Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Việt Nam sẽ thực hiện những cam kết về quyền của người lao động trong TPP?

Việt Nam sẽ thực hiện những cam kết về quyền của người lao động trong TPP?

bauxitevnWed 7:34 AM


Việt Hà, phóng viên RFA
clip_image002
Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015. AFP photo

Vào 5 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10, 12 nước tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP đã kết thúc vòng đàm phán cuối cùng tại Atlanta. Kết thúc đàm phán, 12 đại diện của các nước tham gia đàm phán đã có cuộc họp báo ngắn, đề cập đến một loạt các khúc mắc liên quan đến thỏa thuận này trong đó có vấn đề về quyền của người lao động mà đại diện Việt Nam coi là một trong những vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất.
Sau 8 năm với nhiều vòng đàm phán, cuối cùng, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) giữa 12 nước thành viên đã đạt được vào 5 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10. Vào 9 giờ sáng cùng ngày, đại diện các nước tham gia đàm phán đã có cuộc họp báo ngắn thông báo kết quả đàm phán.
Phát biểu mở đầu buổi họp báo, đại diện thương mại Mỹ, Michael Forman ca ngợi thỏa thuận mới đạt được:
Sau hơn 5 năm với những vòng đàm phán căng thẳng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận sẽ tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nhưng điều quan trọng hơn cả là thỏa thuận đã đạt được mục tiêu mà chúng tôi đặt ra đó là một thỏa thuận đầy tham vọng, toàn diện, chuẩn mục cao và sẽ có lợi cho người dân các nước thành viên.
Đại diện thương mại Mỹ cũng hy vọng thỏa thuận đạt được giữa các nước có GDP chiếm 40% GDP trên toàn thế giới, sẽ mang lại những lợi ích cụ thể trong xóa đói giảm nghèo ở từng quốc gia:
Sau hơn 5 năm với những vòng đàm phán căng thẳng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận sẽ tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương. 
- Ông Michael Forman
Chúng tôi hy vọng thỏa thuận lịch sử này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ cho những công việc được trả lương cao hơn, cải thiện sức sáng tạo, năng suất, sức cạnh tranh, tăng mức sống, giảm đói nghèo ở các nước, cải thiện tính minh bạch trong điều hành, bảo vệ môi trường và người lao động.
Phát biểu tại buổi họp báo, đại diện từ phía Australia nhìn nhận thỏa thuận mới thực sự có tính đổi mới và là thảo thuận thương mại lớn nhất, đầy tham vọng nhất với sự tham gia của nhiều quốc gia trong suốt 20 năm qua, định hình các thỏa thuận thương mại khác trong thế kỷ 21.
Ngay sau khi thỏa thuận vừa đạt được. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có thông cáo báo chí hoan nghênh thỏa thuận. Ông nói rằng thỏa thuận mới đã đưa đến một sân chơi bình đẳng cho các nông dân, chủ trang trại, người sản xuất bằng cách loại bỏ hơn 18.000 thứ thuế mà các nước áp dụng lên hàng hóa. Thỏa thuận cũng bao gồm những cam kết mạnh mẽ nhất của các nước về lao động và môi trường so với các thỏa thuận thương mại trước đó trong lịch sử và những cam kết này hoàn toàn có thể thực thi.
Hội đồng thương mại Mỹ ASEAN, hôm 5 tháng 10 cũng ra thông cáo báo chí ca ngợi thỏa thuận mới đạt được. Thông cáo viết thỏa thuận sẽ có ảnh hưởng lớn và tích cực lên quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước ASEAN và là một nhân tố quan trọng trong cam kết của Mỹ tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Để đạt được kết quả cuối cùng, các nước tham gia đàm phán cũng có những nhượng bộ nhất định ở vòng đàm phán cuối như bản quyền thuốc, chế tạo xe hơi và sản phẩm từ sữa.
Riêng trong vấn đề về lao động và quyền của người lao động, đại diện thương mại Mỹ cho biết hiệp định mới thiết lập tiêu chuẩn lao động rất cao so với bất cứ hiệp định thương mại nào trước đó, trong đó bao gồm quyền lập hội, quyền đàm phán của người lao động, chống cưỡng bức lao động, phân biệt đối xử, lương và an toàn cho người lao động. Hoa Kỳ cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với các nước để đạt được những tiến bộ thực sự trong việc cải thiện đời sống của người lao động.
Với Việt Nam, một trong những vấn đề phức tạp nhất trong đàm phán TPP là lao động. Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng, đại diện đàm phán từ phía Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo rằng Việt nam cam kết thực hiện những điều kiện về lao động đưa trong hiệp định vốn cũng là những quy đinh của Tổ chức Lao động Thế giới ILO, mà Việt Nam là thành viên.
Chúng tôi là một trong 12 nước tham gia TPP và là nước kém phát triển trong nhóm, nhưng chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ vượt qua được mọi khó khăn để hoàn tất những application và quyền hạn của mình.
- Ông Vũ Huy Hoàng
Tôi nghĩ vấn đề lao động là một trong những vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất cho Việt Nam trong quá trình đàm phán. Chúng tôi đã dành nhiều thời gian đàm phán với các đối tác. Tôi nghĩ, những điều kiện về lao động đưa ra trong thỏa thuận không phải chỉ của riêng Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào mà là của ILO. Việt Nam là thành viên của ILO và chúng tôi cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ với các điều kiện của ILO và tôi nghĩ đây là cam kết và sự sẵn sàng mà chúng tôi sẽ thực hiện liên quan đến các vấn đề về lao động.
Hiện Việt Nam chưa cho phép công nhân được lập các công đoàn độc lập mà phải tham gia vào công đoàn do nhà nước chỉ đạo.
Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nói mặc dù tham gia đàm phán, Việt Nam là một nước kém phát triển so với các nước khác, nhưng ông tin Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn của mình để thực hiện các cam kết đưa ra trong hiệp định.
Việt Nam, Malaysia và brunei cùng tham gia  TPP và ASEP. Tôi nghĩ là đối với Việt Nam, chúng tôi là một trong 12 nước tham gia TPP và là nước kém phát triển trong nhóm, nhưng chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ vượt qua được mọi khó khăn để hoàn tất những application và quyền hạn của mình. Nếu chúng tôi đã quyết định tham gia vào đàm phán ASEP thì tôi nghĩ chúng tôi cũng sẽ tuân theo cùng cách như khi chúng tôi đã làm với các nước khi tham gia đàm phán TPP.
Cũng trong buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định việc tham gia TPP sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam phát triển, do đó cải thiện đời sống của người dân vì theo ông ngành công nghiệp này thu hút hàng triệu lao động tại Việt Nam. 
V.H.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét