Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

LÂU NAY CHÚNG TA TUYÊN TRUYỀN SAI VỀ VINH DANH CỦA UNESCO

LÂU NAY CHÚNG TA TUYÊN TRUYỀN SAI VỀ VINH DANH CỦA UNESCO 

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tại Việt Nam vừa được UNESCO ghi danh
vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 

UNESCO không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?! 
 

Công an Nhân dân
18:41 18/12/2019

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003, học giả Fullbirght 2019 -2020 tại hội thảo "Huy động truyền thông trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể”. 

Hội thảo do UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18-12 tại Hà Nội. 


Theo Tiến sĩ Frank Proschan, trong Công ước năm 2003, di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Như thế có nghĩa là không có di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó.

Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.

Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, của chuyên gia, nhà nghiên cứu thường chuyển tải sai là UNESCO vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể nào đó là của thế giới, của nhân loại. Đây là cách hiểu lầm tai hại. Nếu hiểu như thế, quốc gia, nhân loại có quyền can thiệp, thậm chí can thiệp quá sâu, làm ảnh hưởng đến quyền của cộng đồng sở hữu di sản, thậm chí làm di sản trở nên méo mó.

Trao đổi về vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Hường, phụ trách chương trình Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho rằng, việc hiểu và chuyển tải sai về di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu. Các sai lêch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Điều kiện hoạt động truyền thông của UNESCO còn hạn chế nên ngay cả thông tin về các phiên họp của UNESCO cũng chưa cập nhật kịp thời, liên tục được.

Đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng cho hay, Cục đã nhận thức được vấn đề này nên nhiều năm gần đây đã chủ động điều chỉnh thông tin trên trang web và các văn bản. Nhưng để điều chỉnh một cách rộng rãi hơn nữa thì cần có thêm nhiều thời gian, sự nhập cuộc tích cực từ nhiều phía, trong đó, có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông.

N.Hoa
_______________
Lâu nay báo chí, truyền thông, quan chức toàn tuyên truyền sai về các danh hiệu mà UNESCO ghi nhận đối với các di sản của Việt Nam:

1. Không vinh danh Quan họ, mà chỉ vinh danh Không gian Văn hóa Quan họ.

2. Không vinh danh Cồng chiêng, mà chỉ Không gian văn hóa Cồng chiêng.

3. Không vinh danh Ca trù mà chỉ Hát Ca trù của Người Việt

3. Không phải vinh danh Đạo Mẫu hay Lên Đồng, mà chỉ có “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
  

1 nhận xét :

  1. Về văn hóa ở nước Văn hiến của chúng ta có nhiều cái sai lắm lắm . Buồn vì có những cái sai được thiết kế , duy trì vì một mục đích gì đó . Nếu có chủ trương đúng đắn , việc khắc phục những hiểu biết sai lệch về văn hóa là việc không quá khó .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét