Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Đừng để dân chúng lộn... ruột

Đừng để dân chúng lộn... ruột

bauxitevnSun 9:19 AM

Lưu Trọng Văn
Chứ như bây giờ, dân chúng cứ phải lộn ruột với các bố, các bác quan trên viết rất đúng chính tả, phát âm rất chuẩn tiếng Việt, ai đọc, ai nghe cũng hiểu cả nhưng mà ruột gan cứ lộn tùng phèo lên vì thấy ngố, thấy dơ, thấy ngu, thấy...ác, thấy... đểu”. Rất đúng! Nhưng lại cũng cần thêm: Và có cả những quan viết sai chính tả – mà có mà có lẽ là số lớn trong hàng quan chức hiện nay – phát âm lại ngọng líu ngọng lô nữa, thì dân nghe cũng lộn ruột không kém gì khi nghe nội dung những điều các quan viết và đọc vanh vách, hùng hồn, mà lại chỉ thấy ngốnguác và đểu, như tác giả bài viết đã đề cập. Bởi làm thế, các quan đã chứng tỏ mình chưa qua cấp phổ thông mà đã cố leo lên quan; tệ hơn nữa, các quan đã tự tiện phóng uế vào CÁI HỒN của đất nước, điều tuyệt đối cấm kỵ.
Bauxite Việt Nam
Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của Tiến sĩ Bùi Hiển. 
Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.
Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiển có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.
Chính vì vậy Phạm Quỳnh mới nói: truyện Kiều còn tiếng Việt còn [Truyện Kiều còn tiếng ta còn]. Mặc dù chữ viết mà Nguyễn Du viết Truyện Kiềuchả giống gì chữ Việt hiện nay và chắc chắn càng khác xa với chữ Việt mà Tiến sĩ Hiển đề xuất.
Chính vì vậy Phạm Duy cất lên tiếng hát: tôi yêu tiếng nước tôi từ thuở nằm nôi, nước ơi!
Tiếng là một phần của ngôn ngữ nhưng lại là phần hồn. Chữ là phần còn lại của ngôn ngữ nhưng là phần xác. Thay đổi phần xác mà phần hồn bị rơi rụng không ăn nhập thì sẽ bị phản ứng là lẽ đương nhiên. Mắt là công cụ để đọc chữ, nhưng mắt cũng là cửa sổ tâm hồn được cài đặt sẵn khi đọc chữ đã quen đọc thì cùng lúc vang lên âm thanh của hồn. Làm xiêu vẹo hoặc điều chỉnh sự cài đặt này dù cho khoa học hơn đều thất bại trước mắt.
Khi lên mạng chát chít, đứa trẻ viết tắt “em k yêu a đâu” thì bạn chát chít đọc thành âm trong đầu là “em không yêu anh đâu”chứ không hề đọc thành âm, “em ca yêu a đâu”, vì chúng đã tự cài đặt riêng cho mình việc đọc và viểt tắt này.
Vì vậy không thể thay cách viết khác mà không làm rối loạn phần âm, tức phần cảm, phần hồn được cài đặt với từng chữ được.
Tuy vậy có một số chữ viết có thể cải cách mà không ảnh hưởng đến tiếng, như ph thay bằng fq bằng k... để viết “phai nhạt” bằng “fai nhạt”, “vinh quang” bằng “vinh koang”. Nhưng để làm gì? Rối mắt?
Vậy thì thay đổi chữ viết, cải tiến chữ viết cho gọn và khoa học hơn không quan trọng bằng nói và viết tiếng Việt sao cho thuần Việt và đẹp hơn. Cái này thuộc về văn hoá của người nói, người viết.
Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao viết và nói tiếng Việt với nhau mà con người yêu thương con người hơn, dân tộc đùm bọc vì nhau, mọi người từ nhà lãnh đạo đến người dân thấy gần gũi nhau hơn.
Chứ như bây giờ, dân chúng cứ phải lộn ruột với các bố, các bác quan trên viết rất đúng chính tả, phát âm rất chuẩn tiếng Việt, ai đọc, ai nghe cũng hiểu cả nhưng mà ruột gan cứ lộn tùng phèo lên vì thấy ngố, thấy dơ, thấy ngu, thấy...ác, thấy... đểu.
L.T.V.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét