Con chuột Trịnh Xuân Thanh, chiếc bình Nguyễn Phú Trọng
Đăng bởi BTV VANEWS vào Thứ Tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016 | 23.11.16
Khi làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành (giá dầu lúc ông ta rời PVN vẫn trên 100 USD/thùng) mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng 5 tỷ USD vốn liếng, nên Thanh - Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là "tan hoang". Do vậy, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.
“Trịnh Xuân Thanh (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966 tại Hà Nội) là tỉnh ủy viên (2015-2020), nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.
Năm 2016, ông Thanh bị Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong buổi họp thứ 4 và thứ 5 dưới sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho là có nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Ngày 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên và blog Người Buôn Gió với lý do ra khỏi Đảng là "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư", còn bản thân ông đã trốn đi đâu không rõ.
Ngày 16 tháng 9 năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.”.
Cần biết rõ thêm Trịnh Xuân Thanh có trình độ Đại học kiến trúc, Kỹ sư Quy hoạch đô thị. Trước khi được Bộ Công Thương luân chuyển vào Hậu Giang và được HĐND tỉnh này bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 5/2015, Thanh là Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ này, Phó Bí thư Đảng ủy, rồi Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Trịnh Xuân Thanh (trái) nhận hoa chúc mừng được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: VnExpress] |
Trước đó, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí nêu liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Sau đó, ngày 8/9, Ban Bí thư cho biết giai đoạn 2011 -2013, Thanh cùng lãnh đạo PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng. Từ đó, biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng đối với Trịnh Xuân Thanh vì những sai phạm trong thời gian công tác tại Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang.
Nhưng có điều nực cười là chiều 6 tháng 9 năm 2016, Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho phóng viên Báo Thanh Niên khẳng định lại việc đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang. Cùng ngày, Trịnh Xuân Thanh đã liên hệ với blogger Người Buôn Gió để nhờ đưa đơn xin ra khỏi Đảng lên mạng Internet, với nội dung: "Như trên tôi đã báo cáo toàn bộ sự việc, tôi không còn tin vào sự chỉ đạo nữa nên tôi làm báo cáo gửi các đồng chí, kính mong các đồng chí có trách nhiệm, ý thức được việc mình kết luận ngày hôm nay một cách chính xác, khách quan không chịu áp lực. Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư."
Sau đó, ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Hôm sau, ngày 16.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46 (P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; căn cứ các điều 34, 82, 161, 169, 187, 256 và 260 Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh với các đặc điểm:
- Chiều cao 1m72 - Màu da: Vàng - Tóc: Đen
- Lông mày: Ngang - Sống mũi: Thẳng - Dái tai: Chúc - Mắt: Đen
- Trốn ngày 16 tháng 9 năm 2016
- Bắt được người bị truy nã, yêu cầu báo ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (ông Vũ Quốc Hưng), số điện thoại: 0692322577; 0913229847.
Tiếp theo sau việc đảng và nhà nước không làm gì được Trịnh Xuân Thanh, vì đương sự đã đào thoát an toàn ra hải ngoại, thì cùng ngày 15/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đã ra Quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 163 Bộ Luật Hình sự xảy ra tại PVC, cơ quan này ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm:
Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đố |
2. Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng Giám đốc;
3. Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc; và
4. Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC.
Bốn bị can bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự. Đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với 4 bị can nêu trên. Những người này tham gia điều hành PVC cùng thời Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.
Được biết, tháng 10/2013, Thuận được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Bình. Đầu năm 2015, Bộ Giao thông vận tải công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông về làm Chánh văn phòng bộ từ 1/3. Thời điểm ông Vũ Đức Thuận giữ chức vụ Tổng giám đốc PVC thì ông Trịnh Xuân Thanh đang ngồi ghế Chủ tịch HĐQT tổng công ty này. Đây là thời điểm PVC thua lỗ nặng.
Từ cuối tháng 3/2016, Vũ Đức Thuận thường xuyên vắng mặt tại Bộ Giao thông vận tải và chuyển vào TP. HCM. Điều đáng lưu tâm là các báo Việt Nam ngày 29/9 loan tin: “Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, việc điều chuyển ông Vũ Đức Thuận vào TP Hồ Chí Minh là theo văn bản đề nghị của Thành ủy Thành phố Đinh La Thăng...” Được biết, từ tháng Ba 2015, Thuận là Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng đang là Bộ trưởng. Các báo loan tin này đồng loạt bị gỡ bỏ.
Tiếp theo sau vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ Vũ Đình Duy.
Vũ Đình Duy. |
Duy đã đi trốn sau khi nghe tin có thể bị điều tra về những dấu hiệu tội phạm tại công ty PVTex mà Duy ta từng là tổng giám đốc; chưa kể nhiều dự án công kỹ nghệ khác đang ngắc ngoải, 5 dự án lớn gồm:
1. Bột Giấy Phương Nam;
2. Đạm Ninh Bình;
3. Gang Thép Thái Nguyên;
4. Xơ Sợi Đình Vũ; và
5. Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol;
có nguy cơ mất sạch vốn liếng 30,000 tỷ đồng.
Được biết, những sai phạm ở PVTex do Vũ Đình Duy điều hành làm thất thoát hàng ngàn tỷ đã được Osin Huy Đức viết ra, làm quần chúng xôn xao, để đánh động cho Vũ Đình Duy bỏ trốn.
Còn nhớ, một trong những vụ án gây chú ý trước đây là cuộc “đào tẩu” của Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Hàng hải, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Dũng bị cáo buộc làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng trước khi lệnh truy nã của Bộ Công an Việt Nam được phát đi, năm 2012, Dũng đã được tổ chức để đi qua Mỹ thông qua ngả Campuchia. Tuy nhiên, ông này đã không xin được nhập cảnh vào Mỹ và đã bị bắt tại Campuchia, đưa về VN chịu tội.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an |
Trở lại chuyện Trịnh Xuân Thanh, nơi Thanh đang cư trú không phải là Campuchia, Thanh vẫn bình an. Mới đây, Người Buôn Gió lại có bài viết mới về Thanh. Xin trích một đoạn như sau:
Trịnh Xuân Thanh |
Phần khác, cũng theo Người Buôn Gió, xin trích nguyên văn: “...Trịnh Xuân Thanh vào thành phố HCM thì mất tích sau vụ khám nhà, bắt nguội hụt. Trước khi xảy vụ khám nhà, Thanh có đến gặp một ủy viên BCT ở nhà riêng tại Hà Nội nói.
- Sao em lại bị xử ép thế này, lỗ là do trên chuyển nợ xuống, đâu phải em.
Vị ủy viên BCT kia dỗ dành.
- Chả có gì đâu, chú cứ nhận rồi sẽ xong thôi.
Thanh bảo.
- Thôi em chả tin vào bọn này, nó cứ nhốt mình tù mọt gông có cho nói đâu. Em ''đi đây''
Vị ủy viên BCT kia lặng ngắt lúc lâu không nói gì, dù Thanh nhấn lại tiếp "em đi đấy, đi thật đấy".
Ông ta điềm tỉnh đi lấy một gói bánh, mở gói bánh ra mời Thanh ăn, ông nói:
- Ngày xưa khó khăn, toàn ăn lương khô, giờ lâu lâu cũng thèm, ăn bánh cho đỡ nhớ. Chú ăn đi, bánh ngon, tí chú cầm chỗ dở về mà ăn.
Ông ta không nói gì thêm, ăn bánh xong lặng lẽ tiễn Thanh về.
Chỉ có thằng ngu mới không hiểu người ta đưa lương khô cho mình làm gì... và Thanh thì không ngu...”
Từ đó, Thanh đã đi và “đi thật đấy”…
Phần Vũ Đình Duy thì chưa biết sao, nhưng chắc cũng an toàn, chỉ phiền cho Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” và “đánh chuột tránh vỡ bình”.
Tới nay, Trọng không diệt được ruồi, không đánh được chuột. Các con ruồi, con chuột Trọng cần diệt đã chạy mất rồi, có thể có sự tiếp tay của công an ở cấp nào đó chưa lộ mặt, nên để chắc ăn Trọng chui vào Bộ Công an, cho dù chỉ có mặt trong thành phần Ủy viên Thường vụ, nhiệm kỳ 2016-2020, gồm:
- Bí thư: Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng BCA;
- Phó Bí thư: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
Ủy viên thường vụ:
1. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư;
2. Trần Đại Quang, Chủ tịch nước;
3. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ;
4. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an;
5. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an.
Đây là lần đầu tiên, một Tổng bí thư chui vào Đảng ủy Công an Trung ương.
Mặt khác, không chóp được Trịnh Xuân Thanh để “tế thần” theo cách nói của Người Buôn Gió, Trọng đành cho công an thừa cơ chộp 4 con ruồi, con chuột, gồm Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, Phạm Tiến Đạt ở PCV nêu trên.
Nhưng đụng đến đó là đụng tới “hổ”, đụng tới Ủy viên Bộ Chánh trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng [trước đó là đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng], kẻ phản bội Nguyễn Tấn Dũng đi theo Nguyễn Phú Trọng; vì ở thời điểm PVN đang có trong tay một lượng vốn khổng lồ Thăng có toàn quyền hành động… Như vậy là đụng tới con “hổ” trong tay Nguyễn Phú Trọng, trong chiếc bình, mà nếu đập chắc chắn sẽ bể bình…
Đinh La Thăng |
Khi làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành (giá dầu lúc ông ta rời PVN vẫn trên 100 USD/thùng) mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng 5 tỷ USD vốn liếng, nên Thanh - Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là "tan hoang". Do vậy, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.
Add caption |
“đã hổ diệt ruồi”, “đánh chuột tránh vỡ bình” |
Diễn tả chủ trương “đã hổ diệt ruồi”, “đánh chuột tránh vỡ bình” của Nguyễn Phú Trong, nhà biếm họa Babui có bức biếm họa được đăng trên một số diễn đàn cho thấy mấy con ruồi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy… chạy mất, còn con chuột, hay con hổ, Đinh La Thăng… thì đang ôm cứng cái bình Nguyễn Phú Trọng… mà Nguyễn Phú Trọng cũng là con chuột ôm cứng cái bình… chờ bị đập chết trong thời gian sắp tới, khi cuộc “cách mạng mềm” lan rộng hơn với mạng lưới Internet, với những Cell phone, những blogger chẳng những hết sợ hãi mà con khiến bọn ruồi chuột sợ hãi tìm đường tháo chạy, mà điển hình là những kẻ được lịnh đàn áp biểu tình đã “cỡi áo tháo chạy” trong cuộc biểu tình sơ khởi 18 ngàn người, đông đảo là các giáo dân Thiên Chúa giáo, dưới sự hướng dẫn của Linh mục Đặng Hữu Nam, bước khởi đầu của yêu sách đòi nhà cầm quyền CSVN phải “làm sạch biển Miền Trung”, phải “đuổi Formosa ra khỏi Vũng Áng”, đòi “bồi thường những thiệt hại do Formosa gây ra”…
Linh mục Đặng Hữu Nam |
Sau 41 năm bị độc đảng độc tài cai trị cả nước, cuộc “cách mạng mềm” với tuổi trẻ dấn thân, với những blogger đang từng bước khiến tội phạm lộ mặt tháo chạy chờ bị trừng phạt, từng bước phơi bày những tội lỗi của từng con ruồi, con chuột, con hổ đánh nhau, tàn sát nhau, như vụ:
- Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc chết;
- Phạm Quý Ngọ chết với nhiều nghi vấn;
- Dương Chí Dũng đột ngột chết trong tù;
Phạm Duy Cường |
- Đỗ Cường Minh Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã đến phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và bắn ông này bằng súng quân dụng. Sau đó, Minh sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái và bắn ông này trước khi tự sát (nhưng viên đạn tự sát lại xuyên từ sau ót trổ ra phía trước khiến dư luận không tin đó là “tự sát” mà là bị “ai đó” bắn chết)… theo tin của Việt cộng...
Và rất nhiều vụ khác nữa…
Tất cả cho thấy cuộc “cách mạng mềm” đang từng bước chắc chắn khiến cộng sản sụp đổ bởi sức nặng của chính nó, và cuộc “cách mạng mềm” đang từng bước hoàn mãn cuộc “chống Tàu diệt Việt cộng” của toàn dân cả nước, từ quốc nội đến hải ngoại.
22.11.2016
Giáo Già
Danlambao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét