AVG: Phạm Nhật Vũ, kẻ lừa đảo siêu hạng và sự tung hứng nhục nhã
21-12-2019
AVG cấu thành bởi hai nghiệp vụ là truyền dẫn và hoạt động báo chí. Truyền dẫn thì tồn tại được hay không được quyết định bằng sử dụng nguồn tài nguyên tần số quốc gia. Hoạt động báo chí là hoạt động lậu dưới danh nghĩa của Đài TH Bình Dương. Một thời gian không ngắn, Phạm Nhật Vũ âm mưu chắp nối để biến AVG thành kênh TH của Quốc hội. Một thành viên của VPQH không vượt qua ý chí của UB thường vụ, vì thế nên QH có kênh TH, nhưng theo cách khác, không phải là mua AVG.
Về truyền dẫn thì đất nước này vẫn dè chừng với tư nhân. Mặt khác, về truyền dần AVG là con tép con, không thể cạnh tranh được với VTV, VOV, VTC, VNPT, VIETTEL… và nhiều đài truyền hình địa phương. Về hoạt động báo chí thì Luật Báo chí sửa đổi và Quy hoạch hệ thống Báo chí càng khẳng định VN không có báo chí tư nhân và AVG vĩnh viễn không có chức năng báo chí khi ĐCS lãnh đạo.
Cả hai cấu thành của AVG đều có nguy cơ trở thành đống phế thải thì Phạm Nhật Vũ âm mưu bán tháo AVG.
Mọi âm mưu, thiết kế đều xuất phát từ đây. Hãy để ý đến các ngẫu nhiên rất trùng lặp mang sắc thái tung hứng thì thấy rõ thằng lừa đảo ngoài xã hội đã chi phối được một hệ thống công quyền, trong đó có cả UVBCT, nhiều UVTWĐ. Đau lòng thay cho ĐCS VN, chỉ khi nào UBKTTW bắt tay vào trực tiếp vụ này thì mới rửa sạch được vết nhơ do chúng bôi bẩn.
Các sự kiện ngẫu nhiên trùng hợp và mang tính tung hứng như sau.
1. Bỗng dưng Mobifone có nhu cầu xây dựng kênh truyền hình thì cũng bỗng dưng AVG muốn bán 95% cổ phần.
2. Bỗng dưng Ttg cho Đài truyền hình VTC từ Bộ TT-TT về VOV khi mà nó cùng nằm Bộ này, chỉ động tác khẽ khàng trong Bộ thì Đài VTC trực thuộc nhà đầu tư Mobifone. AVG ngoài cuộc chơi.
3. AVG phát ra tín hiệu bán cho một công ty ở Hồng Kông thì bỗng dưng mấy cơ quan cấp Bộ VN mà lại mấy bộ rất quan trọng nào là: Vấn đề An ninh quốc gia, vấn đề tình báo nước ngoài và đứng ra để thu xếp bán trong nước.
4. AVG nói rõ tên công ty nước ngoài mua với giá trên trời, 700 triệu USD và đã đặt cọc 10 triệu USD, chỉ cần hai động tác tra trên internet và kiểm tra qua ngân hàng thì Bộ TT-TT và Bộ CA bỗng dưng công nhận các thông tin của thằng lừa đảo để thổi phồng thông tin dọa Đảng và Nhà nước về vấn đề ANQG.
5. Nếu chuyện AVG bịa ra là có thật, cơ quan Nhà nước VN chỉ cần thông báo sẽ thu lại tần số truyền dẫn thì AVG bó tay, thì bỗng dưng lại đi thu xếp chuyện mua bán với dày đặc các thủ tục đầu tư và thêm một cái bỗng dưng nữa là đề xuất và chấp nhận đưa toàn bộ hồ sơ mua bán AVG vào tài liệu mật.
6. Phạm Nhật Vũ, một cú lừa đảo (khẳng định như vậy) hưởng lợi 300 triệu USD và nôn ra cho các quan chức VN, trong đó có hai UVTWĐ vài triệu, chưa đến 2% thì bỗng dưng được hệ thống tư pháp VN chỉ khởi tố một tội danh hối lộ và đề nghị cho hưởng đặc ân.
7. Bỗng dưng, vụ án xét xử công khai nhưng tài liệu, hồ sơ của vụ án lại không giải mật, mặc dù dựng vụ mua bán AVG thành vụ bí mật quốc gia vi phạm điều cấm của Luật về bí mật quốc gia: Nghiêm cấm lạm dụng bí mật quốc gia để che dấu tội pham.
8. Khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra thì bỗng dưng Bộ TT-TT cho công bố phản bác, trong đó có những khẳng định: Bộ KHĐT xác định đầu tư là cần thiết, Bộ tài chính xác định là định giá có cơ sở và mua AVG rẻ. Bộ CA xác định mọi tiến trình, chi tiết đều đúng pháp luật. Nói thêm, đúng lúc này Tổng bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW công khai với đảng và nhân dân đưa vụ AVG vào dạng theo dõi đặc biệt mới có vụ án AVG đang xét xử.
Kết thúc Status này bằng hai ý.
1. Phạm Nhật Vũ giống như kẻ rung đùi ngồi trên bàn tiệc. Dưới gầm bàn là một lũ lâu nhâu tranh nhau những thứ Vũ mửa ra. Lũ lâu nhâu ấy rất oai trước dân và được giao chức vụ cao trong đảng và Nhà nước. Hình ảnh này thật là đau đớn cho những người có trí tuệ của quốc gia này và hãy đồng lòng hành động cho điều thứ hai sau đây.
2. Đề nghị UBKTTW trực tiếp bắt tay vào vụ này và có kết luận giúp Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW có quyết đáp trước khi vụ án xử phúc thẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét