Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Cũng là… sao vàng nhưng rất khác nhau

Cũng là… sao vàng nhưng rất khác nhau

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Gary Sinese – một trong những ngôi sao điện ảnh – đang khuấy động dư luận nhưng lần này không phải vì sự góp mặt trong bộ phim nào đó. Thiên hạ nhắc đến Sinese vì những hoạt động liên quan đến “Gold Star” (sao vàng).
Sau Thế chiến thứ nhất, người Mỹ bắt đầu dùng “Gold Star” để gọi những cá nhân mất con, mất chồng, mất cha, mất anh chị em trong những cuộc chiến bảo vệ nước Mỹ. Nói theo kiểu Việt Nam, “Gold star” là thân nhân của một hay nhiều liệt sĩ.
***
Sinese – 64 tuổi, nổi tiếng vì vai trò diễn viên, đạo diễn, nhạc sĩ, nhà sản xuất phim, từng được tặng nhiều giải thưởng điện ảnh cả ở bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ không phải là “Gold Star” và cũng không phải là cựu chiến binh.
Ngôi sao điện ảnh này chỉ dính dáng tới quân đội qua phim ảnh, trong đó có vai thiếu úy Dan Taylor của Forrest Gump. Forrest Gump được công chiếu năm 1994 – kể về cuộc đời của Forrest Gump do Tom Hanks thủ diễn.
Một trong những đoạn đời đáng nhớ của nhân vật Gump là phục vụ quân đội, tham chiến tại Việt Nam. Gump – một người Mỹ có vẻ lẩm cẩm, chậm chạp nhưng tử tế – chính là người đã cứu Dan Taylor và nhiều đồng đội trên chiến trường.
Thiếu úy Dan Taylor – mất cả hai chân khi tham chiến tại Việt Nam – đã gặp lại Gump tại Mỹ. Họ đã cùng nhau gầy dựng sự nghiệp trên thương trường và trở thành đồng chủ nhân của một doanh nghiệp kinh doanh hải sản ở miền Nam nước Mỹ…
Forrest Gump nhận được hàng chục giải thưởng điện ảnh và năm 2011, Forest Gump là một trong rất ít những bộ phim của Hollywood được Thư viện Quốc hội Mỹ chọn và đề nghị Cơ quan Lưu trữ Điện ảnh Quốc gia bảo quan như một sản phẩm văn hóa tiêu biểu.
***
Sau vai thiếu úy Dan Taylor trong Forrest Gump, Gary Sinese bắt đầu quan tâm đặc biệt tới quân đội và trở thành người hỗ trợ nhiều tổ chức bất vụ lợi chuyên hỗ trợ quân nhân và các cựu chiến binh Mỹ (1).
Năm nay, nhiều người nhắc đến Sinese vì Gary Sinese Foundation (GSF) của Sinese đưa đến 1.700 “Gold Star” đến Disney World – nơi được xem như một thiên đường giải trí ở thành phố Orlando, tiểu bang Florida – vui chơi nhân dịp Giáng sinh.
Thật ra GSF đã bắt đầu đưa các “Gold Star” đến Disney World nghỉ ngơi, tiêu khiển từ 2006, sau khi một người lính gửi thư cho GSF, bày tỏ ước muốn được GSF hỗ trợ ông cùng gia đình đến Disney World một lần cho biết.
GSF chưa kịp làm điều đó thì người lính ấy tử trận và ngay sau đó, GSF bắt đầu thực hiện sáng kiến “Snowball Express”. Ai ở các xứ hàn đới cũng biết, nếu được đẩy đi trên tuyết, các snowball càng lăn, càng lớn, những viên tuyết nhỏ sẽ trở thành các quả cầu khổng lồ.
Sàng kiến “Snowball Express” khởi đầu với ba gia đình và năm nay, cùng với sự hỗ trợ của American Airlines, Disney World,… GSF mời gọi, đem tới 1.700 “Gold Star” từ khắp nơi ở Mỹ đến Disney World tiêu khiển hoàn toàn miễn phí trong năm ngày…
“Snowball Express” là một trong những cách mà nhiều người Mỹ thực hiện để chứng minh với những người cha, người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mất cha rằng sự hy sinh của người thân, mất mát của họ không bao giờ bị lãng quên (1).
***
Vào thời điểm này, câu chuyện liên quan đến chiếc Mercedes loại E250, có hai biển đăng ký, biển màu trắng mang chuỗi chữ số 30F-462.75, biển màu xanh mang chuỗi chữ số 80B-4329 (3), vẫn chưa có hồi kết (4).
Giới hữu trách vẫn ngậm tăm dù video clip ghi lại cảnh biển đăng ký của chiếc Mercedes vừa kể đột ngột chuyển từ biển màu trắng thành biển màu xanh khi rẽ trái trên đường Phùng Hưng, đoạn thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội tràn lan trên Internet.
Công chúng đã lục tìm dữ liệu lưu trữ và xác định, chủ chiếc xe có biển số màu trắng là bà Trương Tuyết Nhung, cựu Trưởng phòng Đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Còn biển màu xanh thuộc về Ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng CSVN.
Chiếc Mercedes có hai biển đăng ký, một thuộc sở hữu tư nhân, một thuộc sở hữu chính phủ (công xa) có thể vì bà Nhung là phu nhân của ông Tô Huy Rứa (cựu Ủy viên Bộ Chính trị), người từng là Trưởng ban Tuyên giáo.
Nhiều người thắc mắc, tại sao gia đình ông Rứa có thể giữ – dùng một biển đăng ký dành cho công xa chuyên phục vụ tầng lớp cao cấp nhất? Tuy nhiên điều cần lưu ý hơn, đáng chất vấn hơn là tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lại dành cho công xa đủ thứ đặc quyền đến mức các công bộc tìm đủ mọi cách để giữ – dùng, kể cả khi đã nghỉ hưu? Nếu không có sự phân biệt đối xử giữa các phương tiện vận chuyển, chắc chắn giới vẫn tự nhận là công bộc không gây ra đủ thứ scandal liên quan tới “biển xanh” như vậy?
Ông Rứa và vợ ông một đời là… công bộc, hai quý tử và ái nữ noi gương cha mẹ, cùng chọn con đường làm… công bộc (Ủy viên BCH TƯ Đoàn TNCS kiêm Bí thư Đoàn TNCS Vietnam Airlines, Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Quốc gia, Ủy viên BCH Đảng ủy Bộ VHTTDL) (5). Ngoài “học và làm theo”, gia đình ông Rứa còn dạy dỗ người khác về “tư tưởng Hồ Chí Minh”, về “đạo đức cách mạng”. Thu nhập chính thức của giới là công bộc vốn hết sức khiêm tốn, tại sao họ có thể sắm được Mercedes loại E250?
Một người cả đời đeo đuổi việc nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa cộng sản nếu không nhận hối lộ, làm sao có thể dư giả đến mức vứt ra 2.5 tỉ để sắm phương tiên đi lại mà giá trị khoảng… 2,5 tỉ đồng?
Nên hiểu như thế nào về ông Rứa và các đồng chí đồng đảng của ông – những nhân vật tiêu biểu về sự kiên định trong… lập trường, vững vàng… cả tư tưởng, đạo đức lẫn tác phong, chuyên đảm nhận vai trò lựa chọn, bổ nhiệm công bộc vào những vị trí lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền – tự ấn định đủ thứ đặc quyền, đặc lợi trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống, kể cả khi đi lại nên mới có sự phân biệt giữa biển xanh với biển trắng?
Bao giờ thì dân chúng Việt Nam nhận ra, thôi tán trợ những kẻ ba hoa về “kiên định với lý tưởng cộng sản” để “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, dùng “bạo lực chuyên chính vô sản” cưỡng bức mọi người phải tôn trọng “sao vàng” một cách tuyệt đối và kiên quyết loại bỏ tầng lớp trước nay không chỉ giành đặc quyền”ăn trên, ngồi trốc” cho riêng họ mà còn đang tìm đủ mọi cách để chuyển giao đặc quyền ấy cho vợ con, cháu chắt, thân bằng quyến thuộc của họ?
***
Cho đến giờ, ở Việt Nam, “sao vàng” chỉ biến những người như ông Rứa thành chủ nhân của quốc gia và dân tộc, mặc sức tự tung, tự tác, bất chấp hậu quả. Còn số phận của những người góp phần biến “sao vàng” thành biểu tượng thì càng ngày càng bi thảm!
Scandal bùng lên hồi đầu tháng này – sau ba lần “quy tập”, 13 ngôi mộ, táng 13 thanh niên xung phong của C933 – N92 Thanh vận tử nạn năm 1968 tại đập Yên Minh (xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) không những mất danh tính mà không có cả hài cốt – đã chìm lỉm (6) giống như đề nghị cách nay ba năm – chi tiền để gom nhặt, đưa hài cốt của khoảng 2.500 người Việt tử trận khi chống trả quân xâm lược Trung Quốc ở Hà Giang, đã và đang bị phơi giữa trời suốt từ 1980 đến nay – vẫn không có hồi đáp (7).
Chú thích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét