Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Hội thảo với Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Dân chủ hóa và các kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

Hội thảo với Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Dân chủ hóa và các kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

bauxitevnSat 7:20 AM


Hoa Hướng Nam
Một cuộc hội thảo về quá trình dân chủ hóa tại Việt Nam đã diễn ra tại hội trường Neckartenzlingen – ngoại ô thành phố Stuttgart – Đức vào ngày thứ Bảy 01.08.2015 với một cử tọa đông đảo nhiệt thành có nhiều quan tâm đến tình hình đất nước. Diễn giả là Tiến sĩ Nguyễn Quang A đến từ Hà Nội. Trong phần khai mạc, Ts. Dương Hồng Ân, Điều hợp viên của Diễn đàn Việt Nam 21 (DĐVN21) giới thiệu Ts. Nguyễn Quang A là một trong những người tiên phong trong việc xây dựng xã hội dân sự cũng như có nhiều đóng góp lớn cho phong trào dân chủ hóa Việt Nam. Đồng bào trong và ngoài nước biết ông qua nhiều bài báo bình luận và nghiên cứu về những vấn đề xây dựng và phát triển đất nước. Ông đến Stuttgart diễn thuyết theo lời mời của DĐVN21.
Wenn Sie ein Bildschirmleseprogramm verwenden, dann empfehlen wir Ihnen, folgende Seite zu verwenden: https://mm.gmx.net
clip_image002

Mở đầu thuyết trình Ts. Nguyễn Quang A cho biết ông ra nước ngoài, đi du thuyết nhiều nơi để giới thiệu tập tiểu luận “Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam” với hy vọng tập này sẽ được đón nhận như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian về quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Tại cuộc hội thảo, nội dung tập tiểu luận đã đươc Ts. Nguyễn Quang A tóm lược trình bày một cách linh động, thu hút sự chú ý của các tham dự viên.
Theo diễn giả, dân chủ hóa là quá trình biến một chế độ độc đoán (chuyên chế, độc tài) thành một chế độ dân chủ. Quá trình này có thể chia làm ba pha: pha chuẩn bị, pha chuyển đổi, và pha củng cố. Trong pha chuẩn bị, sẽ có xung đột sâu giữa những người cầm quyền. Diễn giả đã nêu ra những xung đột điển hình trong xã hội. Trước hết là xung đột giữa những người lao động và những người sử dụng lao động đã diễn ra liên tục qua các cuộc đình công. Xung đột giữa nông dân và chính quyền hoặc doanh nghiệp. Xung đột của dân cư với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Xung đột tôn giáo cũng là xung đột kéo dài giữa chính quyền và các giáo phái tôn giáo chung quanh vấn đề tài sản (điển hình là khu đất 42 Nhà Chung gần nhà thờ lớn Hà Nội cuối 2007, tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội 2008 và rất nhiều giáo phận khác), chung quanh vấn đề hành đạo mà điển hình là vụ tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng 2008 và vô số các vụ khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành và các giáo phái khác khắp từ Nam chí Bắc. Xung đột giữa các sắc tộc ở Việt Nam không nghiêm trọng tuy nhiên xung đột giữa các sắc tộc với chính quyền do việc di cư của người Kinh lên vùng cao và sự phát triển kinh tế ở các vùng nơi các sắc tộc thiểu số vốn chiếm đa số, nhất là ở Tây Nguyên, đã và vẫn sẽ gây ra những xung đột hết sức gay gắt phải chú ý tới.
Trước khi trình bày kịch bản chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam, trọng tâm của bài thuyết trình, Ts. Nguyễn Quang A đã lược qua các kinh nghiệm rút ra từ những bài học của hàng chục nước đã chuyển đổi dân chủ thành công trên khắp thế giới, từ châu Âu, châu Phi, Mỹ Latinh đến khu vực Đông và Đông Nam Á. Theo ông, tại Việt Nam sáu nhân tố có thể dẫn một nước từ chế độ độc đoán sang dân chủ: Giới lãnh đạo chính trị; tính chính đáng của hệ thống; các giai tầng xã hội - kinh tế (nông dân, công nhân, tầng lớp trung lưu: thái độ của họ với hiện trạng); xã hội dân sự (mức độ phát triển, nhất là các tổ chức xã hội dân sự vận động); ý thức hệ (chủ nghĩa Marx Lenin, chủ nghĩa dân tộc); các điều kiện quốc tế (ảnh hưởng của những biến động lớn về dân chủ hóa trên thế giới hay khu vực tác động đến Việt Nam).
Diễn giả đề ra một chiến thuật khai thác các nhân tố để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi gọi là trong “nống” ngoài “kéo” vì tất cả các nhân tố này biến động theo thời gian (có thể tăng hay giảm). Các lực lượng trong nước phải nỗ lực hết sức để “nống” (làm giãn) không gian chính trị hợp pháp, và kết hợp với các áp lực quốc tế kéo từ bên ngoài để cùng mở rộng toàn bộ không gian chính trị. Kết hợp khéo chiến thuật trong “nống” ngoài “kéo” thì có thể đưa đến ba kịch bản sau đây:
-Kịch bản chuyển đổi do những người đương chức dẫn dắt (cách mạng từ trên hay cải cách từ dưới ). Kịch bản có thể xảy ra tình huống đột xuất (khủng hoảng, sự thay đổi ở bên ngoài) và dưới áp lực từ bên trong, một số người đương chức có thể thấy phải thay đổi nếu không muốn bị sụp đổ, họ có thể chủ động loại những kẻ bảo thủ để khởi xướng và tìm cách dẫn dắt sự chuyển đổi vì chính lợi ích của họ.
-Kịch bản cải cách qua đoạn tuyệt, xảy ra qua những biến động lớn và chế độ cộng sản trên bờ vực sụp đổ. Kịch bản này có lẽ còn ít khả năng. Tuy vậy xác suất của kịch bản này cũng không bằng không (không phải là bất khả thi) và ta không được coi thường mà nên chuẩn bị để sẵn sàng chớp lấy.
clip_image004
-Kịch bản thương thuyết hay giao dịch là kịch bản chuyển đổi mà cả những người đương quyền lẫn nhân dân (đối lập) đều điều chỉnh, cả hai bên, đều chủ động thương lượng, đàm phán nhằm tạo dựng các định chế cơ bản của dân chủ bằng cách đối mặt chân thành với xung đột ăn sâu trong xã hội.
Theo Ts. Nguyễn Quang A, trong số 3,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đa số muốn dân chủ hóa, con số những người cố thủ bám quyền lực chắc không nhiều. Nếu tính mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có 3 người thân (vợ, chồng, con cái,...) thì số người liên quan cỡ 11 triệu người! Không thể không tính đến họ. Những người mong muốn dân chủ thực sự chắc chắn phải thấm nhuần tư tưởng khoan dung, hòa giải và tôn trọng ý kiến thiểu số dẫu là ý kiến cộng sản. Cho nên tìm cách thuyết phục họ, gây áp lực và sức ép để buộc họ cùng thương lượng cho một sự chuyển đổi ôn hòa, văn minh, giữ được sự ổn định và đỡ tốn kém cho đất nước. Kịch bản này diễn ra nhanh hay chậm là ở chính chúng ta và tất nhiên cũng phụ thuộc vào các nhóm đương chức. Việc dùng mọi cách tiếp cận để gây áp lực, để vận động họ là một việc quan trọng.
Kết luận thuyết trình, diễn giả nhắc nhở dân chủ hóa là một quá trình gay go, gian khổ và kéo dài, không thể vội vàng. Và sự tìm hiểu về quá trình này, rút ra những bài học chuyển đổi dân chủ ở các nước độc tài, độc đảng (để dùng hay để tránh), chuẩn bị các phương án khác nhau cho bản thân sự chuyển đổi và sự củng cố dân chủ trong tương lai là bổ ích và quan trọng và nên làm.
Qua phần thảo luận cử tọa và diễn giả đã trao đổi ý kiến tập trung vào ba vấn đề: Chiến thuật “trong nống ngoài kéo”; khả năng chuyển đổi và những kịch bản chuyển đổi khả thi. Cuộc hội thảo kéo dài từ 16:30 đến 20:30 đã diễn ra sôi nổi, hào hứng. Trước khi chấm dứt, Ts. Dương Hồng Ân cám ơn Ts. Nguyễn Quang A đã không quản ngại đến gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại vùng Stuttgart và nhờ Ts. Nguyễn Quang A chuyển lời chào đoàn kết đến phong trào dân chủ hóa trong nước. Là một thành phần của phong trào dân chủ hóa Việt nam, Diễn đàn Việt Nam 21 luôn tham gia và hỗ trợ mọi nỗ lực chuyển hóa độc tài sang dân chủ trong tinh thần ôn hòa.
H. H. N.
Tác giả gửi BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét