Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Formosa: Giải pháp giữ GDP?

Formosa: Giải pháp giữ GDP?

bauxitevn7:51 AM

Suốt thời gian qua, nhiều người đặt câu hỏi vì sao thảm hoạ Formosa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế (hàng trăm nghìn người mất sinh kế), xã hội (tình hình an ninh trật tự bất ổn) và môi trường (hệ sinh thái biển mất nửa thế kỷ để hồi phục) nhưng không một ai, cả từ phía tập đoàn lẫn chính quyền, bị truy tố.
Trong khi đó, những người tích cực nhất phản đối Formosa dưới những hình thức khác nhau, từ xuống đường (Blogger Mẹ Nấm), đưa tin (Nguyễn Văn Hoá, Bạch Hồng Quyền) đến hỗ trợ nạn nhân đi kiện (Hoàng Bình) lại lần lượt bị khởi tố, bắt giam.
Vì sao có chuyện ngược đời như vậy?
Có thể phần nào hiểu được lý do nếu đọc một trong ba giải pháp được Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất nhằm kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm lên (sau khi quý I không được như mong đợi):
“Giải pháp thứ ba mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến là giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến xử lý vấn đề môi trường của dự án Formosa, nếu đủ điều kiện để hoạt động, có thể xem xét cho phép nhà máy đi vào vận hành.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu được vận hành lò cao số 1 trong tháng 5 sẽ cho công suất là 3,5 triệu tấn thép/năm, đóng góp khoảng 0,16 điểm % trong tăng trưởng GDP”. (Trích bản tin báo Dân Việt)
Mà ai cũng biết kinh tế nước ta ì ạch chủ yếu là bởi quá nhiều dự án nghìn tỷ kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế quốc doanh cũng như vô số các khoản đầu tư công lãng phí.
Nghĩa là:
Nhà nước đầu tư/kinh doanh kém hiệu quả -> Kinh tế sa sút -> Tăng trưởng sụt giảm.
Để kéo tăng trưởng lên:
Tạo điều kiện cho Formosa vận hành -> Hết mực bảo vệ tập đoàn này -> Trấn áp bất kì ai phản đối Formosa.
Đơn giản là thế, công lý, nhân phẩm, môi trường đâu có chỗ. Đây là nơi chỉ có đồng tiền nói chuyện.
Người dân ở Đài Loan biểu tình đòi tập đoàn Formosa phải điều tra và minh bạch thông tin về vụ ô nhiễm biển ở miền Trung Việt Nam vào ngày 17/6/2016.
Đưa Formosa vào vận hành là một trong ba giải pháp chính mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Việt Nam vừa đề xuất nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng (GDP) 6,7% của năm 2017. Động thái này diễn ra giữa lúc đang có nhiều bất ổn xã hội liên quan đến vụ ô nhiễm do tập đoàn Đài Loan gây ra ở khu vực miền Trung.
Với mức tăng trưởng chỉ đạt 5,1% trong quý I, Bộ KHĐT đưa ra một báo cáo dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp ngày 22/5. Theo báo Dân Việt, nội dung báo cáo bao gồm 3 giải pháp ngắn hạn chính nhằm đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra. Thứ nhất, tăng khai thác dầu thô. Thứ hai, bám sát kế hoạch sản xuất của các nhà máy Samsung vì tập đoàn này dự kiến tăng doanh thu xuất khẩu năm 2017 lên 20% so với năm ngoái. Thứ ba, giao cho các bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thành các công việc liên quan đến xử lý vấn đề môi trường để xem xét cho phép nhà máy của Formosa đi vào vận hành.
Theo Bộ KHĐT, nếu Formosa được vận hành lò cao số 1 trong tháng 5 này, với công suất 3,5 triệu tấn thép/năm, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 0,16 điểm % cho tăng trưởng GDP.
Tuần trước, trong thông báo tăng thêm 1 tỷ đôla đầu tư vào nhà máy thép ở Hà Tĩnh, tập đoàn Formosa ở Đài Loan cho biết kế hoạch sản xuất của nhà máy dự kiến bắt đầu từ hồi năm ngoái đã bị trì hoãn liên tục vì vụ ô nhiễm môi trường và các cuộc biểu tình của người dân.
Vụ ô nhiễm do Formosa gây ra ở vùng biển miền Trung từ tháng 4/2016 được xem là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cho tới nay, nhiều người dân địa phương vẫn đang gánh chịu hậu quả nhiều mặt của thảm họa này.
Các cuộc biểu tình chống Formosa diễn ra ở địa phương đã lan sang các tỉnh, thành và các nước khác.
Trong bối cảnh nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vừa bị bắt hôm 15/5, nhiều nhà hoạt động khác đang bị truy nã và các linh mục Công Giáo bị tấn công vì liên quan đến vụ ô nhiễm Formosa, việc chính quyền Việt Nam ưu tiên giúp cho tập đoàn này vận hành nhà máy để đạt được chỉ tiêu kinh tế, theo TS. Vũ Quang Việt-một cựu kinh tế gia của LHQ, là một “suy nghĩ ngắn hạn”, mang nhiều nguy cơ tạo thêm bất ổn xã hội.
“Ngắn hạn thì rất dễ. Là nhà kinh tế, tôi có thể nghĩ ra đủ trò để tăng GDP lên một cách nhanh chóng, sau đó nó đi xuống thì chuyện đó để người khác lo”.
TS. Vũ Quang Việt cho rằng nếu chính quyền Việt Nam vẫn cương quyết tiếp tục với dự án Formosa, thì “cần phải có cái nhìn dài lâu”.
Ông nói: “Nếu minh bạch, rõ ràng, người dân có thể kiểm soát được thì cũng có thể người ta sẽ bỏ qua những lỗi lầm để cho công việc được tiếp tục. Còn nếu không, tôi nghĩ họ sẽ phải đối phó với những bất ổn xã hội trong tương lai”.
Theo cựu chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc, ngay cả khi việc sản xuất của Formosa diễn ra suôn sẻ, thì Việt Nam vẫn cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của việc tự sản xuất thép trong nước.
Theo ông, mặc dù nhu cầu về sắt thép để xây dựng trong nước là có thực, nhưng Việt Nam chỉ nên tự sản xuất thép khi việc này thực sự mang lại hiệu quả về kinh tế và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Ông nhấn mạnh: “Làm sao phải bảo vệ môi trường. Thứ hai là giá thành phải thấp. Còn nếu không thì làm làm gì? Trong trường hợp như tôi tính toán hiện tại bây giờ thì giá quá cao, không thể đi vào thị trường thế giới được. Vừa rồi họ không nghĩ đến vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó, giá sắt thép sản xuất ở Việt Nam rất cao. Theo tôi tính, khi chưa có [chi phí] bảo vệ môi trường mà giá đã gần bằng với giá trên thế giới rồi. Nếu bảo vệ môi trường thật sự, như những quy định ở bên Mỹ, thì đương nhiên lỗ”.
Ngoài ra, TS. Vũ Quang Việt còn cảnh báo về nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị quốc tế “tẩy chay” vì những tai tiếng về ô nhiễm môi trường.
“Trong tương lai, họ làm sắt thép mà có xuất đi, trừ xuất đi Trung Quốc, mà Trung Quốc thì không cần thép, còn xuất ra nước ngoài thì có thể sẽ có phong trào chống lại việc mua sắt thép của Formosa không chừng. Chưa chắc họ giải quyết được vấn đề mà còn tạo ra nhiều vấn đề hơn”.
Hôm 10/5, khi chủ trì buổi họp của một hội đồng giám sát liên ngành đối với việc khắc phục ô nhiễm biển miền Trung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định Formosa đã đáp ứng “hoàn toàn” các yêu cầu của Bộ và Hội đồng đề ra, đủ điều kiện để đưa Lò cao số 1, xưởng luyện thép và các công trình phụ trợ đi vào vận hành thử nghiệm.
K.A.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét