Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Lịch sử Đế quốc Ottoman(Phần 1)


Lịch sử Đế quốc Ottoman(Phần 1)


Nguồn:nghiencuulichsu.com

biên dịch: hongsonvh 

Đế quốc Ottoman là một đế quốc tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nó tồn tại từ 27 tháng 7năm 1299 tới ngày 29 tháng 10 năm 1923.
Ở đỉnh cao quyền lực của mình, trong thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn từ đông nam châu Âu, tới phía Tây Nam châu Á và Bắc Phi. Đế quốc Ottoman gồm có 29 tỉnh và rất nhiều nước chư hầu, một vài nước trong số đó sau này bị sát nhập hoàn toàn vào đế quốc, trong khi những nước khác lại có những quyền tự chủ ở mức độ khác nhau trong khoảng thời gian kéo dài hàng thế kỷ.
Với Constantinople – Istanbul ngày nay là thành phố thủ đô và kiểm soát vùng đất rộng lớn xung quanh phía đông Địa Trung Hải trong thời cai trị của Hoàng đế Suleiman Magnificent ( cai trị từ năm 1520-1566), đế quốc Ottoman trở thành trung tâm của sự tương tác giữa thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ.
Đế quốc Ottoman đã kết thúc như là một nhà nước theo chế độ quân chủ vào ngày 1 Tháng 11 năm 1922 và chính thức kết thúc như một nhà nước về mặt pháp lý vào ngày 24 Tháng Bảy năm 1923, theo Hiệp ước Lausanne. Nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đã chính thức được khai sinh vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 và trở thành một trong các quốc gia kế thừa của đế quốc Ottoman như là một phần của điều ước quốc tế này.

Theo dòng thời gian

1299: Osman I thành lập một vương quốc nhỏ bé độc lập khỏi Nhà Seljuk của Rum – Đế quốc Ottoman.
1317: Osman I bao vây thành phố Bursa.
1326: Osman I mất. Con trai ông là Orhan I lên nối ngôi.
1326: Bursa thất thủ về tay Ottoman, Orhan I chọn nó làm thủ đô của đế quốc Ottoman.
1331: Quân Thổ Ottoman chiếm thành Nicaea, đổi tên nó là İznik
1334: Đoàn Thập tự chinh đánh bại một nhóm cướp biển Thổ Nhĩ Kỳ tại Vịnh Edremit.
1359: Orhan mất, Murad I lên ngôi.
Murad I
1383: Bey Murad I xưng làm hoàng đế sultan của Đế quốc Ottoman.
1388: Quân Ottoman bị quân Serbia đánh bại trong trận Plocnik.
1389: Murad I đánh bại quân Serbia do hoàng tử Lazar chỉ huy trong trận Kosovo.
1396: Bayezid I đánh bại quân Thập tự chinh trong trận Nicopolis.
1405: Trận Ankara, đế quốc Timurid do Timur chỉ huy đánh thắng quân Thổ Ottoman, bắt bỏ tù sultan Bayezid I. Đế quốc Ottoman bị đứt quãng.
1413 – 1421: Xây dựng lại đế quốc Ottoman.
1421: Mehmed I mất, Murad II lên nối ngôi.
1430: Murad II xâm chiếm Salonika.
1432: Mehmed II ra đời
Murad II
1434: Xây dựng Thánh đường Hồi giáo Muradiye tại Erdine.
1439: Trận chiến Smederevo
1444: Murad II truyền ngôi cho con trai là Mehmed II, sau đó ông đánh bại liên minh các nước Tây Âu trong trận Varna.
1444: Do trong nước có mâu thuẫn, Murad quay trở lại nắm quyền
1448: Trận Kosovo lần thứ nhì: Murad II đánh bại quân Hungary do tướng János Hunyadi chỉ huy.
1451: Murad II mất tại Erdine, Mehmed II lên ngôi lần hai.
Cực thịnh (1453-1683)
1453: Sultan Mehmed II chiếm thành phố Constantinople của Đế quốc Byzantine, hoàng đế Thiên chúa giáo Byzantine Constantine XI tử thương. Đế quốc Hy Lạp Byzantine rơi vào tay Ottoman, Mehmed II xưng Caesar (hoàng đế) La Mã.
Mehmed II
1461: Mehmed II tiêu diệt đế quốc Trabzon.
1462: Mehmed II bắt đầu xây Cung điện Topkapi.
1473: Trận Otlukbeli
1475: Mehmed II chiếm thành Caffa.
3 tháng 5, 1481: Mehmed II mất. Con trai ông là Bayezid II lên kế vị.
1483: Đổi tên Constantinople thành Istanbul.
1499: Trận Zonchio
Bayezid II
1512: Bayezid II thoái vị, Selim I lên ngôi.
1514: Selim I đánh cho quân Ba Tư đại bại tại trận Chaldiran
1517: Khalip chính thức trở thành danh hiệu của các vua Ottoman.
1520: Selim I mất, Suleyman I lên ngôi.
1521: Sultan Suleyman I xâm chiếm Beograd.
1529: Cuộc bao vây thành Viên.
Khoảng 1530-1650: Vương quốc Nữ giới.
1541: Suleyman I chiếm Budapest.
1547: Xâm chiếm hầu hết Hungary. Hungary bị chia cắt, một phần thuộc về Ferdinand I của Đức.
Suleyman I
1566: Suleyman I mất, Selim II lên nối ngôi
1569: Dập tắt vụ cháy lớn Istanbul.
1569: Chiến dịch Indonesia
1570: Xâm lăng Yemen.
1571: Đế chế Ottoman chiếm đảo Síp.
1571: Đại Hãn Krym Devlet Giray tấn công Moskva.
1571: Hải quân Tây Ban Nha và Venezia đánh bại Ottoman tại Lepanto.
1574: Chiếm lại Tunisia từ tay Tây Ban Nha.
Selim II
1574: Selim II mất, Murad III lên nối ngôi.
1578: Quân Ottoman xâm lược Ba Tư.
1609: Ahmed I bắt đầu cho xây dựng Thánh đường Xanh.
1622: Chiến tranh Ottoman-Iran (1622-1639) bùng nổ.
1623: Mustafa I bị lật đổ, Murad IV nối ngôi.
Murad IV
1635: Murad IV xâm lăng Lưỡng Hà.
1638: Cuộc bao vây Bagdad – quân Ottoman chiếm được Bagdad từ tay người Ba Tư.
1639: Kí hòa ước với Ba Tư.
1648: Mehmed IV lên nắm quyền.
1656-khoảng 1676: Các cải cách của các tể tướng thuộc dòng họ Köprülü.
1683: Bao vây Wien lần thứ hai.
Mehmed IV
1686: Hungary bị quân Habsburg tấn công và chiếm đóng dần dần.
1687: Mehmed IV bị hạ bệ, em là Suleyman II nối ngôi.
1687: Trận Mohács.
1688: Beograd rơi vào tay quân Habsburg
1690: Quân Ottoman chiếm lại Beograd
Suleyman II
1691: Trận Slankamen
1695: Trận Zenta
1699: Ottoman nhượng Hungary cho đế quốc La Mã Thần thánh châu Âu theo hiệp ước Karlowitz.
1711: Quân đội của Ahmed III đánh cho Pyotr Đại đế của Nga đại bại tại trận Pruth.
1718: Ký kết hiệp định Passarowitz.
1757: Osman III mất, Mustafa III lên nối ngôi
Mustafa III
1768: Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ
1770: Khởi nghĩa Orlov
1774: Mustafa III mất, em là Abdul Hamid I lên nối ngôi.
1789: Selim III lên ngôi, một nhà cải cách lớn.
Selim III
1807: Selim III bị truất phế.
23 tháng 4, 1813: Cuộc khởi nghĩa Serbia lần thứ hai: Dân Serbia nổi dậy.
1821: Cuộc chiến tranh giành độc lập Hy Lạp bắt đầu.
Suy vong (1828-1908)
1830: Thực dân Pháp xâm chiếm Algérie.
21 tháng 7, 1832: Thành lập Vương quốc Hy Lạp.
1839: Abdul Mejid I đề xướng kế hoạch cải tổ Tanzimat.
4 tháng 10, 1853: Chiến tranh vùng Krym, đế quốc Ottoman cùng với đồng minh Đế quốc Anh, Đệ nhị đế chế (Pháp) và Vương quốc Sardinia đánh bại Đế quốc Nga.
5 tháng 2, 1862: Các công quốc Moldavia, Wallachia và Transylvania thống nhất dưới nhà nước Romania tự trị.
24 tháng 4, 1877: Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877-1878) bùng nổ.
3 tháng 3, 1878: Hiệp ước San Stefano đã được ký kết giữa Ottoman và Nga. Romania và Serbia độc lập. Công quốc Bulgaria độc lập trên danh nghĩa Ottoman bảo hộ.
4 tháng 6, 1878: Anh chiếm đảo Síp.
1881: Quân Pháp đô hộ Tunis.
1882: Quân Anh chiếm Ai Cập.
6 tháng 9, 1885: Tỉnh Đông Rumelia được nhượng cho Bulgaria.
Tan rã (1908-1922)
1908: Bosnia được nhượng lại cho đế quốc Áo-Hung.
5 tháng 10, 1908: Bulgaria hoàn toàn độc lập.
1909: Cuộc cách mạng của nhóm thanh niên Thổ lật đổ sultan Abdul Hamid II, đưa em ông là Mehmed V lên ngôi. Những thanh niên này hiện đại hóa nước Thổ.
1912: Quân Ý xâm lược Libya. Đế chế Ottoman chấm dứt 340 năm cai quản Bắc Phi.
28 tháng 11, 1912: Chiến tranh Balkan I:Albania tuyên bố độc lập.
17 tháng 5, 1913: Mất hầu hết lãnh thổ ở Châu Âu.
Mehmed V
2 tháng 8, 1914: Đế chế Ottoman tham gia Thế chiến I, thuộc phe liên minh Trung tâm.
1918: Đế quốc Ottoman bại trận. Các hiệp ước hòa bình sau thế chiến I làm đế quốc này tan rã. Các nước phe Entente thắng trận xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ.
1919 – 1922: Cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ: Nhân dân Thổ vùng dậy chống lại ách thống trị của Entente.
1922: Cách mạng Thổ toàn thắng, phe Entente phải rời bỏ Thổ Nhĩ Kỳ. Đế quốc Ottoman cáo chung, những người cách mạng thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Quá trình hình thành và phát triển của Đế quốc Ottoman
Đây là thời kỳ bắt đầu với sự suy yếu của Vương quốc Hồi giáo Seljuq Rum trong đầu thế kỷ 14 và kết thúc với sự suy vong của Đế quốc Byzantine và sự sụp đổ của thành phố Constantinople vào ngày 29 tháng 5 năm 1453.
Sự nổi lên của Đế quốc Ottoman tương quan với sự suy tàn của đế quốc Đông La Mã, tạo ra cuộc chuyển giao quyền lực từ một xã hội Kitô giáo châu Âu sangmột xã hội bị ảnh hưởng Hồi giáo. Sự khởi đầu của giai đoạn này được đặc trưng bởi các cuộc chiến tranh Byzantine-Ottoman kéo dài đến một thế kỷ rưỡi. Trong thời gian này, Đế quốc Ottoman đã giành được quyền kiểm soát ở cả hai vùng đất Anatolia và Balkan.
Ngay sau khi thành lập beylik Anatolian ( Đế quốc Ottoman tại Anatoly ), một số tiểu quốc gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất với Đế quốc Ottoman để chống lại Đế quốc Byzantine. Đây cũng là khoảng thờimà người ta chứng kiến ​​ sự thất bại của vương quốc Hồi giáo Rum Thổ nhĩ kỳtrước quân Mông Cổ trong thế kỷ 14 và được tiếp theo sau bởi sự phát triển của Đế quốc Ottoman (khoảng từ29 Tháng 5, 1453 – 11 / 12 tháng 9 năm 1683) – theo một số nhà sử học thì đây là một khoảng thời gian được gọi là Pax Ottomana-khoảng thời gian ổn định kinh tế và xã hội tại các tỉnh bị chinh phục của Đế quốc Ottoman.
Vùng Anatolia trước khi sự cai trị của Ottoman
Nguồn gốc của Đế quốc Ottoman có thể được truy ngược trở lại vào cuối thế kỷ 11, khi một vài bộ tộc Hồi giáo có nguồn gốc Turk và là những người sống du canh du cư được gọi là Beylik, bắt đầu được thành lập ở các phần khác nhau của xứ Anatolia. Vai trò chính của họ là để bảo vệ khu vực biên giới của người Thổ Seljuq với Đế quốc Byzantine, một vai trò được tăng cường bởi sự di cư của rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ từ Tiểu Á. Tuy nhiên, đến năm 1073 và nhất làsau chiến thắng của Vương quốc Hồi giáo Seljuq Rum trước Đế quốc Byzantine trong trận Manzikert, tiểu quốc Beyliks đã tìm kiếm một cơ hội để chiếm đoạt chủ quyền của người Thổ Seljuq và tuyên bố chủ quyền của họ một cách công khai.
Trong khi đế quốc Byzantine vẫn tiếp tục tồn tại trong gần bốn thế kỷ nữa (sau trận Manzikert ) và các cuộc Thập Tự Chinh cũng gây ra sự xuy yếu cho chính Đế quốc này, chiến thắng ở Manzikert đã báo hiệu sự bắt đầu của quyền uy của các bộ tộc gốc Beylik trong vùng Anatolia. Sự suy yếu tiếp theo của Đế quốc Byzantine và sự cạnh tranh về mặt chính trị giữa Vương quốc Hồi giáo Seljuq Rum và Fatimids ở Ai Cập và Nam Syria là những yếu tố chính giúp cho các bộ tộc Beylik tận dụng lợi thế của tình hình và thống nhất các bộ tộc của họ lại.
Trong số các bộ tộc Beylik có một bộ tộc được gọi là Söğüt, được thành lập và dẫn dắt bởi Ertuğrul, định cư tại thung lũng sông Sakarya. Khi Ertuğrul qua đời năm 1281, Osman -con trai của ông đã trở thành người kế nhiệm ông. Ngay sau đó, Osman tuyên bố mình là một Sultan và thành lập triều đại Ottoman, trở thành vua đầu tiên của Đế quốc Ottoman trong năm 1299.
Đế quốc Ottoman dưới sự cai trị của Osman I
Triều đại Osman I đánh dấu sự khởi đầu chính thức của sự cai trị của Đế quốc Ottoman vốn kéo dài trong sáu thế kỷ. Năm 1265 Sogut-thành phố của Byzantine đã thất thủ trước Osman I. Đây là thành phố đầu tiên trong rất nhiều thành phố và làng mạc của Đế quốc Byzantine đã bị chiếm bởi ngườiOttoman Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt những năm 1300 và 1310. Osman cũng đã chinh phục một số tiểu vương quốcvà các bộ tộc Thổ Nhĩ Kỳ gần đó. Trong cuối những năm 1310 Osman I đã cho bao vây một số pháo đài quan trọng của người Byzantine.
Thành phố Yenişehir đã bị chiếm và ngay lập tức nó đã trở thành một căn cứ để người Thổ Nhĩ Kỳ có thể bao vây Prousas (Bursa) và Nicaea (Iznik)-các thành phố lớn nhất của Đế quốc Byzantine ở Anatolia. Bursa đã thất thủ vào năm 1326, chỉ trước khi Osman chết có vài ngày.
Thời kỳ trị vì của Orhan I
Orhan I-là con trai của Osman đã chinh phục thành phố Nicaea vào năm 1331 và Nicomedia năm 1337 và thành lập thủ đô tại Bursa. Trong triều đại của Orhan, đế quốc Ottoman đã được tổ chức thành một nhà nước thực sự với một đồng tiền mới, chính phủ và quân đội được hiện đại hóa.
Orhan kết hôn Theodora, con gái của hoàng tử Byzantine-John VI Cantacuzenus. Năm 1346, Orhan công khai ủng hộ John VI trong việc lật đổ hoàng đế John V Palaeologus. Khi John VI đã trở thành đồng hoàng đế (1347-1354), ông cho phép Orhan tấn công bán đảo Gallipoli nơi mà Đế quốc Ottoman đã có được thànhlũy đầu tiên của họ ở châu Âu. Orhan quyết định theo đuổi cuộc chiến chống lại châu Âu, người Thổ Nhĩ Kỳ ở Anatolia được cho định cư ở trong và xung quanh vùng Gallipoli để đảm bảo rằng vùng này sẽ trở thành một bàn đạp cho các hoạt động quân sự ở Thrace chống lại các Đế quốc Byzantines và Bulgaria. Hầu hết phía đông Thrace bị tràn ngập bởi lực lượng của Đế quốc Ottoman chỉ trong vòng một thập kỷ và được đặt dưới sự kiểm soát của Orhan một cách bền vững bằng các chính sách thực dân khốc liệt. Cuộc chinh phục Thracia đã đặt vào tay đế quốc Ottoman một bước tiến mang tính chiến lược trên tất cả các tuyến đường bộ kết nối chủ yếu từ Constantinople đến biên giới của vùng Balkan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt độngquân sự của họ. Ngoài ra, kiểm soát được những tuyến đường trong vùng Thrace sẽ làm cho Byzantium bị cô lập trên bộ và làm cho nó không thể có những liên hệ trực tiếp với bất kỳ đồng minh tiềm năng nào của nó trong khu vực Balkan hoặc ở Tây Âu. Hoàng đế Byzantine John V đã buộc phải ký một hiệp ước bất lợi trước Orhan năm 1356 đểcông nhận sự mất mát của vùng Thracia của Đế quốc Byzantine.
Đế quốc Ottoman trong thời kỳ của Murad I
Chẳng bao lâu sau cái chết của Orhan trong năm 1360, Murad I trở thành Quốc vương của đế quốc Ottoman.
Adrianople, 1365-1369
Cuộc tấn công lớn đầu tiên của Murad là trận Adrianople. Thành phố Adrianople là trung tâm quân sự, hành chính và kinh tếquan trọng nhất của Byzantine ở Thrace. Bằng cách chuyển thủ đô của mình từ Bursa trong Anatolia tới Adrianople- thành phố mới giành được và ông đã đổi tên nó thành Edirne, Murad báo hiệu ý định của mình rằng sẽ tiếp tục mở rộng Đế quốc Ottoman tại châu Âu.
Trước khi sảy ra sự sụp đổ của Adrianople, hầu hết người châu Âu đều coi sự hiện diện của Đế quốc Ottoman trong vùng Thrace như chỉ đơn thuần là một sựkhó chịu mới nhất trong một chuỗi dài các sự kiện hỗn loạn tại khu vựcphía Nam vùng Balkan. Sau khi Murad lập Edirne làm thủ đô của mình, họ mới nhận ra rằng người Ottoman có ý định ở lại châu Âu một cách lâu dài.
Các quốc gia vùng Balkan ngay lập tức cảm thấy sợ hãi bởi những cuộc chinh phục của Đế quốc Ottoman ở Thrace. Byzantium, Bulgaria và Serbia đã khôngđược chuẩn bị tốt để đối phó với mối đe dọa. Lãnh thổ của Đế quốc Byzantium bị phân mảnh chủ yếu ở giữa thủ đô Constantinople và các vùng đất của nó ởquanh Thracia, ngay lập tức thành phố Thessaloniki và các vùng xung quanh của nó đã bị bao vây và Morea ở trong vùng Peloponnese cũng chịu số phận như vậy. Liên hệ giữa Constantinople và hai khu vực khác chỉ có thể qua phương tiện tầu bè bằng một tuyến đường biển mong manh thông qua eo biển Dardanellesđược giữ mở bởi các Đô thành cường quốc hàng hải của Ý như Venice và Genoa. Đế quốc Byzantine bị suy yếu vì không còn sở hữu các nguồn lực để đánh bại Murad I và việc phối hợp hành động với những phần còn lại của Đế quốc Byzantines vốn thường bị chia rẽ bởi các cuộc nội chiến là điều không thể. Sự tồn tại của chính bản thân thành phố Constantinople phụ thuộc vào bức tường phòng thủ huyền thoại của nó, vì thiếu một lực lượng hải quân ( không thể tấn côngConstantinople từ mặt đất liền mà chỉ có thể tấn công từ hướng biển vì các bức tường thành ở đó yếu hơn )nên Murad đành phải chấp nhận các điều khoản trong Hiệp ước năm 1356 và cho phép thành phố được sống sót.
Bulgaria dưới thời Sa hoàng Ivan Aleksandur đã suy giảm. Để củng cốnhiều nhất có thể quyền lực của mình như là các vùng lãnh thổ của Đế quốc, ông đãchia lãnh thổ Bulgaria thành ba phần được giao cho các con trai của ông. Sự gắn kết của Bulgaria đã bị tan vỡ hơn nữa trong những năm 1350 đã có sự tranh giành dẫn đến chiến tranh giữa các con trai của ông – Vidin, Ivan Stratsimir, Aleksandur-những người nắm giữ một phần đất nước Ivan người con trai duy nhất còn sống sót của người vợ đầu tiên của ông, Ivan Shishman-sản phẩm của cuộc hôn nhân thứ hai của Sa hoàng Aleksandur và người kế nhiệm được chỉ định bởi chính Sa hoàng. Ngoài những vấn đề nội bộ, Bulgaria cũng tiếp tục bị tê liệt bởi các cuộc tấn công của người Hungary. Năm 1365 Louis vua-Hungary xâm lược và chiếm giữtỉnh Vidin, Stratsimir-viên thống đốc của tỉnh này bị tống vào tù. Bất chấpviệc bị mất đồng thời hầu hết các tỉnh của Bun-ga-ri ở vùng Thracia vào tay Murad I, Ivan Aleksandur lại chỉ tập trung sự quan tâm của mình vào người Hungary ở trong tỉnh Vidin. Ông đã thành lập một liên minh chống lại họ với Dobrudzhan-thủ lĩnh của Dobrotitsa và Voievod Vladislav I Vlaicu của Wallachia ( từ Voievod trong ngôn ngữ của người Balkan cũng là thủ lĩnh, bác nào đã xem phim Petko Voievod chưa nhỉ). Mặc dù người Hungary đã bị đẩy lùi và Stratsimir đã khôi phục lại được vị trí của mình, sự chia rẽ của Bulgaria lại trởlên trầm trọng hơn so với trước đây. Stratsimir tự tuyên bố mình chính là Sa hoàng của “đế quốc” Vidin trong năm 1370 và Dobrotitsatrên thực tế được công nhận là một bạo chúa độc lập ở Dobrudzha. Những nỗ lực của Bulgaria đã bị lãng phí vào những mục tiêu ít quan trọng ở trong nước và chon sai kẻ thù chính yếu ( về sau thì chính bản thân Hungary cũng phải chịu sức ép từ Đế quốc Ottoman – các quốc gia Balkan mới đoàn kết lại nhưng lúc này đã quá muộn ).
Đầu tiên là người Serbia bị mất kiểm soát tại các tỉnh thuộc Hy Lạp như Thessaly và Epiros( các tỉnh này trước đây là của đế quốc Đông La Mã, khi Byzantine xuống dốc những bộ tộc người Nam Slav như Serbia tràn xuống chiếm quyền kiểm soát) cũng nhưvùng Albania mà Dušan đã nắm giữ. Một loạt các công quốc nhỏ độc lập xuất hiện ở miền tây và miền nam Macedonia, trong khi đó người Hungary lại tiếp tục lấn sâu hơn vào đất Serbia từ phía bắc. Uros chỉ còn nắm giữ được những vùng đất trung tâm của Serbia, nơi mà các quý tộc mặc dù đã trở nên mạnh mẽ hơn so với vị hoàng tử của họ, nhưng nói chung họ vẫn trung thành với ông ta. Những vùng đất trung tâm bao gồm: Các vùng đất phía Tây, bao gồm cả Montenegro (Zeta), vùng đất phía Nam, nắm giữ bởi Jovan Uglješa ởSerres, bao gồm tất cả vùng phía đông của Macedonia, vùng đất trung tâm của người Serbia, kéo dài từ phía nam sông Danube vào trung tâm Macedonia, được đồng điều hành bởi Uros và vị quý tộc Secbia Mrnjavcevic Vukasin hùng mạnh, người đóng đô tại thủ phủ Prilep ở Macedonia. Không thể thống nhất nổi người Serbia, các vùng đất được hợp nhất một cách lỏng lẻo của Uros đã bị tàn phá bởi các cuộc nội chiến liên tục giữa các quý tộc trong khu vực và ngày càng làm cho Serbia dễ bị tổn thương từ mối đe dọa ngày càng tăng của Đế quốc Ottoman.
Gallipoli, 1366
Vào năm 1370 Murad kiểm soát hầu hết tất cả các vùng đất ở Thrace, qua đó đưa ông ta tiếp xúc trực tiếp với Bulgaria và vùng đất phía đông nam của Serbia được cai trị bởi Uglješa. Uglješa-vị thủ lĩnh Serbia hùng mạnh nhất trong khu vực, đã không thành công trong việc cố gắng để tạo lập một liên minh của các quốc gia Balkan để chống lại Đế quốc Ottoman vào năm 1371. Byzantium vì rất dễ bị tổn thương bởi người Thổ Nhĩ Kỳ do nguồn cung cấp thực phẩm của nó đều phải đi qua các vùng đất chiếm đóng nên đã từ chối hợp tác. Bulgaria sau cái chết của Ivan Aleksandur đầu năm đó, đã chính thức bị chia thành “đế quốc” của Vidin được cai trị bởi Stratsimir (1370-1396) và người kế nhiệm trực tiếp của Sa hoàng Aleksandur-Ivan Shishman (1371-1395), người cai trị vùng trung tâm Bulgaria từ Turnovo. Do trẻ tuổi (Sa hoàng Ivan Shishman ) và nắm giữ ngai vàng của mình một cách không chắc chắn, bị đe dọa bởi Stratsimir và có thể bị áp lực bởi người Thổ Nhĩ Kỳ, Shishman không thể có đủ năng lực để tham gia vào liên minh của Uglješa. Trong các bojar Serbia ở các địa phương, chỉ có Vukašin-người bảo hộ cho Uros và cũng là anh trai của Uglješa là nỗ lực tham gia vào liên minh này. Những người khác hoặc không nhận ra sự nguy hiểm của Đế quốc Ottoman hoặc từ chối tham gia vì sợ rằng các đối thủ của họ ở địa phương sẽ tấn công đánh lén vào thành lũy của họ khi họ đang ở trong liên minh.
Trận chiến Maritsa năm 1371
Trận chiến Maritsa đã diễn ra tại con sông Maritsa gần làng Chernomen vào ngày 26 tháng 9 năm 1371 giữaviên trung úy của vua Murad là Lala Shahin Pasha và lực lượng người Serbia có số lượng đông đến khoảng 70.000 người dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh SerbiaVukašin Mrnjavčević của Prilep và người anh emtrai của ông-lãnh chúa Uglješa . Lãnh chúa Uglješa muốn tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào Edirne-thành phố thủ đô của Đế quốc Ottoman , trong khi Murad I đang ở Tiểu Á. Quân đội Ottoman ít hơn nhiều, nhưng có chiến thuật vượt trội (đột kích vào trại của Liên minh vào ban đêm), Sahin Pasa đã đánh bại quân đội Kitô giáo và giết cả Vukašin lẫn Uglješa. Macedonia và một phần của Hy Lạp rơi vào quyền kiểm soát của Đế quốc Ottoman sau trận chiến này. CảUglješa và Vukašin đều thiệt mạng trong cuộc tàn sát. Vì vậy, chiến thắng áp đảo của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ còn được coi là cuộc tháo chạy (hoặc tànphá quân đội) của người Serbia.
Hậu quả của trận chiến Ormenion là Đế quốc Ottomantăng cường tổ chức các cuộc đột kích sâu hơn vào Serbia và Bulgaria. Tầm cỡ của chiến thắng này và các cuộc tấn công không ngừng vào vùng đất của mình thuyết phục Sa hoàng ShishmanBun-ga-ri ở Turnovo cảm thấy cần thiết phải xích lại gần với Đế quốcOttoman. Chậm nhất là vào năm 1376 Shishman đã chấp nhận làm chư hầu cho Murad I và gửi chị em gái của mình làm “vợ” của vua Thổ ở hậu cung tạiEdirne. Sự quy phục này đã không ngăn chặn được các cuộc đột kích liên tục của Đế quốc Ottoman vào sâu bên trong nội địa và cướp bóc vùng biên giới củaShishman. Đối với Byzantium, Hoàng đế John V đã dứt khoát chấp nhận làm chư hầu của Đế quốc Ottoman ngay sau khi trận chiến kết thúc, mở cửa cho sự can thiệp trực tiếp của Murad I vào tình hình chính trị trong nước của Byzantine.
Bước tiến của Đế quốc Ottoman sau trận chiến Maritsa năm 1371
Philadelphia thất thủ năm 1378
Bulgaria và Serbia đã có được một thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi trong khoảng những năm 1370 và 1380 khi các vấn đề phát sinh tại Anatolia và việc tăng cường can thiệp vào vấn đề chính trị của Byzantium đã làm cho Murad phải bận tâm. Tại Serbia, thời gian lặng sóng cho phép “bojar” của người Serbia ở phía bắc-Hoàng tử Lazar Hrebeljanovic (1371-1389) với sự hỗ trợ của mạnh mẽ các quý tộc ở Macedonia và Montenegrô và sự ủng hộ của Trưởng giáo của Nhà thờ Chính thống của Serbia ở Pec để củng cố quyền kiểm soát vùng đất trung tâm của Serbia. Hầu hết các thủ lĩnh địa phương của người Serbia ở Macedonia, bao gồm cả Marko, đã chấp nhận làm chư hầu của Murad để bảo vệ địa vị của họ và nhiều người trong số họ đã mang những đội quân người Serbia đi để phục vụ trong quân đội của Đế quốc Ottoman tại vùng Anatolia để chiến đấu với các đối thủ người Thổ Nhĩ Kỳ của ông.
Dubravnica năm 1381
Giữa những năm 1380 Murad lại một lần nữa tập trung sự chú ý của ông vào khu vực Balkan. Vì Shishman – chư hầu Bun-ga-ri của ông đang bận tâm vào một cuộc chiến tranh với Voievod Dan I của Wallachia (khoảng 1383-1386) trong 1385 Murad đã chiếm lấy thành phố Sofia ( nay là thủ đô của Bulgary ), Thành phố cuối cùng còn lại của Bun-ga-ri ở phía Nam dãy núi Balkan, mở hướng tới vị trí chiến lược Nis, trạm cuối cung ở phía bắc con đường quan trọng nối liền Vardar-Morava.
Trận Savra năm 1385
Trận Savra nổ ra vào ngày 18 tháng Chín năm 1385 giữa Đế quốc Ottoman và lực lượng quân đội Serbia. Đế quốc Ottoman đã giành chiến thắng và hầu hết các Lãnh chúa Serbia và An-ba-ni ở địa phương đã trở thành chư hầu (của Đế quốc Ottoman).
Trận Plocnik năm 1386
Việc Murad chiếm được Nis vào năm 1386 có lẽ đã buộc Lazar của Serbia phải chấp nhận làm chư hầu của Đế quốc Ottoman ngay sau đó. Trong khi ông tiếnsâu hơn vàophía bắc miền trung khu vực Balkan, Murad cũng có một lực lượng nữa di chuyển về phía tây dọc theo ” đèo Ingatia” và tiến vào Macedonia, buộcmột loạt các thủ lĩnh địa phương ở đó phải làm chư hầu-những người cho đến trước thời gian đó đã thoát khỏi số phận này. Một đội quân tiến đến bờ biển Adriatic của An-ba-ni vào năm 1385. Một đạo quân khác chiếm thành phố Thessaloniki trong năm 1387. Sự nguy hiểm đối với nền độc lập của các quốc giaKitô giáo vùng Balkan đã bị báo động một cách ngày càng rõ ràng.
Khi những vấn đề ở vùng Anatoli đã buộc Murad phải rời khỏi khu vực Balkan vào năm 1387, bản thân người Serbia và chư hầu Bun-ga-ri đã cố gắng cắt đứt liên hệ của họ với ông. Lazar đã hình thành một liên minh với Tvrtko I của Bosnia và Stratsimir của Vidin. Sau khi ông từ chối một yêu cầu của Đế quốcOttoman rằng ông phải thực hiện các nghĩa vụ chư hầu của mình một cách vĩnh viễn, quân đội của Đế quốc đã được cử đi để tấn công ông. Lazar và Tvrtko đã giáp mặt người Thổ Nhĩ Kỳ và đánh bại họ tại trận Plocnik, phía tây của Nis. Chiến thắng của các hoàng tử Kitô giáo đã khuyến khích Shishmanchấm dứt làm chư hầucho người Ottoman và tái khẳng định sự độc lập Bun-ga-ri.
Trận Bileća năm 1388
Murad trở về từ Anatolia trong năm 1388 và phát động một chiến dịch chớp nhoáng nhằm vào những nhà cai trị của Bun-ga-ri là Shishman và Stratsimir, những người này đã nhanh chóng lại phải quay lại làm chư hầu cho ông. Sau đó, ông yêu cầu Lazar phải chấp nhận làm chư hầu của mình và tỏ lòng tôn kính. Tự tin vì chiến thắng tại Plocnik, hoàng tử Serbia đã từ chối và quay sang yêu cầu Tvrtko của Bosnia và Vuk Brankovic-con rể của ông ta và là những nhà cai trị độc lập ở miền bắc Macedonia và Kosovo viện trợ chống lại một cuộc tấn công trả đũa của Đế quốc Ottoman.
Trận Bileća diễn ra ngày 27 tháng 8 năm 1388 diễn ra giữa người Bosnia dưới sự chỉ huy của Vlatko Vuković và Vuk Brankovic với đội quân của Đế quốc Ottoman do Lala Sahine Pasa chỉ huy. Quân đội của người Bosnia đã đánh bại quân Thổ và tạm thời chặn dưngd bước tiến của Đế quốc Ottoman vào Bosnia

Trận Kosovo năm 1389 (*)

Trận Kosovo (hay Trận Amselfeld) diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1389, khi mà Đế quốc Serbia và các đồng minh chống lại Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Serbia thất bại nặng nề, và cả vua Serbia là Lazar Hrebeljanović lẫn vua Thổ Nhĩ Kỳ là Murad I đều bỏ mạng trên trận tiền.
Chiến thắng tại Kosovo đã củng cố cuộc chinh phạt xứ Bulgaria của Đế quốc Ottoman. Sức mạnh quân sự của Serbia suy thoái và quân Ottoman đã phá tan cuộc kháng cự dũng mãnh nhất đối với cuộc chinh phạt vùng Balkan của họ.[16] Tuy nhiên, sau chiến thắng này vua Thổ Nhĩ Kỳ là Bayezid I đã làm hòa với người Serbia, đem lại cho họ những điều khoản dễ dãi.
Các thống kê đáng tin cậy về trận chiến này rất hiếm, tuy vậy so sánh với các trận chiến đương thời (như Trận Angora hay Trận Nikopolis) có thể tái hiện lại một cách tương đối. Tuy thất bại nhưng trận đánh tại Kosovo đã trở nên niềm tự hào dân tộc của nhân dân Serbia
Chuẩn bị
Sau thất bại trong trận Bileca và trận Plocnik của Đế quốc Ottoman, vua Thổ Nhĩ Kỳ là Murad I tập trung quân tại Philippoupolis (Plovdiv) vào mùa xuân năm 1389, và đến Ihtiman sau ba ngày hành quân. Từ đây, quân đội băng qua Velbužd (Kyustendil) và Kratovo. Mặc dù dài hơn con đường qua Sofia và thung lũng Nišava, tiến thẳng đến lãnh địa của Lazar, con đường này tiến đến Kosovo, một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, một trong những giao điểm văn hóa thương mại quan trọng ở bán đảo Balkan. Từ Kosovo, quân của Murad I có thể tấn công cả lãnh địa của Lazar lẫn Vuk, hay tiến xuống Ý. Trú quân ở Kosovo một thời gian, Murad tiến quân qua Kumanovo, Preševo và Gnjilane tới Priština, đến nơi vào 14 tháng 6.
Không có nhiều thông tin về sự chuẩn bị của Lazar, có thể cho rằng ông tập trung quân ở gần Niš, có thể ở bên bờ phải Južna Morava. Quân đội của ông dường như vẫn ở đây khi ông nghe tin Murad tiến đến Velbužd, nhờ đó ông cũng tiến qua Prokuplje đến Kosovo. Lazar, với quân đội Cơ Đốc giáo gồm người Bulgari, Croat, Albani, Ba Lan, và Hungary, cũng như người Serb chạm trán với quân Murad tại Kosovo. Đây là lựa chọn tối ưu của Lazar cho quyết chiến điểm vì ở đây có thể kiểm soát được mọi đường tiến quân của Murad I
Thành phần quân đội
Không có số liệu chính xác về quân số, đặc biệt là các nguồn sau đó thường cố phóng đại quân số, thậm chí đến hàng trăm ngàn binh sĩ.
Quân đội của vua Murad I có thể trong khoảng 27.000-40.000 người . Dự đoán có khoảng 40.000 lính, có thể có 2.000-5.000 Janissary (ngự lâm quân – tiếng Thổ),[20] 2.500 kỵ vệ binh của vua Murad, 6.000 sipahi (thiết kỵ), 20.000 azap (bộ binh hạng nhẹ) và akinci (khinh kỵ) và 8.000 quân của các chư hầu.[17] Quân đội của vua Lazar có thể vào khoảng 12.000-30.000 lính. Ước tính có 25.000 quân, trong đó gồm 15.000 quân của vua Lazar và 5.000 của Vuk, và 5.000 của Vlatko’s. Trong đó, có vài nghìn kỵ binh, nhưng có lẽ chỉ có vài trăm mặc toàn giáp sắt.
Cả hai quân đội đều có lính nước ngoài, quân Serbia có một số quân Croatia của ban[21] Ivan Paližna, có thể là một phần của quân Bosnia, trong khi quân Thổ Nhĩ Kỳ được trợ giúp bởi một quý tộc Serbia tên là Konstantin Dejanović. Điều này đã dẫn tới nhiều kết luận khác nhau về quân số của liên minh này.
“… .Quân giặc rất là đông. Nếu bây giờ toàn bộ quân ta biến thành muối thì thậm chí còn không đủ mặn cho bữa trưa của giặc”
Bố trí quân đội
Hai đoàn quân giao chiến tại cánh đồng Kosovo. Quân đội Ottoman do vua Murad I dẫn đầy, cùng với hoàng tử Bayezid ở cánh phải, hoàng tử Yakub ở cánh trái. Khoảng 1.000 cung thủ ở hàng đầu hai cánh, đằng sau là azap (bộ binh nhẹ) và akinci (khinh kỵ); ở hàng đầu trung quân là janissary (ngự lâm quân), đằng sau là Murad, bao quanh bởi kỵ vệ binh; cuối cùng, hậu cần ở cánh được phòng vệ bởi một số quân nhỏ.
Quân Serbia có vua Lazar ở trung quân, Vuk ở cánh phải, Vlatko ở cánh trái. Tiền quân Serbia có kỵ binh hạng nặng và kỵ binh bắn cung ở hai sườn, với bộ binh ở phía sau. Khi đứng song song, cách bố trí của cả hai quân đội đều không cân đối, trung quân Serbia lấn sang trung quân Ottoman
“Khi cơn thác tên bắn xuống đầu quân Serbia những người đứng bất động như những dãy núi sắt, họ tiến về phía trước, cuồn cuộn và rền vang như biển cả”
Bắt đầu
Trận chiến mở màn khi cung thủ Ottoman bắn vào kỵ binh Serb đang tấn công. Sau khi xếp quân theo hình chữ V, kỵ binh Serb chọc thủng được cánh trái quân Ottoman, nhưng thất bại tại trung tâm và cánh phải.
Quân Thổ phản công
Người Serb có được lợi thế ban đầu sau đợt tấn công đầu tiên, đánh thiệt hại nặng cánh trái quân Thổ do Yakub Celebi chỉ huy. Khi đợt tấn công của kỵ binh kết thúc, khinh kỵ và khinh binh Ottoman chiếm ưu thế trong đợt phản công và áo giáp nặng nề của người Serb trở thành một gánh nặng. Ở trung quân, quân Serb đánh bật quân Ottoman lại với chỉ quân của Bayezid đã cầm chân được quân của Vlatko Vuković. Quân Ottoman, khi phản công, đã đẩy lùi quân Serb, và đã đánh bại họ trong ngày hôm đó. Bayezid I, người lên ngôi ngay sau trận chiến, đã có biệt danh Sấm sét ở đây, sau khi lãnh đạo một cuộc phản công quyết định. Cuối trận chiến, chiến thuật quân sự của quân Ottoman đã giúp họ thắng trận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét