Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Việt Nam – Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại(Phần 3)

Việt Nam – Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại(Phần 3)



9. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (1600-1771)
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm muốn giữ hết quyền bèn cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa (1588) nhưng buộc vẫn thường phải về chầu vua Lê và đem binh ra giúp họ Trịnh để dứt nhà Mạc. Năm 1593, Trịnh Tùng có sự tiếp tay của Nguyễn Hoàng lấy lại Thăng Long nhưng vẫn muốn giữ Nguyễn Hoàng không cho về hẳn Thuận Hóa. Mãi năm 1600, Nguyễn Hoàng mới trốn được vào Nam và mưu tính lập căn cứ lâu dài chống lại họ Trịnh. Từ đó, các chúa Nguyễn tìm cách phát triển lãnh thổ cả về phía nam lẫn phía tây và phía biển Đông trên các quần đảo xa xôi nữa.
Sau đây là các đời chúa Nguyễn:
Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1558-1613) tổ chức cai trị thêm từ đèo Cù Mông tới núi Đá Bia, lập phủ Phú Yên hồi năm 1611
Nguyễn Phước Nguyên tức Chúa Sãi (1613-1635) hình như có gả “công nữ” Ngọc Vạn cho Chey Ghetta II, vua Chân Lạp hồi 1619.
Nguyễn Phước Lan tức Chúa Thượng (1635-1648) tổ chức cai trị và khai khẩn từ núi Đá Bia tới sông Phan Rang hồi năm 1635.
Nguyễn Phước Tần tức Chúa Hiền (1648-1687) cho quân sang U Đông và Nam Vang để cản ngăn việc quân Xiêm chiếm đóng hồi 1658-1672, lại cho người Minh Hương đến khẩn hoang ở Mỹ Tho và Biên Hòa hồi 1679. (Bản đồ 24)
Nguyễn Phước Trăn tức Chúa Ngãi (1687-1691) cho quân chinh phạt nguời Minh Hương là Hoàng Tiến hồi năm 1689.
Nguyễn Phước Chu tức Chúa Minh (1691-1725) “đặt phủ Bình Thuận, vẫn để vua Chiêm cai trị người Chiêm như cũ” hồi năm 1697. Năm 1698 phái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, đăt phủ Gia Đinh và hai huyện Tân Bình (Sài Gòn), Phước Long (Biên Hòa).
Năm 1708, chúa cho Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên.
Nguyễn Phước Trú tức Chúa Ninh (1691-1738)đặt chức Điều Khiển để coi việc quân toàn miền Nam.
Nguyễn Phước Khoát tức Chúa Võ (1738-1765) hoàn chỉnh việc chia cắt phủ huyện trên toàn cõi miền Nam. Năm 1744, Đàng Trong chia ra làm 12 dinh và 1 trấn
Chính dinh (Phú Xuân).
  1. Cựu dinh (Ái Tử, Quảng Trị).
  2. Quảng Bình dinh tục gọi dinh Trạm.
  3. Lưu Đồn dinh cũng gọi dinh Mười (Võ Xá, Quảng Bình).
  4. Bố Chính dinh tục gọi dinh Ngói.
  5. Quảng Nam dinh tục gọi dinh Chiêm.
  6. Phú Yên dinh.
  7. Bình Khang dinh (sau là Khánh Hòa).
  8. Bình Thuận dinh.
  9. Trấn Biên dinh (sau là Biên Hòa)
  10. Phiên Trấn dinh (sau là tỉnh Gia Định).
  11. Long Hồ dinh (sau là Vĩnh Long và An Giang).
  12. Hà Tiên trấn.
Dân số Đàng Trong, ở niên đại 1750, có khoảng 1.500.000 người.
Nguyễn Phước Thuần tức Chúa Định (1765-1776) sai Nguyễn Cửu Đàm giải phóng Cao Miên khỏi tay quân Xiêm chiếm đóng (1772). Đầu năm 1776, quân Tây Sơn vào chiếm miền Nam, sau khi làm chủ Qui Nhon[1].
Nguyễn Anh (1776-1802) tái chiếm Gia Định từ tay Tây Sơn, xây thành Bát Quái rồi theo gió mùa lần hồi lấy lại Phú Xuân và cả Đàng Ngoài.
(Bản đồ 25)
10. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TÂY SƠN (1771-1802)
Có lẽ chính quyền nuớc ta chưa bao giờ phân tán như trong thời gian 30 năm này, ngoại trừ thời Thập Nhị Sứ Quân. Năm 1771, anh em Tây Sơn dấy binh rồi chiếm thành Qui Nhơn. Năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc vào chiếm Phú Xuân. Chúa Định cùng Nguyễn Ánh chạy vào Nam. Năm 1776, Tây Sơn vào chiếm Nam Bộ. Từ đó đến năm 1778, Nam Bộ bị giành giật bảy tám lần giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Năm 1786, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ lấy Thuận Hóa, rồi thừa thắng đem quân ra lấy Bắc Hà với danh nghĩa diệt Trịnh phù Lê. Trịnh Khải tự tử, chấm dứt nghiệp chúa của họ Trịnh kéo dài 216 năm (1576-1786) với 10 đời chúa là:
Trịnh Tùng (1570-1670)
Trinh Tráng (1623-1657)
Trịnh Tạc (1657-1682)
Trịnh Căn (1682-1709)
Trịnh Cương (1709-1729)
Trịnh Giang (1729-1740)
Trịnh Doanh (1740-1767)
Trịnh Sâm (1767-1782)
Trịnh Cán (1782)
Trịnh Khải (1783-1786).
Lấy được Bắc Hà rồi, nhà Tây Sơn phân quyền lại: Nguyễn Nhạc làm Trung ương Hoàng Đế đóng đô ở Qui Nhon, Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa, lấy đèo Hải Vân làm giới hạn. Riêng nhà Tây Sơn đã chia làm “ba nuớc”. Nhưng Nguyễn Lữ ở Gia Định thì không bao giờ vững và Nguyễn Ánh vẫn tự coi là chúa chính thống, còn Quy Nhơn và Thuận Hóa thì hiềm khích, có lúc Nguyễn Huệ đã kéo quân vào đánh Nguyễn Nhạc. Trong khi ấy, vua Lê còn thoi thóp ở Thăng Long và dùng Trịnh Bồng làm chúa. Lên được tấm bản đồ phân ranh hành chính của nước ta trong thời kỳ lắm vua nhiều chúa này thật không dễ[2].(Bản đồ 26)
Năm 1787, Nguyễn Huệ dứt bỏ nhà Lê nhưng vẫn đặt Giám quốc “để giữ tông miếu tiền triều”. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc xin cầu viện. Nhà Lê làm vua cả thảy được 360 năm (1428-1788). Tiếp theo Lê Thế Tông (đã chép ở một đoạn trên) là các vua:
Lê Kính Tông (1600-1619).
Lê Thần Tông (1619-1643) lần thứ nhất.
Lê Chân Tông (1643-1649).
Lê Thần Tông (1649-1662) lần thứ hai.
Lê Huyền Tông (1663-1671).
Lê Gia Tông (1672-1675).
Lê Hi Tông (1676-1705).
Lê Dụ Tông (1706-1729).
Lê Duy Phương (1729-1732).
Lê Thuần Tông (1732-1735).
Lê Ý Tông (1735-1740).
Lê Hiển Tông (1740-1786).
Lê Mẫn Đế (1787-1788) tức Chiêu Thống.
Đó là những vị vua ngồi làm vì, còn quyền bính đều trong tay họ Trịnh quyết đoán. Họ Trịnh suy thì nhà Lê cũng tàn.
Dân số Đàng Ngoài, ở niên đại 1750, có khoảng 4.000.000 người.
Quang Trung (1788-1792). Khi được tin quân Thanh mượn tiếng cứu Lê để xâm chiếm nước ta, Nguyễn Huệ tức vị xưng đế rồi đem quân ra Bắc để phá quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị bỏ hết ấn tín mà chạy (1789). Thắng mà không kiêu, Nguyễn Huệ biết lượng sức mình đối với Trung Quốc to gấp mấy chục lần nước ta, nên tạm hoãn binh và xin cầu phong. “Vua nhà Thanh bèn sai sứ sang phong cho Quang Trung làm An Nam Quốc Vương[3]. Đó là tuóc hiệu mà “thiên triều” vẫn dùng để phong cho vua nuớc ta. Tuy ta tự xưng nước là Đại Việt nhưng Trung Quốc chỉ gọi ta là An Nam. Trên danh nghĩa, tước hiệu An Nam Quốc Vương là làm vua toàn quốc từ Nam chí Bắc, song thực tế thì lúc đó Nguyễn Ánh đã làm chủ Nam Bộ và Trung ương Hoàng Đế (tức Nguyễn Nhạc) vẫn còn làm chủ ở phía Nam Trung Bộ tới đèo Hải Vân.
Cảnh Thịnh (1792-1802) tức Nguyễn Quang Toản, lên nối ngôi cha, còn nhỏ tuổi không làm được gì, chứng kiến từ thất trận này đến thất trận khác, từ Nam ra Bắc và chỉ tồn tại được 10 năm. (Bản đồ 27) Và (Bản đồ 28)










[1] Phan Khoang, Xứ Đàng Trong 1558-1777. NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1970. Tr. 131-130
[2] Lê Thành Khôi, Le VietNam, histoire et civilisation. Les editions de Minuit. Paris, 1955. Bản đồ Le Đạí Việt en 1790, trang 528.
[3] Trần Trọng Kim, sdd, tr. 376.

Phần IV : Thời kỳ thống nhất lãnh thổ với quốc hiệu Việt Nam

1. QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC NƯỚC TA DƯỚI TRlỀU NGUYỄN (1802-1945)
a. Giai đoạn độc lập (1802-1862)
Gia Long (1802-1819) tức Nguyễn Ánh, sau khi dứt được Tây Sơn, liền phái Lê Quang Định sang Trung Quốc cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. Nhà Thanh chỉ nhận đổi quốc hiệu là Việt Nam và phong cho Nguyễn Anh là Việt Nam Quốc Vương (1804) . (Bản đồ 29)

Toàn quốc khi ấy chia làm 23 trấn và 4 dinh:
Bắc Thành gồm 11 trấn:
5. nội trấn:
1. Sơn Nam Thượng
2. Sơn Nam Hạ
3. Sơn Tây
4. Kinh Bắc
5. Hải Dương
6. ngoại trấn:
1. Tuyên Quang
2. Hưng Hóa
3. Cao Bằng
4. Lạng Sơn
5. Thái Nguyên
6. Quảng Yên
Gia Định Thành gồm 5 trấn:
1. Phiên An (địa hạt Gia Định)
2. Biên Hòa
3. Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang)
4. Định Tưòng
5. Hà Tiên
Miền Trung gồm 7 trấn:
1. Thanh Hóa
2. Nghệ An
3. Quảng Ngãi
4. Bình Định
5. Phú Yên
6. Bình Hòa (sau là Khánh Hòa)
7. Bình Thuận
Kinh Kỳ thống quản 4 dinh:
1. Quảng Đức dinh (sau là Thừa Thiên)
2. Quảng Trị dinh
3. Quảng Bình dinh
4. Quảng Nam dinh
(Bản đồ 30)

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đây là một công việc vĩ đại.
Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.
Minh Mệnh (1820-1840) chủ trương tập quyền, chia cương vực ra làm 30 tinh và 1 phủ Thừa Thiên thuộc Kinh Kỳ.
1. Phủ Thùa Thiên
2. Lạng Sơn
3. Quảng Yên
4. Cao Bằng
5. Tuyên Quang
6. Thái Nguyên
7. Bắc Ninh
8. Hải Dương
9. Hưng Hóa
10. Sơn Tây
11. Hà Nội
12. Nam Định
13. Hưng Yên
14. Ninh Bình
15. Thanh Hóa
16. Nghệ An
17. Hà Tĩnh
18. Quảng Bình
19. Quảng Trị
20. Quảng Nam
21. Quảng Ngãi
22. Bình Định
23. Phú Yên
24. Khánh Hòa
25. Bình Thuận
26. Biên Hòa
27. Gia Định
28. Định Tường
29. Vĩnh Long
30. An Giang
31. Hà Tiên.
Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ). Đó là một sưu tập vô giá để mô tả cương vục nuớc ta ở từng ngôi làng, từng mảnh ruộng đất.
Năm 1838, Minh Mệnh đổi tên nuớc là Đại Nam hoặc Đại Việt Nam .
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
Thiệu Trị (1841-1847).
Tự Đức (1847-1883). Về đại thể, cho đến năm 1862, vẫn giữ nguyên tổ chức hành chính như trên.
b. Từ khi bị Pháp đô hộ (1862-1945)
Quân Pháp đánh phá Đà Nang năm 1858, chiếm Sài Gòn năm 1859. Huế phải ký nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1862. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Năm 1883, Pháp chiếm Bắc Kỳ, rồi Huế và miền Trung. Các ngôi vua triều Nguyễn sau Tự Đúc đều mất quyền tự chủ, việc chính trị phải theo Pháp xếp đặt:
1. Dục Đức (1883)
2. Hiệp Hòa (1883)
3. Kiến Phước (1884)
4. Hàm Nghi (1884-1885)
5. Đồng Khánh (1885-1888)
6. Thành Thái (1889-1907)
7. Duy Tân (1907-1916)
8. Khải Định (1916-1925)
9. Bảo Đại (1925-1945)
Pháp bỏ quốc hiệu Việt Nam, Đại Nam hay Đại Việt Nam, và chia cương vực nước ta thành ba kỳ với ba chế độ khác nhau. Đó là:
Annam hay Trung Kỳ
Tonkin hay Bắc Kỳ
Cochinchine hay Nam Kỳ
Bắc Kỳ gồm 27 tỉnh và 2 thành phố:
1. Thành phố Hà Nội
2. Thành phố Hải Phòng
3. Bắc Giang
4. Bắc Ninh
5. Hà Đông
6. Hải Dương
7. Hà Nam
8. Hưng Yên
9. Kiến An
10. Nam Định
11. Ninh Bình
12. Phúc Yên
13. Phú Thọ
14. Quảng Yên
15. Sơn Tây
16. Thái Bình
17. Thái Nguyên
18. Tuyên Quang
19. Vĩnh Yên
20. Yên Báy
21. Bắc Cạn
22. Cao Bằng
23. Hà Giang
24. Hòa Bình
25. Lạng Sơn
26. Lào Kay
27. Lai Châu
28. Móng Cáy
29. Sơn La
Trung Kỳ gồm 16 tỉnh:
1. Nghệ An
2. Hà Tĩnh
3. Thanh Hóa
4. Quảng Trị
5. Quảng Bình
6. Thừa Thiên
7. Quảng Ngãi
8. Bình Định
9. Phú Yên
10. Nha Trang
11. Phan Rang
12. Quảng Nam
13. Phan Thiết
14. Đồng Nai Thượng
15. Kontum
16. Darlac
Nam Kỳ gồm 20 tỉnh, 3 thành phố và 1 khu đảo:
1. Thành phố Sài Gòn
2. Thành phố Chợ Lớn
3. Thành phố Vũng Tàu
4. Khu đảo Côn Lôn
5. Rạch Giá
6. Hà Tiên
7. Gò Công
8. Châu Đốc
9. Sóc Trăng
10. Gia Định
11. Long Xuyên
12. Vĩnh Long
13. Tây Ninh
14. Sa Đéc
15. Chợ Lớn
16. Thủ Dầu Một
17. Cần Thơ
18. Bạc Liêu
19. Biên Hoa
20. Mỹ Tho
21. Trà Vinh
22. Bà Rịa
23. Tân An
24. Bến Tre.
Tính chung Bắc Kỳ có 37 phủ, 88 huyện, 38 châu. Phủ không còn quản huyện như xưa. Nơi nào to gọi là phủ, nơi nhỏ gọi huyện. Châu cũng như huyện, nhưng ở các vùng có dân tộc thiểu số. Gồm 1.264 tống, 10.105 xã, 29 mường, 2.141 bản. Mường và bản cũng chỉ đặt ở những nơi có đồng bào dân tộc. Trên vùng biên giới lại có 4 đạo quan binh.
Tính chung ở Trung Kỳ có 3 đạo (đạo cao hơn phủ), 33 huyện, 58 huyện, 541 tổng và 9.093 xã. Có 6 thành phố là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng (nhượng cho Pháp), Qui Nhơn và Đà Lạt.
Tính chung ở Nam Kỳ có 78 quận (không còn chia ra làm hai cấp phủ huyện như ở Bắc và Trung Kỳ), 197 tổng Kinh và 10 tổng Thượng, 1.470 xã (không phân biệt thôn và xã nữa) .
Đó là tình hình nước ta: không còn quốc hiệu, và cương vực thì bị chia cắt thiếu thống nhất, suốt thời gian bị Pháp thống trị.
Dân số nước Việt Nam thời thuộc Pháp:
Năm 1870 có khoảng 10.000.000 người
Năm 1901 – 13.000.000 người
Năm 1943 – 22.600.000 người


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét