Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

Đạo đức quan chức

 

Đạo đức quan chức

Nguyễn Tiến Tường

17-7-2022

Văn hoá Á Đông mình vẫn luôn khát khao có những vị quan tài đức vẹn toàn. “Ngã rẽ” của các thể chế khiến văn hoá quan trường ở các quốc gia biến đổi khác nhau.

Chúng ta rất ít khi nghe lãnh đạo, quan chức ở Nhật, Hàn, Đài… tuyên ngôn đạo đức. Và gần như chỉ còn độc mỗi Việt Nam và Trung Quốc hay có việc này.

Đơn giản vì ở các thể chế đa nguyên, họ đưa lợi ích ra ánh sáng để đánh chặn lòng tham tiềm ẩn. Lãnh đạo tranh cử bằng lời cam kết và nhân dân nhìn vào thực tế để đánh giá và quyết định sự tồn tại chức vụ của họ.

Đạo đức gần như được mặc nhiên là phạm trù cá nhân và nó hiển thị bằng các hành động thường nhật chứ không nằm ở lời nói. Thậm chí tuyên ngôn về đạo đức sẽ bị xem là biểu hiện dân tuý.

Ở Việt Nam ta, gần như mỗi vị quan nhỏ khi nhậm chức đều phải nói đạo lý, nhưng kể cả người nói lẫn người nghe đều mặc nhiên hiểu đó là những xướng ngôn gượng gạo.

Không thể phủ nhận thành quả của cuộc “đốt lò”, nhưng thực tế mà nó phản ánh là quan chức quốc gia đang ở trong một cuộc khủng hoảng đạo đức nghiêm trọng. Ở địa hạt quốc phòng, nếu không ở thời của TBT Nguyễn Phú Trọng, có lẽ không một ai dám đả phá tham nhũng.

Những tướng lĩnh đạo mạo và có khả năng giữ gìn đạo đức tốt nhất lại rụng như sung, nhân cách ngã rạp khi đứng trước lợi ích.

Đảng đang mưu cầu và quyết tâm một thế hệ lãnh đạo tài đức vẹn toàn. Nhưng nhân dân, trong trạng thái niềm tin suy kiệt, gần như chỉ mong đợi quan chức có đạo đức. Bởi vì trong mắt họ “ông nào lên cũng giống nhau”.

Đảng rất tham vọng, nhân dân thì gần như buông xuôi. Đó đều là những thiên hướng không hoàn mỹ. Vấn đề của mọi thể chế là đặt lợi ích dưới ánh sáng minh bạch và chọn người tài cán điều hành. Và thay vì trông chờ vào đức độ của người tài này, thể chế phải tạo ra rào cản kỹ thuật để đánh chặn nguy cơ suy đồi đạo đức của họ!

Công bằng mà nói thì quốc gia nào cũng có tham nhũng, nhưng biên độ của nó phụ thuộc vào sự minh bạch thể chế chứ không phụ thuộc vào đạo đức cá nhân.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đạo đức một người thể hiện ở tính cách, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ… ( có thể có ngôn ngữ hoặc hành động mà người ta gọi là vô đạo đức ) . Đạo đức không hề có được do sự rêu rao, tuyên truyền hoặc gán cho mà có .
    Đạo đức được hình thành phải do giáo dục, luyện rèn từ nhỏ thì mới trở nên người có căn bản đạo đức . Nhưng một nền giáo dục đã bệ rạc, lụn bại quá rồi thì còn hy vọng gì nữa ?!
    Giáo dục mà chỉ chăm chắm việc tăng học phí, soạn sách giáo khoa chỉ mục đích kiếm tiền, đè đầu , bóp họng người dân . Tham nhũng, hối lộ , vào tù cứ diễn ra hàng ngày thì liệu có rao giảng đạo đức mãi được không ?

  2. “Đảng rất tham vọng, nhân dân thì gần như buông xuôi”. Đúng hơn nó phải là “Đảng rất gian ác, nhân dân thì kiệt quệ”. Tâm có muốn tay đổi bè lũ ác ôn này, nhưng lực thì trắng tay vì bọn chúng nó cùng với bọn đồng loã Nga, Tàu, Bắc Hàn âm mưu tạo ra thế án ngữ hàng hải phía biển Đông, cho nên người dân chỉ còn rên siết dưới móng vuốt sắc nhọn tân ác, nhưng không còn cách nào thay đổi tình thế do không có ai giúp sức như bọn Bắc Việt ngày trước xâm chiếm miên Nam có Nga Tàu tiếp tế lực lượng.

  3. Dân mình cũng lạ lắm à nha!
    Quan lại không phải mình bầu ra,
    Sao cứ đòi họ vì mình chứ?
    Quan là do đảng nặn ra mà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét