Chu Mộng Long: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (KÌ 1)
Xuân NguyênSat 9:17 AM
Chu Mộng Long
23 Tháng 11 lúc 16:05 ·
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (KÌ 1)
Tôn sư trọng đạo theo lễ giáo phong kiến không là nội dung của loạt bài viết này. Bởi đạo của Nho giáo lấy Lễ làm chuẩn mực, coi thầy cũng như vua, như cha (quân - sư - phụ) bắt buộc người học phải tôn kính thầy vô điều kiện: sống tết, chết giỗ. Đạo này chỉ hợp lý trong thời đại con người được quyền "tầm sư học đạo", tức quyền chọn thầy tốt để học chính đạo. Nay người học bị tước hẳn cái quyền ấy, không may mà một đời toàn gặp loại sư đểu với năng lực và phẩm chất kém, thì "tôn sư trọng đạo" hóa ra thành tôn sư đểu trọng đạo tặc.
23 Tháng 11 lúc 16:05 ·
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (KÌ 1)
Tôn sư trọng đạo theo lễ giáo phong kiến không là nội dung của loạt bài viết này. Bởi đạo của Nho giáo lấy Lễ làm chuẩn mực, coi thầy cũng như vua, như cha (quân - sư - phụ) bắt buộc người học phải tôn kính thầy vô điều kiện: sống tết, chết giỗ. Đạo này chỉ hợp lý trong thời đại con người được quyền "tầm sư học đạo", tức quyền chọn thầy tốt để học chính đạo. Nay người học bị tước hẳn cái quyền ấy, không may mà một đời toàn gặp loại sư đểu với năng lực và phẩm chất kém, thì "tôn sư trọng đạo" hóa ra thành tôn sư đểu trọng đạo tặc.
Tôn sư trọng đạo của Nho giáo đề cao hết mức uy quyền của người thầy, cái gọi là đạo ấy chỉ là thứ trật tự phong kiến biến người học thành công cụ của kẻ cầm quyền, thứ đạo lý ấy không có lý do gì tồn tại trong xã hội dân chủ văn minh.
Hiến chương các nhà giáo và sau đó là các tư tưởng giáo dục khai phóng nhấn mạnh đến vai trò người học: độc lập suy nghĩ, sáng tạo, buộc người dạy phải tôn trọng người học chứ không thể duy trì cái thước gõ đầu trẻ để chứng tỏ uy quyền bạo chúa học đường.
Hiện tượng khuếch trương "truyền thống tôn sư trọng đạo" trong ngày lễ Hiến chương Nhà giáo là trái với tinh thần Hiến chương, vô tình hay hữu ý khôi phục giáo dục Nho giáo cổ hũ.
Nói không ngoa, thứ đạo lý mà người ta mưu toan khôi phục ấy là thứ đạo đức giả. Nó có tác hại rất nhiều mặt lên tiến trình hiện đại hóa giáo dục. Một mặt, nó thành thứ thuốc phiện ru ngủ nhà giáo trong những món quà vật chất tầm thường, chết mê trong một thứ giá trị ảo mà tưởng là thật. Nhiều nhà giáo hoang tưởng được nhiều quà là được người học và xã hội tôn trọng. Mặt khác, nó lại tạo cơ hội cho nhiều nhà giáo năng lực và phẩm chất kém cỏi lên ngôi bạo chúa học đường với đủ trò áp đặt, cưỡng chế người học thành kẻ nô dịch phục tùng vô điều kiện cho chủ. Và mặt khác nữa, nó tạo ra tâm lý quỳ lụy, chạy chọt lấy điểm, lấy thành tích của phụ huynh, học sinh, kể cả những nỗi ám ảnh lo sợ bị trù dập khi không biết "tự giác" "đi thầy". Đó là chưa nói các quan chức giáo dục cấp dưới nhân danh "tôn sư trọng đạo" hối lộ quan chức giáo dục cấp trên để giữ ghế, chạy ghế, lũng đoạn cả hệ thống tổ chức giáo dục.
Xã hội chúng ta có thật tôn sư trọng đạo hay không cần phải nhìn nhận nghiêm túc ở chiều sâu chứ không phải ở lời nịnh hót của những bó hoa, món quà hay phong bì đãi bôi.
Khi đồng lương nhà giáo không đủ sống đến mức phải háo hức trông đợi đến ngày lễ nhận quà để bù đắp khó khăn hay lấy đó làm niềm an ủi như thân phận ăn mày thì sự tôn sư trọng đạo kia hoàn toàn chỉ là lòng thương hại.
Khi đồng lương nhà giáo thấp đến mạt hạng, đến mức lời nguyền của thiên hạ "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" tồn tại gần nửa thế kỷ qua vẫn chưa được cải thiện, thậm chí ngày một tệ hại hơn - thi 3 điểm vẫn đậu sư phạm - thì sự tôn sư trọng đạo kia khác nào là lời mỉa mai cay đắng về một hệ thống giáo dục đứa ngu tôn trọng đứa ngu!
Khi đồng lương nhà giáo không được trả công bằng, kẻ ngu nhờ quyền thế, thân thế, nịnh nọt, chạy chọt để có các loại học hàm và danh hiệu, hoặc do dạy bộ môn tuyên truyền giáo điều được hưởng ưu đãi cao hơn kẻ có năng lực thì sự tôn sư trọng đạo kia chỉ là sự bịp bợm che đậy sự kì thị ngay trong đội ngũ nhà giáo với nhau, giết chết tài năng và tiêu hủy động lực phát triển.
Khi điều kiện làm việc của nhiều nhà giáo tệ hại như bị đi đày, nhiều trường học không hơn trại vịt, chỗ làm của nhà giáo không được đảm bảo, bị đe dọa luân chuyển hoặc sa thải, đến mức các thầy cô phải lo chạy chọt để giữ chỗ làm; nhiều thầy cô phải lo làm thêm, dạy thêm, tìm đủ mọi cách thu thêm của phụ huynh học sinh để trang trải cho cuộc sống hàng ngày và bồi đắp nợ nần; thậm chí phải đi hầu rượu cho các quan để được yên ổn thì sự tôn sư trọng đạo kia không khác gì Mã Giám Sinh hay Hồ Tôn Hiến tôn trọng Thúy Kiều.
Tôn sư trọng đạo không phải không tồn tại trong giáo dục hiện đại. Mấu chốt của tôn sư trọng đạo trong giáo dục hiện đại nằm ở Điều 8 trong bản Hiến chương, nhưng người ta đã hoặc quên hoặc phản bội trắng trợn:
"Điều 8. Nhà giáo được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục mà họ đảm nhận, để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.
Đối với những nhà giáo có trình độ và thâm niên công tác ngang nhau, cần áp dụng nguyên tắc trả lương công bằng, công việc như nhau thì lương cũng như nhau, không phân biệt."
Bài sau tôi sẽ phân tích kỹ về điều này. Cải cách tiền lương cho nhà giáo đang là hướng đi đúng, vì chính nó mới thực hiện đầy đủ tinh thần tôn sư trọng đạo và dẹp tan những hủ tục tệ hại của ngành giáo. Mong ông Nhạ đọc kỹ để thực hiện dự án nâng lương mà ông hứa đang thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét