Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Nước Mỹ đi về đâu dưới triều đại Donald Trump - Việt Nam Sẽ mất TPP Với Chính quyền Trump ?

Nước Mỹ đi về đâu dưới triều đại Donald Trump - Việt Nam Sẽ mất TPP Với Chính quyền Trump ?

Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đã đảo ngược mọi dự đóan và vượt qua nhược điểm để đánh bại đối thủ danh tiếng Hillary Clinton trở thành Tổng thống thứ 45 của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ.
Kết quả hình ảnh cho donald trump

Đây là một biến cố lịch sử của nước Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 08/11/2016 vì ông Trump không phải là chính trị gia chuyên nghiệp; chưa bao giờ ứng cử hay làm việc trong chính quyền; không có kinh nghiệm ngọai giao, quốc phòng và bang giao quốc tế. Ông chỉ là một nhà kinh doanh thành công. Ăn nói không giữ mồm giữ miệng; bị cáo buộc sàm sỡ với nhiều phụ nữ; thích chửi thằng vào mặt đối phương khi tranh luận như đã chứng minh trong thời gian tranh cử với 16 ứng cử viên khác của đảng Cộng hoà
Vậy tại sao tỷ phú Donald Trump đã đắc cử và có gì đặc biệt trong thành phần cử tri ủng hộ ông ta ?
Trước hết, ông bị các hãng thăm dò ý dân đặt vào vị trí thua cuộc từ 4 đến 6 điểm sau ứng cử viên Dân chủ bà Hilarry Clinton, cựu Ngọai trưởng Mỹ, chỉ 24 giờ trước khi phòng phiếu mở cửa ngày 8/11/2016.
Thứ hai, các nhà tài phiệt và thị trường chứng khóan ở New York đều tin tưởng bà Clinton sẽ đại thắng để tiếp tục bảo vệ, xây dựng và phát triển nền kinh tế thịnh vượng tòan cầu. Họ lo ngại chính sách kinh tế chỉ biết bảo vệ quyền lợi nước Mỹ của ông Trump sẽ cô lập Hoa Kỳ với Thế giới.
Thứ ba, bà Clinton được coi là ứng cử viên phụ nữ sáng giá nhất vì có nhiều kinh nghiệm ở nghị trường (bà từng là Thượng nghị sỹ, 2001-2009) và kinh nghiệm quốc tế trong vai trò cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ (chồng bà là Tổng thống Buill Clinton) và Ngọai trưởng Hoa Kỳ (January 21, 2009 – February 1, 2013 January 21, 2009 – February 1, 2013)
Thứ tư, trước ngày bỏ phiếu, thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton được 60% phụ nữ ủng hộ, so với Donal Trump là 30%. Bà được 85% cử tri da mầu, 75% cử tri di dân gốc Nanm Mỹ (Hispanic) và đa số thành phần cử tri có bằng đại học hậu thuẫn. 
Thứ năm, bà Clinton còn được các nhật báo lớn và uy tín của Mỹ như New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, the Arizona Republic (khuynh hướng Cộng hòa) và nhiều nhà bình luận tiếng tăm, trong đó có ông George Will (đảng Cộng hòa ) ủng hộ.
Ngược lại, ông Trump bị coi là người không đủ điều kiện và tư cách làm Tổng thống bởi phần đồng báo chí Mỹ và chính khách, trong đó có Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và hai cựu ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, John McCain (2008) và Mit Romney (2012).
Thảm hại hơn, ông Donald Trump còn bị nhiều Nghị sỹ và Dân biểu Cộng hoà xa lánh vì sợ dính vào ông ta sẽ khó tái đắc cử. Lý do vì ông Trump ăn nói sỗ sàng, tuyên bố nhiều câu bị lên án là kỳ thị người da mầu, các sắc dân gốc Hồi giáo và làm mất lòng khối cử tri gốc Nam Mỹ vì ông ta đe dọa trục xuất những người cư ngụ bất hợp pháp ở Mỹ. Ông còn hứa sẽ xây bức tường dọc theo biến giới Mexico để ngăn chặn người Nam Mỹ vượt biên giới vào Hoa Kỳ. Ông cho rằng, rất nhiều dân Nam Mỹ xâm nhập nước Mỹ là thành phần trộm cắp, buôn bán ma túy, băng đảng.
Thứ sáu, đối với di dân gốc Hồi giáo, ông Trump chủ trương “đóng cửa nhập cư”, đặc biệt cư dân từ Syria, để ngăn chặn quân khủng bố nhập vào Mỹ. Ông đã bị người Mỹ gốc Hồi giáo tố cáo kỳ thị và vô nhân đạo.
Thứ bảy, Đặc biệt hơn, cả gia đình 2 cựu Tổng thống George H. Bush (cha) và Gorge W. Bush (con) và cựu Thống đốc Florida, Jeff Bush đã tẩy chay ông Trump trong suốt cuộc tranh cử. Vì vậy, ông Trump phải vận động tranh cử một mình. Ngược lại, bà Clinton đã có cả một lực lượng vận động hùng hậu gồm vợ chồng Tổng Thống Obama, Phó Tổng thống Biden và chồng bà, cựu Tổng thống Bill Clinton.
VŨ KHÍ BÍ MẬT
Do đó, với đường lối tranh cử “chọc giận” và ít được ủng hộ như thế chỉ có một thiểu số nhà bình luận Cộng hòa hay “tay chân” của ông Trump đã phỏng đóan ông Trump sẽ thắng cử. Hầu hết các chuyên gia bầu cử và báo chí, khi coi thường khả năng thắng của của ông Trump, đã làm ngơ một yếu tố quan trọng đã giúp ông Trump đắc cử. Đó là khối cử tri da trắng không có bằng đại học, đặc biệt thành phần dân lao động ở ngọai ô và dân quê. 
Những cử tri da trắng này tự thấy họ đã bị giới lãnh đạo truyền thống và kỳ cựu của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ quên trong nhiều năm. Vì vậy, có rất nhiều cử tri đòi hỏi phải thay đổi, phải có một người mới để làm sạch sẽ chính quyền. Do đó, khi thấy ông Trump cũng có quan điểm và quyết tâm giống mình thì họ đã nhìn vào ông Trump như một chiếc phao giữa đại dương. Nhiều người Mỹ da trắng chưa bầu cử bào giờ cũng đã bảo nhau ghi danh dồn phiếu cho ông Trump.
Khi tranh cử ông Donald Trump còn đòi phải thay đổi tận gốc rễ lề lối làm việc và chính sách đối nội và đối ngọai của nước Mỹ. 
Về đối nội, ông ủng hộ quyền người dân được có vũ khí để tự vệ nhưng hứa sẽ bảo vệ an ninh cho dân và chống mọi hình thức khủng bố hay phá họai. 
Ông chủ trương phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ khi nói đến mậu dịch với các nước, nhất là đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Mexico. Ông hứa sẽ buộc Trung Quốc phải hạ giá đồng Nhân Tệ để chấm dứt bất lợi cho hàng xuất cảng của nước Mỹ cũng như nhập hàng Trung Hoa vào Hoa Kỳ.
Nhà tỷ phú Donald Trump chỉ trích chính sách mậu dịch của chính quyền dân chủ thời Tổng thống Bill Clinton, tiêu biểu là thỏa hiệp NAFTA (North American Free Trade Agreement), ký năm 1994 giữa Hoa kỳ, Canada và Mexico đã gây thiệt hại cho nước Mỹ. Ông hứa sẽ xem xét lại NAFTA. Ông cũng gay gắt lên án chính sách kinh tế của chính quyền Obama đã làm cho nhiều đại công ty của Mỹ “di tản” ra nước ngoài, trong đó có Mexico, Trung Quốc và Việt Nam khiến nhiều dân Mỹ không có công ăn việc làm. Ngược lại các nước này lại giầu lên, phần lớn tái xuất cảng hàng vào nước Mỹ.
Ông cũng hứa sẽ đem việc làm trở về nước Mỹ, chấm dứt thời kỳ xuất khẩu công ăn việc làm của dân Mỹ sang làm giầu cho nước khác.
Vì vậy, ứng cử viên Donald Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ để chống bà Clinton, người mà họ coi như nối nghiệp chính sách thất bại của ông Obama. 
Theo cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS, ông Trump được 53% đàn ông da trắng ủng hộ so với 41% dành cho bà Clinton. Ông Trump cũng được tới 53% phụ nữ da trắng ủng hộ, so với bà Clinton là 43%.
Đài CBS kết luận:”Ông Trump cũng được một đa số 72% đàn ông da trắng không có bằng đại học ủng hộ, trong khi bà Clinton chỉ được lối 23%.”
Trong số phụ nữ da trắng không có bằng đại học thì ông Trump có tới 62% ủng hộ so với bà Clinton là 34%. Số phần trăm đàn ông da trắng có bằng đại học ủng hộ Donald Trump là 54%, so với bà Cliton 39%.
Trong khi đó thì số cử tri da mầu tại các tiểu bang quan trọng như North Carolina, Michigan, Florida, Lousiana, Georgia lại đi bầu ít hơn 5% so với hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012, khi ông Obama thắng cử dễ dàng.
Ngoài ra, thành phần cử tri trẻ ở độ tuổi sinh viên hay mới tốt nghiệp là lực lượng nồng cốt của “liên hiệp Obama” (Obama coalition) trong 2 cuộc bầu cử 2008 và 2012 và của ứng cử viên Tổng thống, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, từng là đồi thủ của bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ, lại đi bỏ phiếu ít hơn sự trông đợi của bà Clinton.
Thêm vào đó, sự bất mãn của một số không nhỏ cử tri đối với sự tăng giá của bảo hiểm sức khỏe Obama Care cũng đã đóng góp vào thất bại của bà Clinton. Ông Trump thì chủ trương bỏ Obama Care để đưa ra một chính sách bào hiểm bớt tốn kém hơn cho người dân.
IRAN-ISIS-NATO-TPP
Trên bình diện Quốc tế, ông Trump chủ trương “thương thuyết lại ” thoả hiệp kiềm chế Iran chế tạo vũ khí nguyên tử (The Iran Nuclear Deal, 2015), là thành công của chính quyền Obama, nhưng ông cho rằng không có lợi cho nước Mỹ mà chỉ làm lợi cho Iran. 
Thỏa hiệp này được ký kết giữa Iran và nhóm các nước gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga, cộng thêm nước Đức (P5+1).
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng chủ trương các nước nhận sự bảo vệ của Hoa Kỳ như nước Đức, Nhật Bản và Nam Hàn v.v… phải đóng góp phí tổn cho nước Mỹ chứ không thể tiếp tục để cho nước Mỹ tiếp tục tiêu hao công qũy như hiện nay.
Ông cũng muốn rà soàt lại khối NATO (Liên phòng bắc Đại tây Dương) để buộc các nước phải đóng góp phần mình vào chi phí, thay vỉ để cho nước Mỹ chịu hết.
Tuy nhiên, đối với lực lượng Nhà nước Hồi giáo ISIS (the Islamic State of Iraq and and the Levant (ISIL) còn có tên là Islamic State of Iraq and Syria (ISIS) thì ông Trump chỉ hứa sẽ đưa ra một chính sách lọai trừ nhóm này có hiệu qủa hơn chính sách nửa với” của chính quyên Obama. Tuy nhiên, khi chỉ trích chính quyền Obama và ứng cử viên Hilarry Clinton đã thất bại tiêu diệt ISIS và chỉ giúp cho ISSIS lớn mạnh hơn thì ông Trump lại không có kế họach rõ rệt phải làm như thế nào. 
Mời xem Video: Đinh Thế Huynh bất ngờ khi Ba Dũng trưng bằng chứng Tổng Trọng không ủng hộ làm Tổng BT


Hồi tháng 3/2016, trong cuộc tranh luận với các ứng viên khác của đảng Cộng Hòa, ông Trump từng lên tiếng ủng hộ ý kiến của tướng Lloyd Austin III, đứng đầu Bộ chỉ huy Trung ương (the head of U.S. Central Command), đề nghị gửi từ 20,000 đến 30,000 quân Mỹ vào chiến trường Syria và Iraq để tiêu diệt lực lượng ISIS.
Chính quyền Obama, kể cả ứng cử viên bà Clinton đều chống gửi quân Mỹ vào chiến trường.
Riêng đối với Hiệp dịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) mà Việt Nam đã ký và chờ đợi Quốc hội phê chuẩn, Ông Trump là người đã chống đối quyết liệt.
Ông cho rằng Hiệp định này không có lợi cho Mỹ, vì vậy ông sẽ “đình chỉ TPP” (cancel it).
Quốc hội Hoa Kỳ cũng chưa thông qua TPP.
Riêng vấn đề Biển Đông và trai trò của Hoa Kỳ đối với chính sách bành trướng quân sự của Trung Quốc ở vùng biển này thì ông Trump chưa hề nói một lời.
Như vậy, với những gì ông Donald Trump tuyên bố khi còn là ứng cử viên, liệu ông có hành động như đã hứa hay sẽ phải xét lại cho phù hợp với thực tế của tình hình, sau khi ông nhận chức ngày 20/01/2017 ?
Thêm vào đó, hành động của chính quyền Donal Trump còn phải được Quốc hội chấp thuận. Mặc dù đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát cả Hạ và Thượng viện, nhưng không vì thế mà chính sách của ông Trump sẽ dễ dàng được thông qua.
Trở ngại của chính quyền Trump không chỉ đến từ các Dân biểu và Nghị sỹ đối lập của đảng Dân Chủ, mà ngay trong đảng Cộng Hòa. Tiêu biểu như hai thượng Nghị sỹ Ted Cruz (Texas) và Marco Robio (Florida), là những người từng là đối thủ tranh cử Tổng thống với ông Trump hay như Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, người từng đối nghịch với ông Donald Trump trước khi ông đắc cử.-/-
Phạm Trần
(Vietcatholic)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngàymong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét