Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

“Sách trắng Quốc phòng” VN

“Sách trắng Quốc phòng” VN

1-12-2019
Vụ “bốn không” trong Sách trắng quốc phòng của VN vừa công bố cũng gây nhiều bình luận ngươc xuôi trên báo chí.
Chính sách “ba không” cố hữu của VN: 1/ không tham gia liên minh quân sự;
2/ Không liên kết với quốc gia này để chống quốc gia kia;
3/ Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác…
Từ lâu tôi đã nói việc này là “không ổn”. Vì sao?
Thứ nhất, VN là một quốc gia “độc lập có chủ quyền”. VN có thể làm tất cả những thứ mà luật quốc tế không cấm. “Liên minh quân sự” là “quyền” của mọi quốc gia và điều này luật quốc tế không cấm đoán.
Khi lãnh đạo CSVN tuyên bố “không tham gia liên minh quân sự” là VN đã từ khước “quyền” hợp pháp của quốc gia mình. Chủ quyền quốc gia của VN nếu không bị thương tổn thì cũng bị yếu đi. Nhất là khi “liên minh quân sự” đó có khả năng củng cố lực lượng bảo vệ chủ quyền và lợi ích (biển đảo) của VN.
Thứ hai, “không liên kết với quốc gia này chống quốc gia kia”. Vấn đề là luật quốc tế không cấm VN liên kết với một quốc gia khác để “tự vệ”. Luật quốc tế gọi đó là “quyền tự vê đa phương”. Lãnh đạo CSVN khi ra tuyên bố như vậy tự mình “làm khó” lấy mình, tự trói tay mình trong những quyết định tương lai.
Tương lai ASEAN có thể chỉ còn những “cường quốc bậc trung”, cùng chia sẻ lợi ích chiến lược chung, như VN, Thái lan, Mã lai, Indonesia và Phi. Điều này sẽ khó thành hình nếu VN vẫn giữ nguyên ý định như đã ghi trong Sách trắng.
Thứ ba, giới hoạt động chính trị và ngoại giao hay nói câu: “Không bao giờ nói không bao giờ – never say never”. Điều gì cũng có thể xảy ra, nhất là trong thời điểm hiện tại TQ muốn dùng sức mạnh kinh tế và quân sự “đặt lại luật chơi”. Đã đành Tổng thống Trump có chủ trương buộc các “đồng minh” Nhật, Hàn… phải trả tiền (gấp 5 lần lúc trước) để được Mỹ bảo vệ. VN không cần quân Mỹ bảo vệ và sẽ không bao giờ chấp nhận quân Mỹ vào VN với những điều kiện (của Trump) như vậy.
Các quốc gia Nhật, Nam Hàn… khi chấp nhận yêu sách của Trump, trong chừng mực ý nghĩa “chủ quyền” của các quốc gia này bị thương tổn. Bởi vì quan hệ Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn là quan hệ “đồng minh”, hai bên cùng có lợi trong việc bảo vệ lẫn nhau, chứ không phải là quan hệ “bảo kê” giữa một tay anh chị tên Trump với những đàn em Abe Shinzo hay Moon Jae Inn.
Nhưng chính sách của Trump không phải là chính sách cố hữu của người Mỹ. Chính sách này có thể sớm thay đổi trong năm tới. Vì vậy khi khẳng định “không cho nước ngoài lập căn cứ ở VN” là là “kẹt”, nếu việc này nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của VN.
Sách trắng kỳ này VN lại thêm cái “không” thứ tư: Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nhiều người chỉ trích ý kiến này, cho rằng VN “mâu thuẫn” (Bill Hayton). Theo tôi, tuyên bố “cái không thứ tư” của quốc phòng VN lại phù hợp với luật lệ và tập quán quốc tế.
Ngoài TQ hiện nay (sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực đối với VN, Phi và Mã lai) thì phương cách “ngoại giao pháo hạm” đã chấm dứt từ sau Chiến tranh Thế giới lần II.
Lý ra Sách trắng quốc phòng VN chỉ ghi một cái “không” là đủ: “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. VN ghi điều này là chửi khéo TQ, phía từ lâu đã có chủ trương “ngồi trên luật”, sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp với VN (Phi và Mã lai…). Học giả Bill Hayton hay nhiều người khác, khi phê bình VN “mâu thuẫn” ở khoản này là không đúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét