến và quản thúc tôi tại gia, sau khi tôi phỏng vấn hai học viên Pháp Luân Công. Số phận của tôi thật tệ hại. Kể từ khi tôi ra tù một thập kỷ trước đó, các ‘đặc tình’ được giao nhiệm vụ theo dõi tôi đã thay đổi bảy lần. Lần này chuyện xảy ra bởi hai người phụ nữ ăn mặc bảnh bao, trông rất lo lắng gõ cửa nhà tôi. Tôi nghĩ rằng họ là những người ăn xin và tôi cho họ vào. Theo thói quen, tôi lấy ra cuốn sổ tay của mình và ghi lại cách đối xử khủng khiếp mà họ phải chịu đựng tại một viện tâm thần.
Một tuần sau, tôi nghe thấy tiếng đập mạnh vào cánh cửa. May thay, cánh cửa rất chắc chắn và không thể mở được bằng cách đấm và đá. Trong cơn tuyệt vọng, tôi lấy thẻ ngân hàng và thẻ căn cước từ ngăn kéo, vắt mình ra khỏi cửa sổ nhà bếp và bắt đầu trèo lên ống khói bằng cách nắm lấy hai sợi dây chống sét han rỉ. Ngay khi tôi đang chạm vào mép bê-tông, co mình lại và cố gắng móc chân phải của tôi lên mép mái nhà, thì bàn tay trái của tôi trượt một chút. Tôi toát mồ hôi lạnh. Tầng bảy! Nếu tôi ngã, bộ não của tôi sẽ văng khắp nơi như một chiếc bánh nhân thịt.
Tôi đã lợi dụng màn sương mù dày đặc trong đêm đó để lẻn ra khỏi Thành Đô và sau đó rời khỏi Tứ Xuyên. Tôi tìm đường xuống Vân Nam để trốn cho đến khi tình hình dịu xuống. Năm sau, công việc của tôi trong nhóm “những kẻ côn đồ ngày Bốn tháng Sáu” bắt đầu một cách nghiêm túc.
“Cậu là một trong những kẻ may mắn”, Ngô Văn Kiện nói. Anh là “kẻ côn đồ” đầu tiên mà tôi phỏng vấn, khi tôi bắt đầu kể cho anh nghe câu chuyện của mình.
"Đúng vậy. Nếu so sánh với những người đã chết”, tôi nói.
“Và còn so với cả những người đang còn sống”, anh đáp.
Ngô Văn Kiện chỉ mới 19 tuổi vào năm 1989. Chống lại mong muốn của cha mẹ, anh tham gia cuộc biểu tình trên đường phố vào ngày Bốn tháng Sáu ấy, và gặp may khi một viên đạn chỉ sượt qua da đầu chứ không nhằm trúng tim anh. Anh công khai diễn thuyết, bày tỏ sự phẫn nộ của mình; bài diễn thuyết tên là: “Chúng tôi yêu cầu trả lại món nợ máu này”. Nó đã khiến anh lĩnh một cái án bảy năm trong tù, một quãng thời gian tương đối ngắn.
Ngô trình bày về việc những 'kẻ côn đồ' như anh được đối xử như thế nào sau vụ thảm sát. Chẳng hạn, bảy trong số tám người đầu tiên bị kết án vì tội cố ý gây hỏa hoạn – bảy người này đã bị buộc tội cố ý đốt cháy xe tăng của quân đội và bị xử tử ngay sau đó. Người duy nhất được tha mạng là Vương Liên Hỉ, một công nhân vệ sinh bị tàn tật nặng. Kết quả là, anh bị tống vào tù. Sau mười tám năm, anh được thả ra, ngay trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Sau đó, anh bị đuổi khỏi căn hộ của mình, giống như nhiều người Bắc Kinh khác, khi thành phố buộc phải di tản hàng nghìn người để chuẩn bị cho Thế vận Hội. Vương Liên Hỉ trở thành người vô gia cư và cuối cùng được đưa đến một bệnh viện tâm thần. Những người biết Vương nói anh đã ngủ trên đường phố và nhặt rác để kiếm thức ăn.
Một người đàn ông khác tên Lục Trung Cừ, người cũng đã bị buộc tội gây thiệt hại về tài sản bằng việc đốt cháy các phương tiện giao thông, đã suýt bị quân đội đánh chết trong một vụ bố ráp điên cuồng. “Chúng tôi thấy những người lính kéo anh ấy vào một chiếc xe tăng và trực tiếp đưa anh đến một nhà tù”, Ngô kể với tôi. “Sau đó, anh ấy bị mất trí. Anh bị phủ kín từ đầu đến chân với những vết thương bầm tím. Anh cũng bị thương nặng đến mức không thể kiểm soát được ruột hay bàng quang của mình. Anh đi lang thang trong thế giới của riêng mình và không nói với ai. Cuối cùng anh biến mất, giống như người biểu tình vô danh chặn xe tăng nổi tiếng".
Hầu như không có ai tôi phỏng vấn sẵn sàng nói công khai về tình dục, nhưng sự tổn thương này cũng rất sâu sắc. Trên khắp Trung Quốc, nhiều người bị bắt sau cuộc biểu tình năm 1989 là những thanh niên, vẫn còn trinh trắng, như Ngô Văn Kiện. Khi được thả ra, họ là những người đàn ông trung niên, phải đối phó với chứng rối loạn cương dương và xuất tinh sớm, và quá trình phục hồi của họ thường mất nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Ngô Văn Kiện nói với tôi về chứng rối loạn cương dương kéo dài ít nhất hai năm của mình. “Tôi đã học vẽ, nên không lâu sau khi ra tù, tôi đã tìm được việc làm tại một công ty quảng cáo. Tôi di chuyển rất nhiều vì công việc, vì vậy tôi thường trong các khách sạn với đầy rẫy phụ nữ gợi cảm. Nhưng tôi sợ rằng cảnh sát đang theo dõi và sẽ bắt tôi nếu tôi thử thực hiện bất kỳ điều gì.
“Nụ hôn đầu của tôi là một thảm họa. Tôi xoay xở để hút môi nàng vào miệng mình. Ngay khi vòng tay ôm lấy nàng, tôi đã xuất tinh, và không thể giấu được. Tôi đã lo lắng và rất cương cứng, nhưng càng cương cứng, tôi càng khó có thể thỏa mãn nàng. Nó cứ diễn ra như thế suốt đêm. Nàng rất kiên nhẫn, cứ vuốt ve và an ủi tôi, nhưng tôi đã rơi nước mắt. Tôi chỉ muốn tự tát vào mặt mình. Nàng đã bỏ đi và không bao giờ quay lại”.
Đó là những gì xảy ra khi người ta bị bỏ đói tình dục trong một quãng thời gian dài.
Nhiều người sợ nói chuyện với tôi, như một người bạn của Ngô tên là Côn, người mà vấn đề về tình dục chỉ là một triệu chứng của tình trạng bất ổn sâu sắc hơn trong cuộc sống của anh. Ngô đã cố gắng liên lạc với anh để sắp xếp cho tôi một cuộc phỏng vấn, nhưng anh ấy đã từ chối: “Nếu ông chủ của tôi phát hiện ra, tôi sẽ bị đuổi việc ngay lập tức”.
Côn là một người yêu nước thực sự, từng đi lính và đã được giải ngũ với huân chương. Đêm ngày Ba tháng Sáu, anh ở cầu Mộ Tây Địch, là một trong những người từ trên cao hướng dẫn những người biểu tình để cùng nhau chống lại xe tăng. Một số người sau đó đã phản bội anh và tố cáo anh với cảnh sát quân sự, và anh đã bị kết án về tội lật đổ chính quyền, bị kết án tử hình rồi giảm xuống án chung thân. Vợ anh bỏ anh không lâu sau đó, mang theo đứa con của họ. Đến khi được thả ra, nhiều năm sau, anh vẫn độc thân và sống với bố mẹ già tám mươi tuổi.
Côn kể cho tôi nghe một chút về lịch sử công việc của anh sau khi được trả tự do: “Công việc đầu tiên của tôi liên quan đến việc đứng ngoài các cửa hàng bách hóa lớn, trông xe đạp của khách hàng. Tôi chỉ được trả tiền công mà không được kèm theo bất kỳ quyền lợi gì. Ra đường vào những ngày tuyết rơi, tôi phải liên tục dậm chân để chúng không bị tê cứng. Sau đó, bạn bè của tôi đã phải nỗ lực để tôi có được công việc bây giờ, làm bảo vệ cho một nhà tắm công cộng. Tôi dọn dẹp nhà vệ sinh cả ngày lẫn đêm, nhưng ít nhất nó tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Hãy quên các hộp đêm đi. Bây giờ nhà tắm công cộng mới là điều mới mẻ. Uống, hát karaoke, đánh bài ăn tiền, tắm, massage toàn thân, massage chân, massage lưng, giúp khách thủ dâm bằng tay của chúng tôi... Chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ các mong muốn của khách hàng”.
“Trong cái hang ổ đồi trụy đó, tôi chỉ là tay gác cổng kiêm vệ sinh viên. Khi những kẻ siêu giàu ôm những con mèo béo ú đi vào đó, khoác tay các cô gái trẻ, tôi kính cẩn đứng sang một bên và đưa khăn ăn cho họ. Trong phong trào sinh viên năm 1989, những người bình thường như chúng tôi đã ủng hộ các sinh viên vì đất nước chúng ta đang bị tham nhũng nặng nề. Chúng tôi muốn các quan chức cộng sản hàng đầu tiết lộ 'thu nhập đen’ và tài sản riêng của họ. Chúng tôi muốn một khởi đầu mới cho đất nước mình. Giờ đây, các quan chức chính phủ vẫn liên minh với các doanh nghiệp lớn, trong khi những người dân bình thường hầu như không thể thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu. Xã hội đang bị khủng hoảng niềm tin. Những người như chúng ta đã phải trả giá cho việc ủng hộ nền dân chủ Trung Quốc, nay bị gạt sang bên lề và phải chờ đợi những kẻ siêu giàu với những con mèo béo ú trên tay”.
Có lần, Côn đang dọn dẹp nhà vệ sinh tại nơi làm việc, thì hai doanh nhân cởi trần bước vào. Một người là hàng xóm cũ của anh, từng chiến đấu với những chiếc xe tăng bên cạnh anh trong suốt phong trào sinh viên. Tay hàng xóm cũ kể với Côn sau khi nhận ra anh: “Tôi đã gặp may và lẩn vào đám đông. Họ không có bằng chứng nào cho thấy tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình, và tôi đã phủ nhận sự tham gia của mình một cách vất vả. Cuối cùng, tôi chỉ phải tự phê bình bản thân ở cơ quan”.
Đáp lại lời kêu gọi khởi sự kinh doanh của Đảng, tay hàng xóm khởi nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm, gặp may trong việc “bán lợn chết như thể lợn sống”, như người ta vẫn nói. Miễn là không thốt ra lời nào về năm 1989 và không bao giờ đào xới lên những vết thương cũ, cậu có thể tiếp tục kiếm tiền, hắn khuyên Côn vậy. “Cậu thực sự đã ở trên đỉnh thế giới rồi!”, tay hàng xóm kêu lên khi vẫn đang vừa cởi trần vừa cố gắng giảng giải khi Côn đang đợi để tiếp tục dọn dẹp phòng tắm. “Không thể đoán trước về những gì sẽ xảy ra với bất cứ ai”, hắn nói thêm.
*
Với sự giúp đỡ của Ngô Văn Kiện, những nỗ lực liên hệ của anh, và từ những người tôi tự liên hệ được trong tù, tôi đã phỏng vấn những ‘tên côn đồ’ trong ngày Bốn tháng Sáu ấy ở Bắc Kinh và ở Tứ Xuyên, quê hương tôi, từ năm 2005 đến 2011, thời điểm tôi cuối cùng đã trốn khỏi Trung Quốc. Bằng những cuộc phỏng vấn bí mật với những người sống sót vô danh của ngày Bốn tháng Sáu ấy, tôi muốn ghi lại những gì đã xảy ra với họ suốt phong trào này, sự tra tấn và giam cầm mà họ phải chịu đựng, thân phận bị gạt sang bên lề xã hội Trung Quốc của họ vào thời điểm này như thế nào. Không thể ngừng lắng nghe và ghi âm, tôi đã biên soạn cuốn sách tập hợp các phỏng vấn này, tự gọi mình là một phóng viên hồi tưởng. Nhiều người trong số những người tôi đã phỏng vấn bị quản thúc tại gia hoặc bị theo dõi, thậm chí từ chính gia đình của họ, và mọi cuộc hẹn đều khó khăn, đòi hỏi sự chuẩn bị bí mật, cẩn thận. Vì lý do an toàn, rất ít người ở Trung Quốc ngày nay sẵn sàng nói về vụ thảm sát Thiên An Môn, chứ chưa nói đến việc sử dụng tên thật của họ trước máy ghi âm; nhưng, những người đàn ông dũng cảm này đã thực hiện điều đó. Tôi ít bị tổn thương hơn họ, nhưng tôi là một trong số họ, và tôi đã nhận được sự giúp đỡ của những người đồng hành đáng tin cậy. Tuy nhiên, các câu chuyện rời rạc được kể lại cho tôi trong hàng chục cuộc phỏng vấn sẽ không bao giờ được công bố vì các nạn nhân từ chối cho phép tôi công bố.
Trong mỗi câu chuyện này, kể cả câu chuyện của riêng tôi - một người trẻ tuổi theo đuổi lý tưởng bị cuốn theo làn sóng cách mạng năm 1989, khi Liên Xô sụp đổ, khiến dường như ai cũng nghĩ nền dân chủ cuối cùng cũng sẽ đến với Trung Quốc. Sau vụ thảm sát, mỗi người đều phải đối mặt với sự tàn bạo của hệ thống nhà tù Trung Quốc, bao gồm cả việc tái cải tạo thông qua lao động cưỡng bức. Rối loạn chức năng tình dục, ly dị, bị gia đình ghẻ lạnh, vô gia cư và thất nghiệp, chịu cay đắng và bị phản bội. Đây là thế giới của hầu hết những người biểu tình trước đây, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp lao động và đến từ nông thôn. Một người biểu tình trước đây gần như vô gia cư, trong khi một người khác lên kế hoạch tự thiêu, và người thứ ba mơ ước trở thành tu sĩ Phật giáo. Một người khác, được ra tù, có một cuộc sống rất thành công trong ngành quảng cáo nhưng luôn bị ám ảnh bởi vụ thảm sát Thiên An Môn, đã vẽ rất nhiều bức tranh về sự kiện này. Những người khác vẫn thủy chung với phong trào, chịu đựng tù đày, quấy rối, quản thúc tại gia và bị theo dõi liên tục hết lần này đến lần khác vì những tội lỗi nhỏ nhất, họ coi tất cả sự chịu đựng đó như là sự trân kính các ngôi mộ của những người biểu tình bị giết hoặc đã bị trừ khử bởi tham gia một đảng chính trị khác.
Trung Quốc ngày nay đã giả mạo về vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn, và cuốn sách “Những viên đạn và Liều thuốc phiện” này là câu chuyện về cách nó xảy ra, theo lời của những người tham gia - những “kẻ côn đồ”, đúng theo tên gọi mà Đảng sử dụng để bôi xấu họ. Họ không phải là “người biểu tình thuộc giới tinh hoa”: sinh viên tại các trường đại học hàng đầu, thường là từ các gia đình đặc quyền, đã trở thành tiếng nói của phong trào và trong nhiều trường hợp đã trốn ra nước ngoài sau đó hoặc bỏ nước ra đi tương đối dễ dàng. Những ‘kẻ côn đồ’ này là những người thuộc tầng lớp lao động và nông dân, vốn đã hỗ trợ các sinh viên, rồi phải gánh chịu sự trừng phạt thảm khốc bởi các cuộc đàn áp, và bị đối xử tàn nhẫn hơn trong tù vì địa vị xã hội thấp hơn. Nhiều người trong số họ là đàn ông, vì những lý do bắt nguồn sâu xa trong xã hội Trung Quốc, và tất cả những người được phỏng vấn trong cuốn sách này, một phần vì lý do tiếp cận, đều là đàn ông. Cách xa ánh đèn sân khấu của quyền con người, tôi tìm thấy những ‘kẻ côn đồ’ này tại các quán lẩu ở vùng ngoại ô xa xôi, đang lảng vảng trên phố, trốn tránh việc quản thúc tại gia và sự theo dõi của cảnh sát, sống với cha mẹ và không có tiền đồ.
Phương Tây chỉ biết một người biểu tình: “Người đàn ông vô danh chặn xe tăng”, người đàn ông trong bức ảnh mang tính biểu tượng đứng trên đường, chặn những chiếc xe tăng như những con bọ hung khổng lồ đang cố gắng vượt lên. Chúng tiếp tục cố gắng vượt qua anh, nhưng anh vẫn tiếp tục cản đường chúng. “Lũ chúng mi là người thép, còn ta chỉ là người trần mắt thị”, dường như anh đang nói vậy. ”Hãy đến bắt ta nếu chúng mi dám!”. Khoảnh khắc này được lưu giữ cho hậu thế vì một phóng viên nước ngoài tình cờ quay phim được nó, nhưng có vô số “người đàn ông chặn xe tăng” khác, mà hành động của họ không được ghi lại bằng ống kính.
Cuốn sách này còn là bản cáo trạng dành cho vô số người khác, những người sợ hãi lịch sử và sau đó sống mòn với tiền bạc và quyền lực. Nhưng những người được phỏng vấn đầy chán chường của tôi đã không suy nghĩ nhiều bản cáo trạng này. Tôi cũng vậy, tôi đã nghi ngờ về việc các bản ghi chép của mình sẽ được sử dụng trong tương lai.
Vào năm 2011, sau nhiều năm lắng nghe câu chuyện mà tôi tôi muốn thoát khỏi, sau nửa cuộc đời sống trong ác mộng, tôi muốn nói lời chia tay với vụ thảm sát năm 1989. Liệu nó có đáng không? Tôi nhét tất cả những lời chứng mà tôi đã thu thập được vào quần áo của tôi. Tôi tắt điện thoại di động và rút pin ra, hy vọng trốn tránh sự theo dõi của cảnh sát. Điều đó giúp tôi không để người thân phải lo lắng.
Ngày đầu tiên tôi chính thức mất tích, tôi ở thành phố Đại Lý xa xôi, uống rượu với một nhóm bạn suốt đời phải mang tiếng xấu đó. Ngồi đối diện với tôi là hai nữ nhà văn xinh đẹp ở tuổi đôi mươi, những phụ nữ có thể uống nhiều hơn và mỉa mai những người đàn ông. Chỉ vào mũi tôi, họ hét lên: “Cái đầu buồi ngu ngốc kia!”, nên tôi phải chuyển sang ngồi bàn khác. Những người bạn kia vỗ tay khen ngợi tôi và nghĩ rằng tôi sẽ lang thang ở đó một thời gian. Tôi không bao giờ biết có bao nhiêu người đang theo dõi tôi ở xung quanh. Nhưng thấy tôi uống rượu rất nhiều ở đó, đêm này qua đêm khác, không làm gì nghiêm trọng, nên họ đã bớt theo dõi tôi gắt gao. Sau đó, cứ như vậy, tôi đột nhiên bỏ đi và không bao giờ quay lại.
Đến một thành phố khác trên một chuyến xe buýt đường dài, tôi chọn một quán trọ nhỏ một cách ngẫu nhiên và trốn ở đó trong hai đêm để đảm bảo không ai biết tôi đang ở đâu. “Tiếp tục chạy trốn, tiếp tục chạy trốn!”, tôi hét lên với chính mình ngay cả trong những giấc mơ. Trước khi bình minh ló rạng, tôi đi ra khỏi cửa với chiếc túi đeo chéo qua vai. Khi tôi đến một thị trấn nhỏ ở sát biên giới thì trời đã tối. Giữa sấm sét, chớp giật và mưa như trút nước, tôi vào một khách sạn và liên lạc với một người dân vùng biên giới có nhiệm vụ giúp đỡ tôi.
Phải mất một thời gian dài để ông xuất hiện. Chúng tôi thì thầm với nhau hơn mười phút. Ông nói rằng vượt qua biên giới khá dễ dàng. Có thể lấy một chiếc thuyền và chèo qua phía bên kia. Ông nói: “Cảnh sát không chú ý đâu, và chúng tôi thường xuyên đóng 'phế’ cho chúng”. Tôi nói mình không muốn đi thuyền. Tôi muốn băng qua cầu.
“Sẽ gặp một chút khó khăn đấy”, ông nói, “nhưng chúng ta có thể thử”.
Những linh hồn của năm 1989, những người anh em phải chịu đựng sự đàn áp vào năm 1989, những người mẹ và những người cha của năm 1989, những người bạn trên thiên đường, những người bạn bị chôn vùi dưới lòng đất, những người mà linh hồn của họ đang lẩn khuất trong mưa hoặc đang bị gió thổi đi - từ bóng tối của vùng biên giới này, tôi cúi đầu chào các bạn. Tối hôm sau, trước khi bước ra khỏi địa phận Trung Quốc để đi sang tỉnh Lào Cai của Việt Nam, tôi nhìn lại quê hương mình, và, như đang trong một giấc mơ, mấy dòng thơ cũ chợt ùa đến với tôi:
‘Thế giới là một cây cầu rất hẹp
Đừng sợ
Bạn có thể vượt qua nó’./.
*
VỀ TÁC GIẢ
Liêu Diệc Vũ là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và nhà báo Trung Quốc. Ông sinh năm 1958 tại Tứ Xuyên. Ông là người phê phán chế độ Cộng sản Trung Quốc, đã bị cầm tù. Những cuốn sách của ông, vài cuốn trong số đó là các bộ sưu tập các cuộc phỏng vấn với những người bình thường từ dưới đáy xã hội Trung Quốc, đã được xuất bản ở Đài Loan và Hồng Kông nhưng bị cấm ở Trung Quốc đại lục; một số đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Tiệp. Ông hiện đang tị nạn chính trị ở Đức. (Wikipedia).
*
[Nguồn: "Bullets and Opium: Real-Life Stories of China after the Tiananmen Square Massacre" [Những viên đạn và Mồi thuốc phiện: Các câu chuyện đời thực về Trung Quốc sau cuộc Thảm sát Thiên An Môn] (Simon and Schuster, 2019)]
Ba mươi năm sau, chế độ gây ra vụ thảm sát đó vẫn đang cầm quyền. Cho đến nay, vẫn chưa có ước tính đáng tin cậy về số người thiệt mạng trong ngày Bốn tháng Sáu đó. Con số chính thức của chính quyền về những người “vô tình bị thương” là 300 người hoặc ít hơn. Các cuộc khảo sát được tiến hành tại thời điểm đó bởi Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc và các tổ chức thuộc phong trào sinh viên tại 100 bệnh viện quanh khu vực Bắc Kinh cho thấy khoảng 3.000 người đã bị giết. Các tài liệu được giải mật gần đây từ chính phủ Hoa Kỳ và Liên hiệp Anh cho thấy số người bị giết có thể lên tới hơn 10.000 người, số người bị thương thậm chí còn nhiều hơn.
Làm thế nào để chúng ta có thể tìm thấy họ, những người đã nằm xuống? Vợ chồng ông bà Khương Bồi Khôn và Đinh Tử Lâm, sau khi con trai của họ bị giết ở gần quảng trường, đã liên lạc với hơn 200 thành viên của gia đình nạn nhân trong ngày Bốn tháng Sáu đó, và khởi động phong trào 'Các Bà Mẹ Thiên An Môn'. Trong ba mươi năm qua, họ chỉ có thể thu thập danh sách 202 người từ tất cả những người thiệt mạng. Tôn Lập Dũng, người đã trốn sang Úc, đã lập danh sách, một cách đầy khó khăn, và chỉ thống kê được vài trăm người đã bị cầm tù sau ngày Bốn tháng Sáu đó.
Rồi nhiều năm tháng lại tiếp tục trôi đi. Những tên đồ tể đang chiến thắng. Các chu kỳ của sự đổ vỡ và đau khổ về đạo đức đầy hổ thẹn đã liên tục trồi lên tụt xuống sau cuộc đàn áp này: những tên đồ tể đó đã và vẫn đang tạo ra quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Những tên bạo chúa này dường như lúc đầu đã giết người với đôi bàn tay run rẩy. Sau đó, khi chúng giết nhiều người hơn và nợ máu của chúng với nhân dân ngày một tăng thêm, thì việc giết người trở nên dễ dàng hơn, và chúng cảm thấy được tự do để làm tất cả những gì chúng muốn.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ điên cuồng. Mỗi làn sóng giết người mới dường như mang lại sự tăng trưởng kinh tế lớn trong giai đoạn tiếp theo. Một lý thuyết thời thượng cho rằng sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy cải cách chính trị, và đến lượt chúng, các cuộc cải cách chính trị này sẽ buộc những tên bạo chúa đó phải tiến tới nền dân chủ. Đó là lý do tại sao các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Trung Quốc sau ngày Bốn tháng Sáu đó đã sớm biến mất, với ngày càng nhiều quốc gia chờ đến lượt để thực hiện các giao dịch kinh doanh với những tên đồ tể đó. Họ đã làm điều này ngay cả khi những tên đồ tể đó liên tục bỏ tù và giết người, ngay cả khi các bể máu mới tiếp tục tràn qua những bể máu cũ. Chế độ chuyên chế mới thay thế chế độ chuyên chế cũ. Để sống sót và kiếm sống một cách khổ sở giữa chế độ chuyên chế đẫm máu như vậy, mọi người dân đã học cách sống mà không phải đối diện với những sự tự truy vấn về đạo đức.
Sau sự kiện Thiên An Môn, khi mọi người dân giả vờ mất trí nhớ và chạy đua để kiếm tiền, thì những làn sóng đàn áp tàn bạo đã tiếp tục tấn công các gia đình của những người biểu tình vốn đã bị giết chết hoặc đang bị cầm tù, cùng với những người tập luyện các môn khí công - các thành viên phong trào Pháp Luân Công, các đảng viên của Đảng Dân chủ Trung Quốc, những dân oan đang kêu gào chính phủ phải giải quyết sự bất bình của họ đối với các quan chức địa phương, những người nông dân bị tước đoạt đất đai, những người công nhân bị sa thải, các luật sư bảo vệ nhân quyền, những tín đồ của các giáo phái ngầm, các nhà bất đồng chính kiến, các gia đình của những nạn nhân trong vụ động đất ở Tứ Xuyên, những người đã ký Linh Bát Hiến Chương, những người ủng hộ Cuộc Cách Mạng Cam trên mạng Internet, cùng với những người đấu tranh ở Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương. Trong khi đó, những người biểu tình trong ngày Bốn tháng Sáu đó, cuối cùng, đã được thả ra khỏi nhà tù, trong lặng lẽ, từng người một, mà không ai để ý.
Người dân Trung Quốc đã trở thành nô lệ, đang chờ đợi và luôn sẵn sàng chịu đựng sự cướp bóc và chà đạp. Và Đảng Cộng sản nói với phương Tây: "Hãy đến với chúng tôi, xây dựng nhà máy, thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà cao tầng và thiết kế mạng máy tính. Miễn là không bàn về nhân quyền hoặc lựa chọn sự đối kháng chính trị, các ngài có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Ở đất nước của mình, các ngài phải tuân theo các luật lệ và đối phó với dư luận. Các ngài không được tự do làm theo ý mình. Các ngài nên đến đây và làm ăn với chúng tôi. Hãy đến đất nước của chúng tôi và cùng thực hiện những điều dơ bẩn với chúng tôi. Xin hãy tiếp tục hành động và ngăn dòng chảy của các con sông, làm vấy bẩn bầu không khí, nguồn thức ăn và nguồn nước ngầm của chúng tôi theo mong muốn của các ngài. Hãy sử dụng lao động giá rẻ của chúng tôi. Làm cho nhân dân chúng tôi làm việc ngày đêm. Giam cầm chúng trên các dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm hầu hết mọi người dân Trung Quốc mắc phải các loại bệnh ung thư khác nhau trong cơ thể, và cả trong tâm trí lẫn nhân cách của họ, bởi tất cả những ô nhiễm này, các ngài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, tại bãi rác lớn nhất thế giới, nơi sẽ luôn có nhiều cơ hội kinh doanh hơn bất cứ nơi nào khác trên toàn cầu".
Nhân danh thương mại tự do, các công ty phương Tây đã thực hiện nhiều âm mưu với những tên đồ tể này. Chúng đã tạo ra một bãi rác. “Hệ thống các giá trị rác rưởi” với lợi nhuận trên hết của chúng đã gây ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Người dân Trung Quốc đều biết rằng những kẻ đồ tể đã có tiền và đã có những lối thoát luôn sẵn sàng cho chúng, và cuối cùng chúng sẽ từ bỏ quê hương vốn đã bị găm đầy vết thương và đang dần tan rã. Tất cả bọn chúng sẽ di cư đến phương Tây để tận hưởng vùng đất tinh khiết tràn đầy ánh sáng Mặt Trời, sự tự do, sự bình đẳng và tình huynh đệ. Chúng thậm chí có thể cầu nguyện trong một nhà thờ ở đó, và cầu nguyện với chính đức Jesus đó - người bị đóng đinh vào Thập tự giá trong thời cổ đại bởi những tên bạo chúa - nhằm cứu chuộc lại tội ác của chúng. Và một khi người dân Trung Quốc nhận ra rằng các quan chức và doanh nhân tham nhũng, những điển hình vô liêm sỉ của “những kẻ chiến thắng ăn cả”, thì chúng sẽ không phải đối mặt với công lý hay nhận được sự ghẻ lạnh dành cho chúng ở phương Tây, và phương Tây sẽ bắt chước chúng. Chẳng bao lâu, mọi nơi trên thế giới sẽ đầy những kẻ Trung Quốc lừa đảo vừa ruồng bỏ quê hương mình - một bầy châu chấu sẽ thổi bay mặt đất và bầu trời, mang theo thảm họa tới bất cứ nơi nào chúng đến.
Những đứa trẻ sinh năm 1989 giờ đã trưởng thành. Theo các tư tưởng về sự hài hòa âm dương của Phật giáo Trung Quốc, chúng có thể là sự tái sinh của những người đã chết trong ngày Bốn tháng Sáu đó, mặc dù hoàn toàn không có ký ức về tiền kiếp của mình. Mặt khác, hàng chục vạn chiến binh quả cảm trên đường phố chống lại sự chuyên chế, vốn đã bị tống vào tù năm 1989, dường như chỉ là một nắm cát ném xuống đại dương xoáy lốc gồm hơn một tỷ dân.
*
"Mọi thứ đều đang trở nên hỗn loạn. Người phụ nữ mà cậu từng biết đã thay đổi; nàng hoàn toàn tập trung vào việc phấn đấu cho tương lai. Sau đó, lại đến vấn đề việc chăm sóc con gái của chúng tớ và sự ‘không-có-gì-để-kể-với-bạn-bè’ của tớ. Vợ tớ phàn nàn rằng nàng đã hơn ba mươi tuổi mà vẫn không có nổi chốn dung thân – nơi nàng có thể gọi đó là ‘nhà mình’. Nàng nói tớ phải tìm cách kiếm tiền để nuôi con gái. Nàng coi thường quá khứ của chính chúng tớ – sự dũng cảm của nàng thời còn là nữ sinh. Tiếng sáo của tớ khiến nàng phát điên, vì vậy tớ không không thổi nữa. Ở đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn mình, tớ vẫn yêu nàng, nhưng tớ không thể yêu nàng theo cách nàng cần. Thỉnh thoảng, khi ở nhà một mình, những cuộc đấu tranh tư tưởng nảy lửa diễn ra trong đầu tớ hàng giờ: “Mi là kẻ thua cuộc!”. “Mi là chồng cô ấy!”. “Mi là cha của con gái mi!”. “Em chỉ muốn tiền! Anh chỉ muốn cách mạng!”."
Bức thư này đề ngày 26 tháng 3 năm 1994, gửi một người bạn cũ của tôi, Lưu Hà, người sau này sẽ kết hôn với chính trị phạm nổi tiếng Lưu Hiểu Ba. Đêm trước đó, tôi ngồi trên ban công lạnh cóng của mình hàng giờ. Tôi lấy cây sáo trúc của mình ra thổi, nhưng thấy chán nản kinh khủng, đến nỗi tôi không thể nghe được thanh âm của nó. Tôi chỉ khiến mình bị cảm lạnh.
Ngay sau đó, vợ chồng tôi đã cãi nhau dữ dội, rồi ly hôn. Tôi trở về nhà cha mẹ tôi ở phía bên kia thành phố, nơi họ chăm sóc tôi như thể tôi vừa mới lại trở thành một đứa trẻ. Phần lớn trong thời gian này, tôi chỉ có một vài xu lẻ trong túi, thậm chí không đủ để rời khỏi căn hộ. Anh trai tôi, Đạt Mậu, đã cho tôi vay 10.000 nhân dân tệ, tất cả đều được tôi chuyển cho nàng để hỗ trợ nuôi con. Con gái tôi bây giờ đã hai mươi mốt tuổi. Trong hai mươi mốt năm đó, hai cha con tôi đã dành cho nhau chưa nổi hai tháng.
Trước sự kiện Thiên An Môn, tôi là một nhà thơ nổi loạn, hay thay đổi và đầy bốc đồng, người thích lựa chọn những cuộc đối đầu và kể những câu chuyện cao siêu. Tôi đã giành được hơn hai mươi giải thưởng văn học nhà nước, và tôi nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng thế giới. Nhưng nhuận bút của tất cả những bài thơ tôi chỉ tương đương mức tiền công trả cho một tù nhân. Cái nhìn thi ca đầy thơ mộng đó đã bừng lên trên khuôn mặt tôi. Năm 1990, tôi bị bắt vì đọc một bài thơ về vụ thảm sát Thiên An Môn, và tôi đã ở tù gần bốn năm. Ngay cả sau khi được thả ra, tôi vẫn là một kẻ lang thang, một kẻ vô gia cư ngay trên quê hương mình.
Vụ đại thảm sát ngày Bốn tháng Sáu đó là một bước ngoặt. Trước đó, mọi người dân đều yêu đất nước mình; sau đó, họ chỉ yêu tiền. Trái tim của nhân dân ngày càng lạnh giá. Là một cựu chính trị phạm không một xu dính túi, tôi có thể nói rằng mọi người đều coi thường tôi. Tôi cảm thấy như thế giới của tôi đã bị đảo lộn chỉ sau một đêm. Khi tôi về nhà và gặp lại vợ, cha mẹ, anh chị và những người bạn cũ, lần đầu tiên kể từ khi vào tù, họ có vẻ bình thản, và không có bất kỳ màn chào đón tình cảm nào mà bạn vốn vẫn đọc được trong sách. Sinh ra hơn nửa năm sau khi tôi đi tù, con gái tôi đã lên ba. Bé sợ cái đầu cạo trọc của tôi và bắt đầu khóc. Bé trốn sau cánh cửa và khóc thút thít, nhổ nước bọt vào tôi.
Các tù nhân, theo định nghĩa, tất cả đều cô độc. Nhiều bạn tù của tôi đã không nhìn thấy người phụ nữ nào trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Mọi tù nhân đều nói về tình dục vào mọi lúc, ngay cả với các chính trị phạm luôn đầy ắp các lý tưởng tự cho là cao cả của họ. Đó là chủ đề mặc định của chúng tôi trong các cuộc trò chuyện. Sự khác biệt duy nhất giữa thường phạm và chính trị phạm là khi thường phạm làm tình đồng giới đồng loạt với nhau trong phòng giam, thì các chính trị phạm phải giả vờ như họ không chú ý hoặc lặng lẽ lánh đi. Tôi đã từng dùng chung chiếc giường tầng với một người đàn ông phạm tội buôn người. Bất cứ khi nào các tù nhân tiến hành bữa tiệc sex đặc biệt với nhau vào buổi tối, anh sẽ tự mình thủ dâm. Thỉnh thoảng anh làm rung cả cái giường, và tôi sẽ gõ mạnh lên khung giường sắt để phản đối. Anh sẽ hét lại với tôi mà không bỏ lỡ một nhịp thủ dâm nào: “Mày không biết à? Thủ dâm hoặc đánh mất cực khoái!"
Sau đó, tôi bị các tù nhân đem ra làm trò cười, nhưng sau khi được thả, tôi nhận ra rằng mình thực sự đã đánh mất ham muốn nhục dục. Nó bộc lộ ngay trong cuộc ‘sinh hoạt’ đầu tiên với vợ tôi sau cuộc chia ly dài; trên thực tế, cuộc đó đã kết thúc trước khi nó thực sự bắt đầu. Nàng đứng dậy, mặt lạnh như băng, và nói: “Em không thực sự ham muốn, nhưng vì anh vừa về đến nhà, em nghĩ không có cách nào để tránh được việc đó”.
Cái nhìn trống rỗng trên khuôn mặt tôi che giấu sự hỗn loạn trong tôi. Tôi nhanh chóng mặc quần áo. Cuộc sống sau khi ra tù hóa ra là một địa ngục trần gian. Lối thoát cho cuộc hôn nhân của một người ham muốn tình dục vô độ với một người rối loạn chức năng tình dục kèm theo quá khứ chính trị bị nghi ngờ là gì? Những người bạn cũ của tôi sẽ trả lời điện thoại ngay lần đầu tiên tôi gọi, nhưng họ không bao giờ trả lời lần thứ hai. Ngay cả những người đến mời tôi ăn tối một cách đầy trân trọng sau đó cũng sẽ biến mất.
Lúc đó, vợ tôi đang là biên tập viên của một tuần san giải trí được xuất bản bởi một hộp đêm Thành Đô. Nàng sợ rằng cái đầu trọc của tôi quá dễ nhận thấy – đó là dấu hiệu của một cựu tù nhân, vì vậy nàng đã mua cho tôi một bộ tóc giả và bắt tôi phải đeo nó. Có lần tôi đến hộp đêm đó để đón nàng vì trời đã muộn và tôi lo nàng sẽ không an toàn khi về nhà. Ngay khi vào hộp đêm, tôi tình cờ gặp hai người quản lý, một béo một gầy, cả hai đều say xỉn, vốn là hai người bạn cũ của tôi, đều từng là nhà thơ. Cùng nhau, chúng tôi đã điều hành một tạp chí thơ ngầm để chọc ngoáy Đảng một cách hài hước. Tất nhiên cả hai đều có lý tưởng và yêu nước hơn tôi trong các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989, khi công khai đọc những bài thơ chống tham nhũng của họ trong khuôn viên trường đại học. Đêm ngày Bốn tháng Sáu đó, họ đã ở Quảng trường Thiên Phủ tại Thành Đô, mang thức ăn và nước uống cho các sinh viên đang giao tranh với binh lính trong quân đội và đưa những người bị thương đến bệnh viện.
Tại hộp đêm, họ nhận ra tôi ngay. Gã béo chộp lấy bộ tóc giả của tôi và kêu lên: “Đây là cách mà kẻ phản cách mạng này đang ngụy trang ư?”. Gã gầy gào lên: “Đưa một cô gái lên cho nhà phản cách mạng nào!”. Tôi toát mồ hôi hột. Cả hai cùng cười ầm lên và kéo tôi vào một phòng riêng để uống rượu.
Ba nữ tiếp viên bước vào và khởi động máy hát karaoke. Gã béo rút ví và đưa cho họ tờ 100 tệ tiền boa, hệt như hắn đang phát kẹo. Gã gầy hỏi tôi: “Cậu còn làm thơ không?”
“Tôi không thể làm được nữa. Tôi đoán là tôi không cảm thấy hứng thú”, tôi trả lời.
“Ồ, nếu cảm thấy như vậy, cậu hãy thử thay đổi cảm hứng và viết những bài thơ ca ngợi những hộp đêm, cuộc sống về đêm tại Thành Đô, những phụ nữ gợi tình và món lẩu cay”, hắn khuyên. “Bọn mình có thể in những bài thơ của cậu bằng bút danh trên tờ tạp chí của bọn mình, tờ tạp chí mà vợ cậu đang biên tập đó”.
Tôi chết lặng. “Các cậu đã từng là những nhà thơ nghèo khổ, thậm chí không thể mua nổi một chai rượu ngon. Các cậu kiếm đâu ra tiền để kinh doanh ở đây thế? Chỉ riêng tiền thuê nhà đã phải đến hàng trăm nghìn nhân dân tệ mỗi năm rồi ấy chứ”.
“Chỉ cần thực hiện một khoản vay và cậu có thể chi tiêu tất cả những gì mình muốn”, gã béo nói. “Có một người tôi quen đang làm trong ngân hàng, hắn sẽ lấy tòa nhà và các thiết bị làm tài sản thế chấp. Thật không may, các cô gái không được coi là tài sản thế chấp”.
“Người nghèo không phải là những người theo chủ nghĩa xã hội kể từ khi Đặng Tiểu Bình thúc đẩy cải cách kinh tế trong chuyến hành phương Nam nổi tiếng hồi năm 1992”, gã gầy nói thêm. “Biểu tình để ủng hộ nền dân chủ sẽ không đưa chúng ta đến đâu cả. Tiền sẽ thực hiện điều đó”.
*
Cuộc sống trước ngày Bốn tháng Sáu đó đã trở thành một ký ức xa vời. Những tháng ngày ấy đã trôi đi đầy lãng phí. Tôi trôi dạt vô định, thổi sáo trong các quán bar và trên đường phố để kiếm tiền, và viết hồi ký về đời tù của mình bất cứ khi nào rảnh rỗi. Tôi hình dung mình là người đàn ông xui xẻo nhất vẫn còn sống. Ngay cả người ‘đặc tình’ bí mật cho cảnh sát chuyên theo dõi tôi cũng cảm thấy tiếc cho tôi. Một ngày nọ, hắn đến thăm tôi, thông báo rằng hắn đã tìm thấy một cửa hàng trống, và sẽ sắp xếp cho tôi mở một cửa hàng quần áo ở đó. Tôi nói tôi sẽ không biết mua quần áo ở đâu chứ đừng nói đến việc bán chúng.
Hắn hỏi lại: “Ý cậu là gì, cậu thậm chí không biết làm cả những điều đơn giản ư? Tôi sẽ đưa cậu đến chợ Ao Sen để lấy hàng giả, tại ga tàu hỏa Cửa Bắc. Cậu có thể dự trữ đống hàng giả và nhãn mác của quần áo có thương hiệu, với số lượng lớn. Mua một mớ, giặt qua, rũ bỏ các nếp nhăn, là cẩn thận, và chúng sẽ trông giống như hàng thật. Nếu cậu giỏi nói thách những món hàng của mình, cậu có thể bán một chiếc áo 10 tệ với giá 50 hoặc 100 tệ. Cậu sẽ giàu có ngay lập tức!”
“Khách hàng không ngốc đâu”, tôi trả lời.
“Đúng vậy, nhưng cậu phải biết tự nói chính mình rằng họ ngốc thật. Bán hàng là một cuộc chiến tâm lý”.
“Nếu khách hàng nào đó phát hiện ra mình bị lừa thì sao?”
“Giơ súng lên và khẳng định cậu sẽ không bao giờ bán hàng giả. Nếu họ thực sự làm ầm lên và từ chối, hãy gọi cho tôi”.
“Tôi không chắc mình muốn điều hành một doanh nghiệp mà sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự bảo kê của cảnh sát”, tôi nói, rồi cười cay đắng.
“Nếu cậu có thể rút súng ra, cậu sẽ có tiền thật”, hắn bảo đảm với tôi. “Tôi có thể giúp cậu được miễn tiền thuê trong vài năm đầu, và khi cửa hàng thực sự phát đạt, cậu sẽ nắm bắt cơ hội này và mở một chuỗi cửa hàng. Nhắm đến mười cửa hàng trong vòng năm năm và năm mươi cửa hàng trong vòng mười năm. Cậu sẽ có chuỗi cửa hàng quần áo hàng đầu trong thành phố. Nếu muốn tiến thêm một bước, cậu hãy thuê thêm vài người và mở xưởng may của riêng cậu, tạo ra những thương hiệu gắn tên nước ngoài và xuất khẩu chúng với giá rẻ; cậu sẽ là ông chủ của một công ty đa quốc gia lớn. Trước khi cậu nhận ra điều đó, ngay cả người phương Tây cũng sẽ không mặc áo và sẽ không có quần lót nếu không có cậu”.
Tôi cười lớn, nhưng ngay khi ngậm miệng, tôi cảm thấy thật thảm hại.
Chúng tôi uống đến tận khuya, say thật sự. Vừa mới vỗ vào lưng nhau, nhưng ngay sau đó chúng tôi lại nhìn nhau đầy cảnh giác. Khi bữa nhậu kết thúc thì trời đã gần sáng. “Hãy nghĩ về điều đó, Liêu nhé”, hắn nói khi chia tay.
Tôi trả lời: “Điều này không dành cho tôi. Cậu có thể đi tiếp con đường riêng của mình. Tôi sẽ gắn bó với cây cầu gỗ đơn của tôi“. Cây cầu đơn đó là những buổi thẩm vấn trong tù mà tôi đang viết lại, trong bí mật.
Một năm sau, người bạn nhậu vốn là ‘đặc tình’ của cảnh sát đó xông vào căn hộ của tôi với một lũ đàn ông. “Đây là một sự thực thi pháp luật”, hắn tuyên bố. Hắn cho tôi xem thẻ cảnh sát của mình và đọc lệnh khám xét. Chúng lục soát kỹ lưỡng ở mọi nơi: trên giường, trên bàn, trên mái nhà, dưới sàn nhà, và tất cả những ngách bụi bặm mà tôi không hề bận tâm đến. Chúng mở tất cả các ngăn kéo và lộn tất cả các túi của tôi từ trong ra ngoài. Mặc người ‘đặc tình’ cũ của tôi, Vũ Tử, phản đối ầm ĩ, chúng còn lật tung ổ chó và khám xét nó kỹ lưỡng. Mọi thứ có chữ viết trong nhà đều bị tịch thu: thư từ, ghi chú, tờ rơi tìm chó lạc, và bản thảo cuốn hồi ký gần hoàn thành của tôi. Tôi đã phải ký vào danh sách các bằng chứng phạm tội mà chúng đã thu thập. Sau đó, tôi bị đẩy vào một chiếc xe cảnh sát và bị thẩm vấn tại một đồn cảnh sát gần đó cho đến gần nửa đêm. Vào thời điểm đó, cùng một người đàn ông từng thúc giục tôi khởi nghiệp trong ngành may mặc đã đến gặp tôi trước khi tôi về nhà. Hắn bắt tay, vỗ vai và cảnh báo tôi: “Cậu không nên rời khỏi nhà trong một tháng”.
Tôi đã bị tước đoạt mất hàng trăm nghìn chữ của đống bản thảo viết tay chỉ trong một đêm. Tôi ngủ thiếp đi, tự nguyền rủa mình với từng lời nguyền của người Tứ Xuyên mà tôi biết. Và sau đó, tôi bắt đầu viết lại cuốn hồi ký của mình từ đầu. Tôi không xứng đáng với sự thông cảm của ai - khi đang bận rộn kiếm sống, không ai có thời gian rảnh rỗi cho những rắc rối lố bịch của kẻ khác - nhưng ở trên thiên đường, hình như các vị thần linh cảm thấy tiếc cho tôi và bù đắp cho những bất hạnh của tôi bằng cách gửi xuống cho tôi một thiên thần, Tống Du. Nàng động viên giúp đỡ tôi khi tôi đang bị mắc kẹt vào quãng thời gian tồi tệ nhất của cuộc đời mình. Vấn đề xuất tinh sớm của tôi dần dần được khắc phục, nhưng chứng rối loạn chức năng tâm thần của tôi vẫn tồn tại. Tôi bồn chồn và lo lắng bởi những thay đổi tâm trạng cực độ. Vào buổi tối, khi thổi sáo trong các quán bar, tôi thường nói nhiều và lần lượt khuất phục người nghe. Có lần tôi đã đập một cái chai trên đầu người say rượu trong một cuộc ẩu đả ở quán bar khiến cảnh sát phải lập biên bản.
Năm 1995, cảnh sát mật đã trở lại. Có lẽ họ đã theo dõi nơi tôi ở; họ dường như luôn biết tôi đã ở đâu và từng nói chuyện với ai. Họ dường như đã thâm nhập vào những giấc mơ của tôi một cách bí ẩn: tôi có một giấc mơ lặp đi lặp lại về sự trốn thoát, khi mơ thấy mình vẫy đôi cánh tay và đột nhiên bay vút lên không trung. Kiệt sức vì bay, tôi ngủ trong tư thế bào thai, không mong muốn gì hơn là được trở về tử cung của mẹ, nơi tôi sẽ không bị theo dõi. Khi tôi gặp ác mộng, Tống Du sẽ đánh thức tôi bằng cách lay tôi nhẹ nhàng và ôm tôi như một người mẹ, cho đến khi một cơn ác mộng khác trong-đời-thực của một ngày mới bắt đầu.
Điều đã đưa cảnh sát đến nhà tôi lần này là bản kiến nghị “Sự thật về sự kiện ngày Bốn tháng Sáu” mà Lưu Hiểu Ba đã gửi cho tôi bằng bản fax. Tôi đã ký vào tài liệu được in mờ nhạt đó mà không cần suy nghĩ, và fax lại. Hai ngày sau, tôi bị cảnh sát bí mật bắt đi mà vẫn không hiểu vì sao, và bị giam giữ trong hai mươi ngày. Tống Du đã dành nhiều ngày bên ngoài các bức tường của nhà tù, cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra với tôi. Khi tôi về đến nhà, điều đầu tiên nàng nói với tôi là: “Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như thế này, liệu chúng mình có còn tương lai với nhau không anh?"
Tôi không thể nói gì thêm với nàng. Những từ duy nhất xuất hiện trong đầu tôi là một dòng thơ của nhà thơ Dylan Thomas: “Dành cho người cảm thấy một thế giới đầy tật bệnh đang sụp đổ như tuyết tan”.
Lúc đó tôi còn trẻ và nóng tính. Mặc dù tôi đã gây ồn ào về việc muốn ra nước ngoài, nhưng tôi thực sự không muốn di cư, thậm chí không muốn phải tị nạn chính trị. Tôi là một con chó hoang đầy hoang dã. Tôi đã lăn lộn một cách xuất sắc trong những thùng rác tại các con ngõ, phơi nắng, sau đó lật một vài mẩu rác và tìm kiếm các mẩu chuyện. Tôi như một kẻ nghiện cờ bạc một cách điên cuồng. Nếu Đảng Cộng sản không muốn tôi viết một cái gì đó, thì tôi phải viết nó ra. Có lẽ mong muốn này bắt đầu khi tôi ở trong tù, nằm giữa hai người đàn ông bị kết án tử hình. Họ đua nhau trút bầu tâm sự với tôi cả ngày lẫn đêm. Một người kể về việc anh ta đã chém vợ đến chết và sau đó quan hệ tình dục với xác chết của nàng cả tiếng đồng hồ ra sao. Người kia kể với tôi rằng anh ta đã tỉnh táo như thế nào sau khi trốn thoát khỏi nhà tù bằng cách ngụp lặn dưới hầm chứa phân rồi tìm cơ hội trốn trại. Tôi không muốn nghe - các giác quan của tôi đã bị quá tải - nhưng họ sẽ không im lặng. Họ nói: “Cậu phải nghe. Cậu là thính giả cuối cùng của chúng tôi. Chẳng nhẽ cậu lại nỡ không lắng nghe chúng tôi ư?” Vì vậy, tôi lắng nghe câu chuyện của họ nhiều lần. Cách duy nhất tôi có thể khiến hai tên khốn bị kết án đó bước ra khỏi tâm trí mình là viết ra những câu chuyện của họ. Trong những năm qua, tôi đã hoàn thành việc ghi chép và viết ra những câu chuyện của hơn ba trăm người sống dưới đáy xã hội Trung Quốc.
Đến lúc đó, tôi cũng là một phần của lớp người dưới đáy ấy. Tôi đã rơi xuống vực thẳm của lớp người cùng khổ ở thành thị, điều này đưa tôi lên cùng một đẳng cấp với những vô gia cư trong thành phố. Tôi không có định hướng trong cuộc sống, và không có tự do. “Nếu trái tim của bạn giam cầm bạn, bạn sẽ không bao giờ được tự do”. Đó là điều mà người thầy dạy sáo trúc của tôi đã từng nói - và không biết giờ ông đang ở đâu? Tôi bắt đầu uống nhiều rượu. Khi say, tôi sẽ nguyền rủa Trung Quốc, nguyền rủa cảnh sát, nguyền rủa lãnh đạo Cộng sản Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng, nguyền rủa giới trí thức tinh hoa, nguyền rủa các nhà hoạt động dân chủ lưu vong, và nguyền rủa cả hàng triệu người đã xuống đường vào năm 1989. Tại sao tôi lại quyết định xuống đường đọc bài thơ ‘Thảm sát’ của mình vào sáng sớm ngày Bốn tháng Sáu đó? Nó có đáng không? Tất cả trong số họ đều là những người rất tốt khi bị giết bởi những gì họ tin tưởng, nhưng tôi đã bị kết án để nhận lấy một cuộc hiện sinh khốn khổ vô thời hạn.
*
Vào mùa Thu năm 2004, tôi đã ly hôn lần thứ hai.
Ngay sau đó, cảnh sát mật đã đến và quản thúc tôi tại gia, sau khi tôi phỏng vấn hai học viên Pháp Luân Công. Số phận của tôi thật tệ hại. Kể từ khi tôi ra tù một thập kỷ trước đó, các ‘đặc tình’ được giao nhiệm vụ theo dõi tôi đã thay đổi bảy lần. Lần này chuyện xảy ra bởi hai người phụ nữ ăn mặc bảnh bao, trông rất lo lắng gõ cửa nhà tôi. Tôi nghĩ rằng họ là những người ăn xin và tôi cho họ vào. Theo thói quen, tôi lấy ra cuốn sổ tay của mình và ghi lại cách đối xử khủng khiếp mà họ phải chịu đựng tại một viện tâm thần.
Một tuần sau, tôi nghe thấy tiếng đập mạnh vào cánh cửa. May thay, cánh cửa rất chắc chắn và không thể mở được bằng cách đấm và đá. Trong cơn tuyệt vọng, tôi lấy thẻ ngân hàng và thẻ căn cước từ ngăn kéo, vắt mình ra khỏi cửa sổ nhà bếp và bắt đầu trèo lên ống khói bằng cách nắm lấy hai sợi dây chống sét han rỉ. Ngay khi tôi đang chạm vào mép bê-tông, co mình lại và cố gắng móc chân phải của tôi lên mép mái nhà, thì bàn tay trái của tôi trượt một chút. Tôi toát mồ hôi lạnh. Tầng bảy! Nếu tôi ngã, bộ não của tôi sẽ văng khắp nơi như một chiếc bánh nhân thịt.
Tôi đã lợi dụng màn sương mù dày đặc trong đêm đó để lẻn ra khỏi Thành Đô và sau đó rời khỏi Tứ Xuyên. Tôi tìm đường xuống Vân Nam để trốn cho đến khi tình hình dịu xuống. Năm sau, công việc của tôi trong nhóm “những kẻ côn đồ ngày Bốn tháng Sáu” bắt đầu một cách nghiêm túc.
“Cậu là một trong những kẻ may mắn”, Ngô Văn Kiện nói. Anh là “kẻ côn đồ” đầu tiên mà tôi phỏng vấn, khi tôi bắt đầu kể cho anh nghe câu chuyện của mình.
"Đúng vậy. Nếu so sánh với những người đã chết”, tôi nói.
“Và còn so với cả những người đang còn sống”, anh đáp.
Ngô Văn Kiện chỉ mới 19 tuổi vào năm 1989. Chống lại mong muốn của cha mẹ, anh tham gia cuộc biểu tình trên đường phố vào ngày Bốn tháng Sáu ấy, và gặp may khi một viên đạn chỉ sượt qua da đầu chứ không nhằm trúng tim anh. Anh công khai diễn thuyết, bày tỏ sự phẫn nộ của mình; bài diễn thuyết tên là: “Chúng tôi yêu cầu trả lại món nợ máu này”. Nó đã khiến anh lĩnh một cái án bảy năm trong tù, một quãng thời gian tương đối ngắn.
Ngô trình bày về việc những 'kẻ côn đồ' như anh được đối xử như thế nào sau vụ thảm sát. Chẳng hạn, bảy trong số tám người đầu tiên bị kết án vì tội cố ý gây hỏa hoạn – bảy người này đã bị buộc tội cố ý đốt cháy xe tăng của quân đội và bị xử tử ngay sau đó. Người duy nhất được tha mạng là Vương Liên Hỉ, một công nhân vệ sinh bị tàn tật nặng. Kết quả là, anh bị tống vào tù. Sau mười tám năm, anh được thả ra, ngay trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Sau đó, anh bị đuổi khỏi căn hộ của mình, giống như nhiều người Bắc Kinh khác, khi thành phố buộc phải di tản hàng nghìn người để chuẩn bị cho Thế vận Hội. Vương Liên Hỉ trở thành người vô gia cư và cuối cùng được đưa đến một bệnh viện tâm thần. Những người biết Vương nói anh đã ngủ trên đường phố và nhặt rác để kiếm thức ăn.
Một người đàn ông khác tên Lục Trung Cừ, người cũng đã bị buộc tội gây thiệt hại về tài sản bằng việc đốt cháy các phương tiện giao thông, đã suýt bị quân đội đánh chết trong một vụ bố ráp điên cuồng. “Chúng tôi thấy những người lính kéo anh ấy vào một chiếc xe tăng và trực tiếp đưa anh đến một nhà tù”, Ngô kể với tôi. “Sau đó, anh ấy bị mất trí. Anh bị phủ kín từ đầu đến chân với những vết thương bầm tím. Anh cũng bị thương nặng đến mức không thể kiểm soát được ruột hay bàng quang của mình. Anh đi lang thang trong thế giới của riêng mình và không nói với ai. Cuối cùng anh biến mất, giống như người biểu tình vô danh chặn xe tăng nổi tiếng".
Hầu như không có ai tôi phỏng vấn sẵn sàng nói công khai về tình dục, nhưng sự tổn thương này cũng rất sâu sắc. Trên khắp Trung Quốc, nhiều người bị bắt sau cuộc biểu tình năm 1989 là những thanh niên, vẫn còn trinh trắng, như Ngô Văn Kiện. Khi được thả ra, họ là những người đàn ông trung niên, phải đối phó với chứng rối loạn cương dương và xuất tinh sớm, và quá trình phục hồi của họ thường mất nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Ngô Văn Kiện nói với tôi về chứng rối loạn cương dương kéo dài ít nhất hai năm của mình. “Tôi đã học vẽ, nên không lâu sau khi ra tù, tôi đã tìm được việc làm tại một công ty quảng cáo. Tôi di chuyển rất nhiều vì công việc, vì vậy tôi thường trong các khách sạn với đầy rẫy phụ nữ gợi cảm. Nhưng tôi sợ rằng cảnh sát đang theo dõi và sẽ bắt tôi nếu tôi thử thực hiện bất kỳ điều gì.
“Nụ hôn đầu của tôi là một thảm họa. Tôi xoay xở để hút môi nàng vào miệng mình. Ngay khi vòng tay ôm lấy nàng, tôi đã xuất tinh, và không thể giấu được. Tôi đã lo lắng và rất cương cứng, nhưng càng cương cứng, tôi càng khó có thể thỏa mãn nàng. Nó cứ diễn ra như thế suốt đêm. Nàng rất kiên nhẫn, cứ vuốt ve và an ủi tôi, nhưng tôi đã rơi nước mắt. Tôi chỉ muốn tự tát vào mặt mình. Nàng đã bỏ đi và không bao giờ quay lại”.
Đó là những gì xảy ra khi người ta bị bỏ đói tình dục trong một quãng thời gian dài.
Nhiều người sợ nói chuyện với tôi, như một người bạn của Ngô tên là Côn, người mà vấn đề về tình dục chỉ là một triệu chứng của tình trạng bất ổn sâu sắc hơn trong cuộc sống của anh. Ngô đã cố gắng liên lạc với anh để sắp xếp cho tôi một cuộc phỏng vấn, nhưng anh ấy đã từ chối: “Nếu ông chủ của tôi phát hiện ra, tôi sẽ bị đuổi việc ngay lập tức”.
Côn là một người yêu nước thực sự, từng đi lính và đã được giải ngũ với huân chương. Đêm ngày Ba tháng Sáu, anh ở cầu Mộ Tây Địch, là một trong những người từ trên cao hướng dẫn những người biểu tình để cùng nhau chống lại xe tăng. Một số người sau đó đã phản bội anh và tố cáo anh với cảnh sát quân sự, và anh đã bị kết án về tội lật đổ chính quyền, bị kết án tử hình rồi giảm xuống án chung thân. Vợ anh bỏ anh không lâu sau đó, mang theo đứa con của họ. Đến khi được thả ra, nhiều năm sau, anh vẫn độc thân và sống với bố mẹ già tám mươi tuổi.
Côn kể cho tôi nghe một chút về lịch sử công việc của anh sau khi được trả tự do: “Công việc đầu tiên của tôi liên quan đến việc đứng ngoài các cửa hàng bách hóa lớn, trông xe đạp của khách hàng. Tôi chỉ được trả tiền công mà không được kèm theo bất kỳ quyền lợi gì. Ra đường vào những ngày tuyết rơi, tôi phải liên tục dậm chân để chúng không bị tê cứng. Sau đó, bạn bè của tôi đã phải nỗ lực để tôi có được công việc bây giờ, làm bảo vệ cho một nhà tắm công cộng. Tôi dọn dẹp nhà vệ sinh cả ngày lẫn đêm, nhưng ít nhất nó tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Hãy quên các hộp đêm đi. Bây giờ nhà tắm công cộng mới là điều mới mẻ. Uống, hát karaoke, đánh bài ăn tiền, tắm, massage toàn thân, massage chân, massage lưng, giúp khách thủ dâm bằng tay của chúng tôi... Chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ các mong muốn của khách hàng”.
“Trong cái hang ổ đồi trụy đó, tôi chỉ là tay gác cổng kiêm vệ sinh viên. Khi những kẻ siêu giàu ôm những con mèo béo ú đi vào đó, khoác tay các cô gái trẻ, tôi kính cẩn đứng sang một bên và đưa khăn ăn cho họ. Trong phong trào sinh viên năm 1989, những người bình thường như chúng tôi đã ủng hộ các sinh viên vì đất nước chúng ta đang bị tham nhũng nặng nề. Chúng tôi muốn các quan chức cộng sản hàng đầu tiết lộ 'thu nhập đen’ và tài sản riêng của họ. Chúng tôi muốn một khởi đầu mới cho đất nước mình. Giờ đây, các quan chức chính phủ vẫn liên minh với các doanh nghiệp lớn, trong khi những người dân bình thường hầu như không thể thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu. Xã hội đang bị khủng hoảng niềm tin. Những người như chúng ta đã phải trả giá cho việc ủng hộ nền dân chủ Trung Quốc, nay bị gạt sang bên lề và phải chờ đợi những kẻ siêu giàu với những con mèo béo ú trên tay”.
Có lần, Côn đang dọn dẹp nhà vệ sinh tại nơi làm việc, thì hai doanh nhân cởi trần bước vào. Một người là hàng xóm cũ của anh, từng chiến đấu với những chiếc xe tăng bên cạnh anh trong suốt phong trào sinh viên. Tay hàng xóm cũ kể với Côn sau khi nhận ra anh: “Tôi đã gặp may và lẩn vào đám đông. Họ không có bằng chứng nào cho thấy tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình, và tôi đã phủ nhận sự tham gia của mình một cách vất vả. Cuối cùng, tôi chỉ phải tự phê bình bản thân ở cơ quan”.
Đáp lại lời kêu gọi khởi sự kinh doanh của Đảng, tay hàng xóm khởi nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm, gặp may trong việc “bán lợn chết như thể lợn sống”, như người ta vẫn nói. Miễn là không thốt ra lời nào về năm 1989 và không bao giờ đào xới lên những vết thương cũ, cậu có thể tiếp tục kiếm tiền, hắn khuyên Côn vậy. “Cậu thực sự đã ở trên đỉnh thế giới rồi!”, tay hàng xóm kêu lên khi vẫn đang vừa cởi trần vừa cố gắng giảng giải khi Côn đang đợi để tiếp tục dọn dẹp phòng tắm. “Không thể đoán trước về những gì sẽ xảy ra với bất cứ ai”, hắn nói thêm.
*
Với sự giúp đỡ của Ngô Văn Kiện, những nỗ lực liên hệ của anh, và từ những người tôi tự liên hệ được trong tù, tôi đã phỏng vấn những ‘tên côn đồ’ trong ngày Bốn tháng Sáu ấy ở Bắc Kinh và ở Tứ Xuyên, quê hương tôi, từ năm 2005 đến 2011, thời điểm tôi cuối cùng đã trốn khỏi Trung Quốc. Bằng những cuộc phỏng vấn bí mật với những người sống sót vô danh của ngày Bốn tháng Sáu ấy, tôi muốn ghi lại những gì đã xảy ra với họ suốt phong trào này, sự tra tấn và giam cầm mà họ phải chịu đựng, thân phận bị gạt sang bên lề xã hội Trung Quốc của họ vào thời điểm này như thế nào. Không thể ngừng lắng nghe và ghi âm, tôi đã biên soạn cuốn sách tập hợp các phỏng vấn này, tự gọi mình là một phóng viên hồi tưởng. Nhiều người trong số những người tôi đã phỏng vấn bị quản thúc tại gia hoặc bị theo dõi, thậm chí từ chính gia đình của họ, và mọi cuộc hẹn đều khó khăn, đòi hỏi sự chuẩn bị bí mật, cẩn thận. Vì lý do an toàn, rất ít người ở Trung Quốc ngày nay sẵn sàng nói về vụ thảm sát Thiên An Môn, chứ chưa nói đến việc sử dụng tên thật của họ trước máy ghi âm; nhưng, những người đàn ông dũng cảm này đã thực hiện điều đó. Tôi ít bị tổn thương hơn họ, nhưng tôi là một trong số họ, và tôi đã nhận được sự giúp đỡ của những người đồng hành đáng tin cậy. Tuy nhiên, các câu chuyện rời rạc được kể lại cho tôi trong hàng chục cuộc phỏng vấn sẽ không bao giờ được công bố vì các nạn nhân từ chối cho phép tôi công bố.
Trong mỗi câu chuyện này, kể cả câu chuyện của riêng tôi - một người trẻ tuổi theo đuổi lý tưởng bị cuốn theo làn sóng cách mạng năm 1989, khi Liên Xô sụp đổ, khiến dường như ai cũng nghĩ nền dân chủ cuối cùng cũng sẽ đến với Trung Quốc. Sau vụ thảm sát, mỗi người đều phải đối mặt với sự tàn bạo của hệ thống nhà tù Trung Quốc, bao gồm cả việc tái cải tạo thông qua lao động cưỡng bức. Rối loạn chức năng tình dục, ly dị, bị gia đình ghẻ lạnh, vô gia cư và thất nghiệp, chịu cay đắng và bị phản bội. Đây là thế giới của hầu hết những người biểu tình trước đây, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp lao động và đến từ nông thôn. Một người biểu tình trước đây gần như vô gia cư, trong khi một người khác lên kế hoạch tự thiêu, và người thứ ba mơ ước trở thành tu sĩ Phật giáo. Một người khác, được ra tù, có một cuộc sống rất thành công trong ngành quảng cáo nhưng luôn bị ám ảnh bởi vụ thảm sát Thiên An Môn, đã vẽ rất nhiều bức tranh về sự kiện này. Những người khác vẫn thủy chung với phong trào, chịu đựng tù đày, quấy rối, quản thúc tại gia và bị theo dõi liên tục hết lần này đến lần khác vì những tội lỗi nhỏ nhất, họ coi tất cả sự chịu đựng đó như là sự trân kính các ngôi mộ của những người biểu tình bị giết hoặc đã bị trừ khử bởi tham gia một đảng chính trị khác.
Trung Quốc ngày nay đã giả mạo về vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn, và cuốn sách “Những viên đạn và Liều thuốc phiện” này là câu chuyện về cách nó xảy ra, theo lời của những người tham gia - những “kẻ côn đồ”, đúng theo tên gọi mà Đảng sử dụng để bôi xấu họ. Họ không phải là “người biểu tình thuộc giới tinh hoa”: sinh viên tại các trường đại học hàng đầu, thường là từ các gia đình đặc quyền, đã trở thành tiếng nói của phong trào và trong nhiều trường hợp đã trốn ra nước ngoài sau đó hoặc bỏ nước ra đi tương đối dễ dàng. Những ‘kẻ côn đồ’ này là những người thuộc tầng lớp lao động và nông dân, vốn đã hỗ trợ các sinh viên, rồi phải gánh chịu sự trừng phạt thảm khốc bởi các cuộc đàn áp, và bị đối xử tàn nhẫn hơn trong tù vì địa vị xã hội thấp hơn. Nhiều người trong số họ là đàn ông, vì những lý do bắt nguồn sâu xa trong xã hội Trung Quốc, và tất cả những người được phỏng vấn trong cuốn sách này, một phần vì lý do tiếp cận, đều là đàn ông. Cách xa ánh đèn sân khấu của quyền con người, tôi tìm thấy những ‘kẻ côn đồ’ này tại các quán lẩu ở vùng ngoại ô xa xôi, đang lảng vảng trên phố, trốn tránh việc quản thúc tại gia và sự theo dõi của cảnh sát, sống với cha mẹ và không có tiền đồ.
Phương Tây chỉ biết một người biểu tình: “Người đàn ông vô danh chặn xe tăng”, người đàn ông trong bức ảnh mang tính biểu tượng đứng trên đường, chặn những chiếc xe tăng như những con bọ hung khổng lồ đang cố gắng vượt lên. Chúng tiếp tục cố gắng vượt qua anh, nhưng anh vẫn tiếp tục cản đường chúng. “Lũ chúng mi là người thép, còn ta chỉ là người trần mắt thị”, dường như anh đang nói vậy. ”Hãy đến bắt ta nếu chúng mi dám!”. Khoảnh khắc này được lưu giữ cho hậu thế vì một phóng viên nước ngoài tình cờ quay phim được nó, nhưng có vô số “người đàn ông chặn xe tăng” khác, mà hành động của họ không được ghi lại bằng ống kính.
Cuốn sách này còn là bản cáo trạng dành cho vô số người khác, những người sợ hãi lịch sử và sau đó sống mòn với tiền bạc và quyền lực. Nhưng những người được phỏng vấn đầy chán chường của tôi đã không suy nghĩ nhiều bản cáo trạng này. Tôi cũng vậy, tôi đã nghi ngờ về việc các bản ghi chép của mình sẽ được sử dụng trong tương lai.
Vào năm 2011, sau nhiều năm lắng nghe câu chuyện mà tôi tôi muốn thoát khỏi, sau nửa cuộc đời sống trong ác mộng, tôi muốn nói lời chia tay với vụ thảm sát năm 1989. Liệu nó có đáng không? Tôi nhét tất cả những lời chứng mà tôi đã thu thập được vào quần áo của tôi. Tôi tắt điện thoại di động và rút pin ra, hy vọng trốn tránh sự theo dõi của cảnh sát. Điều đó giúp tôi không để người thân phải lo lắng.
Ngày đầu tiên tôi chính thức mất tích, tôi ở thành phố Đại Lý xa xôi, uống rượu với một nhóm bạn suốt đời phải mang tiếng xấu đó. Ngồi đối diện với tôi là hai nữ nhà văn xinh đẹp ở tuổi đôi mươi, những phụ nữ có thể uống nhiều hơn và mỉa mai những người đàn ông. Chỉ vào mũi tôi, họ hét lên: “Cái đầu buồi ngu ngốc kia!”, nên tôi phải chuyển sang ngồi bàn khác. Những người bạn kia vỗ tay khen ngợi tôi và nghĩ rằng tôi sẽ lang thang ở đó một thời gian. Tôi không bao giờ biết có bao nhiêu người đang theo dõi tôi ở xung quanh. Nhưng thấy tôi uống rượu rất nhiều ở đó, đêm này qua đêm khác, không làm gì nghiêm trọng, nên họ đã bớt theo dõi tôi gắt gao. Sau đó, cứ như vậy, tôi đột nhiên bỏ đi và không bao giờ quay lại.
Đến một thành phố khác trên một chuyến xe buýt đường dài, tôi chọn một quán trọ nhỏ một cách ngẫu nhiên và trốn ở đó trong hai đêm để đảm bảo không ai biết tôi đang ở đâu. “Tiếp tục chạy trốn, tiếp tục chạy trốn!”, tôi hét lên với chính mình ngay cả trong những giấc mơ. Trước khi bình minh ló rạng, tôi đi ra khỏi cửa với chiếc túi đeo chéo qua vai. Khi tôi đến một thị trấn nhỏ ở sát biên giới thì trời đã tối. Giữa sấm sét, chớp giật và mưa như trút nước, tôi vào một khách sạn và liên lạc với một người dân vùng biên giới có nhiệm vụ giúp đỡ tôi.
Phải mất một thời gian dài để ông xuất hiện. Chúng tôi thì thầm với nhau hơn mười phút. Ông nói rằng vượt qua biên giới khá dễ dàng. Có thể lấy một chiếc thuyền và chèo qua phía bên kia. Ông nói: “Cảnh sát không chú ý đâu, và chúng tôi thường xuyên đóng 'phế’ cho chúng”. Tôi nói mình không muốn đi thuyền. Tôi muốn băng qua cầu.
“Sẽ gặp một chút khó khăn đấy”, ông nói, “nhưng chúng ta có thể thử”.
Những linh hồn của năm 1989, những người anh em phải chịu đựng sự đàn áp vào năm 1989, những người mẹ và những người cha của năm 1989, những người bạn trên thiên đường, những người bạn bị chôn vùi dưới lòng đất, những người mà linh hồn của họ đang lẩn khuất trong mưa hoặc đang bị gió thổi đi - từ bóng tối của vùng biên giới này, tôi cúi đầu chào các bạn. Tối hôm sau, trước khi bước ra khỏi địa phận Trung Quốc để đi sang tỉnh Lào Cai của Việt Nam, tôi nhìn lại quê hương mình, và, như đang trong một giấc mơ, mấy dòng thơ cũ chợt ùa đến với tôi:
‘Thế giới là một cây cầu rất hẹp
Đừng sợ
Bạn có thể vượt qua nó’./.
*
VỀ TÁC GIẢ
Liêu Diệc Vũ là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và nhà báo Trung Quốc. Ông sinh năm 1958 tại Tứ Xuyên. Ông là người phê phán chế độ Cộng sản Trung Quốc, đã bị cầm tù. Những cuốn sách của ông, vài cuốn trong số đó là các bộ sưu tập các cuộc phỏng vấn với những người bình thường từ dưới đáy xã hội Trung Quốc, đã được xuất bản ở Đài Loan và Hồng Kông nhưng bị cấm ở Trung Quốc đại lục; một số đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Tiệp. Ông hiện đang tị nạn chính trị ở Đức. (Wikipedia).
*
[Nguồn: "Bullets and Opium: Real-Life Stories of China after the Tiananmen Square Massacre" [Những viên đạn và Mồi thuốc phiện: Các câu chuyện đời thực về Trung Quốc sau cuộc Thảm sát Thiên An Môn] (Simon and Schuster, 2019)]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét