Chỗ đứng của đạo đức và lương tâm trong quan hệ Đức-Việt
bauxitevnFri 1:53 AM
Thục Quyên
Hai dân biểu Liên bang Đức, Martin Patzelt và Dr.Philipp Lengsfeld, vừa sang Việt Nam vào trung tuần tháng 6 vừa qua với tư cách đại diệncho Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức, với sự hỗ trợ chính thức và đặc biệtcủa Quốc hội (1).
Bên cạnh tư cách là thành viên của Ủy Ban NQ và Viện trợ Nhân đạo, hai ông còn là thành viên các Ủy ban
- Hoạt động công dân (civic engagement);
- Gia đình, người già, phụ nữ và thanh niên; - Giáo dục, Nghiên cứu và đánh giá công nghệ; - Văn hóa và Truyền thông.
- Gia đình, người già, phụ nữ và thanh niên; - Giáo dục, Nghiên cứu và đánh giá công nghệ; - Văn hóa và Truyền thông.
do đó chuyến đi của hai dân biểu trong khoảng thởi gian này là một điều mà bình thường những chính trị gia không làm, vì nước Đức đang trong thời kỳ tranh cử Quốc hội Liên Bang.
Chỉ nhìn những cuộc bầu cử trong thời gian gần đây tại các quốc gia Âu Châu khác và nhất là Mỹ, thì cũng đủ thấy là những đề tài mua phiếu phải là kinh tế giàu mạnh (dù có nói láo, có bóc lột người dân nước khác và môi trường sống của họ), chống khủng bố (ngay cả đánh đồng khủng bố với đạo Hồi để thay vì khai sáng cho sự thiếu hiểu biết của người dân thì vứt bỏ đạo đức, sử dụng sự mê muội sợ hãi của họ để trục lợi), v.v... chẳng ai mà đem thời gian quý báu của thời tranh cử để lo chuyện nhân quyền tại một xứ xa lắc xa lơ, để lắng tai nghe những báo cáo về tình trạng các tôn giáo tự do lớn nhỏ đang bị đàn áp ở đó, để đi thăm những nhà bảo vệ nhân quyền mình đã và đang bảo trợ, đang lâm cảnh tù đày (2).
Hai vị dân biểu Đức đã chứng minh rằng là chính trị gia và nhất là dân biểu Quốc hội, họ đặt đạo đức và tinh thần trách nhiệm lên trên hết. Họ không đẩy lùi cuộc thăm viếng tới sau cuộc bầu cử; họ đi khi họ đánh giá sự có mặt của họ đang cần thiết, để sự chà đạp nhân quyền, môi sinh, và tôn giáo ở Việt Nam không bị hoàn toàn rơi vào quên lãng trong thế giới hỗn loạn ngày hôm nay.
Hai ông Patzelt và Lengsfeld qua Việt Nam lần này còn để nhấn mạnh một lần nữa sự cương quyết của Quốc hội Liên bang Đức, sẽ không cho phép những liên hệ Đức-Việt, dù là kinh tế, mà bỏ quên các vấn đề Nhân quyền và Môi trường.
Trên trang nhà của hai vị Dân biểu, ông Patzelt đã viết (3):
Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội Liên bang Đức (4). Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ Luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù.
... Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội [Việt Nam] mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó.
Ông Lengsfeld nhấn mạnh về tình hình môi sinh (5):
Nằm trong chương trình của chuyến đi, các dân biểu đã thu nhận một hình ảnh tổng quát về hậu quả của tai nạn hóa học trầm trọng với những hậu quả thảm khốc cho biển và ngư nghiệp, cũng như về chương trình quản lý khủng hoảng tại tỉnh Hà Tĩnh.
Toà Đại sứ Đức, đại diện cho Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam, là nơi lãnh trọng trách tổ chức chuyến đi của hai vị dân biểu đại diện cho Quốc hội Đức, cũng như mọi chương trình khác liên quan giữa hai Chính phủ. Thí dụ chương trình "Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt" mà một thành viên là Liên đoàn Thẩm phán CHLBĐ vừa trao Giải thưởng Nhân quyền 2017 cho nhà bảo vệ nhân quyền LS Nguyễn văn Đài.
Bên cạnh người bảo trợ LS Đài là nữ dân biểu liên bang Marie-Luise Dött, còn có những vị dân biểu Frank Schwabe bảo trợ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Frank Heinrich, bảo trợ Đỗ thị Minh Hạnh và Mai thị Dung, cho thấy sự quan tâm rất cụ thể của Quốc hội Đức trong việc ủng hộ bảo vệ Nhân quyền tại Việt Nam, khuyến khích những quyền con người, như hai Chính phủ đã cam kết trong chương trình "Đối thoại nhà nước pháp quyền".
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn xuân Phúc có thể họp bàn mua bán với Tổng thống Mỹ Donald Trump mà ông này không một lần nhắc đến chữ "Nhân quyền", nhưng chắc chắn trong kỳ họp thượng đỉnh G20 tại Hamburg vào đầu tháng Bảy tới đây, ông Phúc sẽ được thấy một sự khác biệt lớn.
T.Q.
_________
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét