Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Kết quả tranh đấu đầu tiên về Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo: từ “xin – cho” sang “đăng ký - thẩm định”

Kết quả tranh đấu đầu tiên về Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo: từ “xin – cho” sang “đăng ký - thẩm định”

bauxitevnWed 7:48 AM


Lê Dung
Sau một thời gian đấu tranh không mệt mỏi, các tôn giáo ở Việt Nam vừa đạt được kết quả đáng khích lệ đầu tiên. 
clip_image001
Khối Nhơn Sanh yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Ảnh: Trần Văn Tân

Tại phiên họp vào giữa tháng 8/2015 của Ủy ban thường vụ quốc hội, một số quan chức có trách nhiệm đã phải nêu ra những ‘chuyển đổi’ đáng chú ý về dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo:
“Việc quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nặng nề; còn nhiều quy định, trình tự, thủ tục can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo” - Chủ nhiệm Đào Trọng Thi.
“Kết cấu của dự thảo luật cho thấy hơi nghiêng nhiều về quản lý Nhà nước. Rất nhiều điều, khoản nhắc đến các thuật ngữ như điều kiện, cho phép, chấp nhận…” - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai.
“Thường trực Ủy ban cho rằng, cần chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm soát sang giám sát và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký - chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ thể, rõ ràng, tăng cường hình thức thông báo trước một thời hạn nhất định”.
Dường như Quốc hội VN đang dần phải thay đổi quan điểm và “cách làm” cho phù hợp hơn với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Nhà nước VN đã ký kết từ năm 1982, sau một số lần dự thảo nhưng bị giới chức sắc trong tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, phản ứng mạnh mẽ về quan điểm tiếp tục bó trói và cơ chế xin – cho.
Trước đó vào tháng Năm, Dự luật Tín ngưỡng Tôn giáo lần thứ tư được Bộ Nội Vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ “chuyển gấp” đến cho các tôn giáo trong nước trong thời gian rất ngắn để xem và góp ý. Nhưng sau đó ít nhất có Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng như hai Tòa Giám mục Bắc Ninh và Kontum chính thức có phản hồi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ban Tôn giáo Chính phủ về Dự thảo Luật đó.
Nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký, thay mặt Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam ký ngày 4 tháng 5, đưa ra nhận định nói rõ: “Nhìn chung, bản Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người”.
Sau khi nêu ra 14 chi tiết về bản dự thảo nhận được, Hội đồng Giám mục Việt Nam có ba kiến nghị. Thứ nhất là “Không đồng ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”. Thứ hai “Đề nghị soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ”. Điểm thứ ba “Bản dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo; đặc biệt các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ”.
Nhận định của Tòa Giám mục Bắc Ninh do linh mục Tổng đại diện Giuse Nguyễn Đức Hiểu ký tên thay mặt giáo phận nêu rõ “Theo nhiều nước tiên tiến trên thế giới, những văn bản quy phạm pháp luật sinh ra nhằm ngăn chặn những người thực thi pháp luật lạm dụng quyền đối với người dân; nhưng nhìn nhận cách khách quan, những điều nêu trong Dự thảo 4 muốn tái lập cơ chế Xin-Cho trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến quyền tự do của con người thành những thứ quyền nhà nước nắm trong tay, và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép”.
Mới đây, Khối Nhơn Sanh Cao Đài còn tổ chức một cuộc hội thảo vào ngày 16/08, với yêu cầu hủy bỏ dự thảo lần thứ 4 của Dự luật Tín ngưỡng Tôn giáo.
L.D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét