Việt Nam thiệt thòi nhiều nhất nếu có COC
bauxitevn9:13 PM
VOA Tiếng Việt
Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào khác được an nhiên đưa tàu thuyền tới gần quần đảo Hoàng Sa mà không gặp sự cố.
Các nhà lãnh đạo của 10 nước Đông Nam Á họp mặt trong tuần này, có thể bàn về việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết vụ tranh chấp ở Biển Đông. Bốn nước tuyên bố chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên này, trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông lên tới 3,5 triệu km vuông. Việc thảo luận vấn đề Biển Đông tại thời điểm này và trong suốt năm nay giữa các nhà lãnh đạo của ASEAN có thể dẫn đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển vào tháng 6 tới, và sẽ được chấn chỉnh lại trong năm 2018 hoặc sớm hơn.
Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), một tập hợp các quy tắc nhằm tránh rủi ro trên các vùng biển đang tranh chấp - là môt mục tiêu chưa đạt được bởi các nước Châu Á từ khi các nước ký một Tuyên bố sơ khởi về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002, để khởi động tiến trình đàm phán hầu đi đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.
Nhưng một khi đã đạt được thỏa thuận, Việt Nam sẽ là nước chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Việt Nam, nước thành viên ASEAN có những tuyên bố chủ quyền trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông, muốn có một bộ Quy tắc Ứng xử bao trọn quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên Trung Quốc đang kiểm soát 130 đảo và bãi đá ở quần đảo Hoàng Sa kể từ sau trận hải chiến ngắn ngủi với Việt Nam Cộng hoà hồi năm 1974. Việt Nam ngày nay vẫn tuyên bố chủ quyền trên những đá, đảo đã mất của miền Nam Việt Nam vào tay Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào khác được an nhiên đưa tàu thuyền tới gần quần đảo Hoàng Sa mà không gặp sự cố, điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ phản đối bất kỳ quy tắc ứng xử nào hàm ý cho phép một quốc gia khác lui tới các bãi đá ngầm, đảo san hô hay các vùng biển nhiệt đới xung quanh quần đảo này. Trung Quốc đã ngăn chặn một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển trong sáu năm qua bởi vì họ lo sợ bộ quy tắc này sẽ ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiến sĩ Carl Thayer, Giáo sư Danh dự giảng dậy môn chính trị học tại Đại học New South Wales, Australia, nói:
“Không ai có thể bắt buộc Trung Quốc phải rời khỏi quần đảo Hoàng Sa. Điều tối đa mà phần lớn các bạn ở đây có thể hy vọng là nếu Việt Nam khởi kiện ra tòa án trọng tài, chẳng hạn như gửi kiến nghị tới tòa án quốc tế ở La Haye”.
Việt Nam đang cố gắng tự cải thiện quan hệ với Trung Quốc, bất chấp đã trải qua nhiều thế kỷ tranh chấp đất đai và biển đảo với Trung Quốc. Thái độ bài Trung Quốc vẫn sôi sục trong lòng dân Việt Nam, nhưng Hà Nội đang thảo luận với Bắc Kinh ngoài khuôn khổ ASEAN về vấn đề tranh chấp hàng hải trong khi vẫn muốn hưởng những lợi ích kinh tế như nhập khẩu hàng hóa giá rẻ và thu lợi từ khách du lịch Trung Quốc.
Trung Quốc cuối cùng có thể phải đối mặt với áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ về những hành động bành trướng hàng hải trong suốt thập niên qua: kể cả xây dựng các đảo nhân tạo, sẵn sàng đón máy bay chiến đấu và các hệ thống radar.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét