Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Mao gặp Churchill: Phim Trung Quốc bóp méo lịch sử

Mao gặp Churchill: Phim Trung Quốc bóp méo lịch sử

bauxitevn8:29 AM


Trung Quốc là một đất nước ... bất khả tri, không ai có thể biết họ sẽ làm gì, từ việc tồi tệ nhất cho đến việc khủng khiếp nhất. Dường như họ có những chuẩn mực riêng về chân lý, đạo đức, khác hẳn phần còn lại của thế giới. Mao là nhân vật... bất khả tri ghê gớm nhất mà một đất nước bất khả tri như Trung Quốc có thể sản sinh ra. Không ai có thể hiểu được tại sao một con người đã tàn sát hàng chục triệu đồng loại trong cách mạng văn hóa, đẩy lùi sự phát triển của Trung Quốc mấy chục năm mà vẫn được tôn là bậc thần thánh vô tiền khoáng hậu. Chuyện Mao bơi qua sông Trường Giang, Mao gặp Thủ tướng Anh Churchill... đến một đứa trẻ Trung Quốc cũng biết là chuyện bịa. Bịa nhưng vẫn phải vỗ tay tán thưởng.
Không vỗ tay cũng không được. Sự dối trá còn tồn tại đến chừng nào còn chính quyền độc tài và dối trá!
Bauxite Việt Nam

clip_image002
Mao Trạch Đông nổi bật trên áp-phích của phim "Tuyên bố Cairo". DR
Một bộ phim Trung Quốc kể lại hội nghị Cairo năm 1943 – giai đoạn quan trọng của Đệ nhị Thế chiến – đã bị cư dân mạng tha hồ chế nhạo: áp-phích của bộ phim dài này cho thấy Mao Trạch Đông đứng cạnh Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt…trong khi Mao chưa hề tham dự sự kiện này.
«Tuyên bố Cairo» là một bộ phim chiến tranh có ngân sách rất lớn, do một công ty của quân đội Trung Quốc sản xuất, nằm trong chương trình phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Nhật Bản đầu hàng trong Đệ nhị Thế chiến. 
Giai đoạn lịch sử này được ghi lại rất rõ: khi chiến tranh thế giới chuyển sang một bước ngoặt, nguyên thủ các cường quốc đồng minh là Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa đã gặp gỡ cuối tháng 11/1943 tại Ai Cập để thảo luận về phương cách tìm chiến thắng trước Nhật Bản ở châu Á. 
Phim chưa chiếu ra rạp, nhưng áp-phích thổi phồng lòng ái quốc một cách quá đáng, đã hân hoan viết lại lịch sử. 
Khuôn mặt của diễn viên đóng vai Mao Trạch Đông xuất hiện với cận cảnh lớn, cho thấy đây là nhân vật quan trọng nhất của hội nghị, đang tranh luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt. Trong đoạn trích giới thiệu của phim, người ta thấy Mao tuyên bố một cách đanh thép: « Nhiệm vụ của những người cộng sản trên toàn thế giới là lãnh đạo cuộc chiến đấu chống phát-xít».
Vấn đề là ở chỗ, nhà lãnh đạo Trung Hoa cộng sản chưa một lần gặp mặt ông Churchill, cũng chưa bao giờ đặt chân lên đất Ai Cập ! 
Vào thời kỳ đó, Mao Trạch Đông đang trốn chui trốn nhủi ở vùng nông thôn Thiểm Tây. Chính là nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, thủ lãnh quân đội Quốc dân đảng, ông Tưởng Giới Thạch đã đại diện cho nước Trung Hoa tại hội nghị Cairo, cùng với phu nhân nổi tiếng duyên dáng là bà Tống Mỹ Linh. 
Việc phổ biến các áp-phích và đoạn phim giới thiệu của «Tuyên bố Cairo»đã gây ra một trận đại hồng thủy những lời chế nhạo, các lời bình xỏ xiên trên mạng xã hội Trung Quốc. 
Một người sử dụng Vi Bác mỉa mai: «Tôi rất phẫn nộ khi đóng góp của tôi trong Hội nghị Cairo không được bộ phim nhìn nhận». Những cư dân mạng nghiêm túc hơn nhắc nhở rằng đây chỉ là ví dụ mới nhất trong vô số những trường hợp viết lại lịch sử của chế độ cộng sản Trung Quốc. 
Tấm áp-phích cũng bị chế lại thành vô số phiên bản gây cười. Có cả một trang web được thành lập bởi các cư dân mạng có óc hài hước để tha hồ chế nhạo. Chẳng hạn bên cạnh Mao Trạch Đông, họ cho xuất hiện các lãnh đạo khác (như Tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un…), thậm chí quái vật Gollum trong «Chúa tể của những chiếc nhẫn»
Một áp-phích chế khác thay thế Mao bằng…đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dù ông Tập năm 1953 mới sinh ra. 
Nhận ra tình trạng lố bịch này, ngay cả báo chí nhà nước cũng giữ một khoảng cách. Tờ Global Times của đảng Cộng sản cho rằng việc khai thác hình ảnh của Mao để quảng bá bộ phim là «không thích hợp».
T.M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét