Việt Nam – Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại(Phần 2)
6. NĂM 544, LÝ BÔN XƯNG NAM VIỆT ĐẾ, ĐẶT NIÊN HIỆU LÀ THIÊN ĐỨC, ĐẶT QUỐC HIỆU LÀ VẠN XUÂN
Sau khi thắng địch quân, Lý Bôn đã lập điện Vạn Xuân làm triều nghi, đặt trăm quan, nhưng chưa thấy phân bổ lại cương vực. Các sự kiện lịch sử liên quan đến địa phương nào, thì vẫn dùng địa danh đương thời. Như khi nói “Lý Bôn là người hào hữu quê Thái Bình, tài kiêm văn võ”. Thái Bình đây “thuộc về Phong Châu ngày trước, nay ở vào địa hạt tỉnh Sơn Tây nhưng không rõ là chỗ nào, chứ không phải là phủ Thái Bình ở Sơn Nam mà bây giờ là tỉnh Thái Bình” . Đối với các địa danh khác cũng vậy: thành Gia Ninh (sau ở huyện Tiên Lãng tỉnh Phúc Yên), động Khuất Liêu (thuộc đất Hưng Hóa), hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng, thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú), đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hải Hưng) vv… Động Khuất Liêu lại được đọc là động Khuất Lão (là tên một khu đồi hiện nằm giữa hai xã Văn Lang và cổ Tuyết thuộc huyện Tam Nông tỉnh Vĩnh Phú” (Bản đồ 10)
Sau khi thắng địch quân, Lý Bôn đã lập điện Vạn Xuân làm triều nghi, đặt trăm quan, nhưng chưa thấy phân bổ lại cương vực. Các sự kiện lịch sử liên quan đến địa phương nào, thì vẫn dùng địa danh đương thời. Như khi nói “Lý Bôn là người hào hữu quê Thái Bình, tài kiêm văn võ”. Thái Bình đây “thuộc về Phong Châu ngày trước, nay ở vào địa hạt tỉnh Sơn Tây nhưng không rõ là chỗ nào, chứ không phải là phủ Thái Bình ở Sơn Nam mà bây giờ là tỉnh Thái Bình” . Đối với các địa danh khác cũng vậy: thành Gia Ninh (sau ở huyện Tiên Lãng tỉnh Phúc Yên), động Khuất Liêu (thuộc đất Hưng Hóa), hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng, thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú), đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hải Hưng) vv… Động Khuất Liêu lại được đọc là động Khuất Lão (là tên một khu đồi hiện nằm giữa hai xã Văn Lang và cổ Tuyết thuộc huyện Tam Nông tỉnh Vĩnh Phú” (Bản đồ 10)
Nước VẠN XUÂN tồn tại được 58 năm, trải qua ba đời vua:
– Lý Nam Đế (Lý Bôn) 544-548.
– Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) 549-571.
– Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) 571-602.
Dân số nước Vạn Xuân, ở niên đại 544, có khoảng 1.000.000 người.
Trong khi Lý Phật Tử làm vua ở nước ta, thì vua Văn Đế nhà Tùy thống nhất được Trung Hoa. Năm 602, vua Tùy sai Lưu Phương đem 27 dinh quân sang đánh chiếm Vạn Xuân
– Lý Nam Đế (Lý Bôn) 544-548.
– Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) 549-571.
– Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) 571-602.
Dân số nước Vạn Xuân, ở niên đại 544, có khoảng 1.000.000 người.
Trong khi Lý Phật Tử làm vua ở nước ta, thì vua Văn Đế nhà Tùy thống nhất được Trung Hoa. Năm 602, vua Tùy sai Lưu Phương đem 27 dinh quân sang đánh chiếm Vạn Xuân
7. CƯƠNG VỰC VÀ CÁC CUỘC TRANH ĐẤU DƯỚI CÁC ĐỜI NHÀ TÙY, NHÀ ĐƯÒNG (603-907)
a) NHÀ TÙY (589-617) sau khi chiếm được Vạn Xuân năm 602, liền chia Giao Châu ra làm 5 quận:
– Quận Giao Chỉ gồm 9 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Long Bình, Bình Đạo, Giao Chỉ, Gia Ninh, Tân Xương, An Nhân.
– Quận Nhật Nam gồm 8 huyện: cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Cốc, An Viễn, Quang An.
– Quận Tỷ Anh gồm 4 huyện: Tỷ Anh, Chu Ngô, Thọ Linh, Tây Quy ển.
– Quận Hải Âm gồm 4 huyện: Tân Dung, Chân Long, Đa Nông, An Lạc.
– Quận Tượng Lâm gồm 4 huyện: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang, Nam Cực.
Ngoại trừ một số” địa điểm còn để nghi vấn, nhà địa lý học lịch sử Đào Duy Anh đã nghiên cứu thỏa đáng cả địa bàn lẫn duyên cách của các châu huyện trên trong thiên khảo luận có giá trị của mình . (Bản đồ 11)
b) NHÀ ĐƯỜNG (618-907) tiếp nối nhà Tùy “cai trị nước ta khắc nghiệt hơn cả”.
“Nhà Đường sửa lại toặn bộ chế độ hành chính và sự phân chia châu quận. 622, nhà Đường đặt Giao Châu đại tổng quản chủ để lãnh quản 12 châu: Giao, Phong, Ái, Tiên, Diễn, Tống, Từ, Hiểm, Đạo, Long, tức là cả miền Bắc nước ta, từ biên giới Việt – Trung đến Hoành Sơn”.
Năm 679, đổi Giao Châu làm An Nam Đô Hộ Phư, cai quản 12 châu, 59 huyện. Nước ta gọi là An Nam khỏi đầu từ đấy.
Năm 757, đổi làm Trấn Nam Đô Hộ Phủ.
Năm 766, lại đổi làm An Nam Đô Hộ Phủ.
Năm 866, Nhà Đường thăng An Nam Đô Hộ Phủ lên làm Tình Hái Quân Tiết Độ.
An Nam Đô Hộ Phủ chia ra 12 châu như sau: (Bản đồ 12)
a) NHÀ TÙY (589-617) sau khi chiếm được Vạn Xuân năm 602, liền chia Giao Châu ra làm 5 quận:
– Quận Giao Chỉ gồm 9 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Long Bình, Bình Đạo, Giao Chỉ, Gia Ninh, Tân Xương, An Nhân.
– Quận Nhật Nam gồm 8 huyện: cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Cốc, An Viễn, Quang An.
– Quận Tỷ Anh gồm 4 huyện: Tỷ Anh, Chu Ngô, Thọ Linh, Tây Quy ển.
– Quận Hải Âm gồm 4 huyện: Tân Dung, Chân Long, Đa Nông, An Lạc.
– Quận Tượng Lâm gồm 4 huyện: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang, Nam Cực.
Ngoại trừ một số” địa điểm còn để nghi vấn, nhà địa lý học lịch sử Đào Duy Anh đã nghiên cứu thỏa đáng cả địa bàn lẫn duyên cách của các châu huyện trên trong thiên khảo luận có giá trị của mình . (Bản đồ 11)
b) NHÀ ĐƯỜNG (618-907) tiếp nối nhà Tùy “cai trị nước ta khắc nghiệt hơn cả”.
“Nhà Đường sửa lại toặn bộ chế độ hành chính và sự phân chia châu quận. 622, nhà Đường đặt Giao Châu đại tổng quản chủ để lãnh quản 12 châu: Giao, Phong, Ái, Tiên, Diễn, Tống, Từ, Hiểm, Đạo, Long, tức là cả miền Bắc nước ta, từ biên giới Việt – Trung đến Hoành Sơn”.
Năm 679, đổi Giao Châu làm An Nam Đô Hộ Phư, cai quản 12 châu, 59 huyện. Nước ta gọi là An Nam khỏi đầu từ đấy.
Năm 757, đổi làm Trấn Nam Đô Hộ Phủ.
Năm 766, lại đổi làm An Nam Đô Hộ Phủ.
Năm 866, Nhà Đường thăng An Nam Đô Hộ Phủ lên làm Tình Hái Quân Tiết Độ.
An Nam Đô Hộ Phủ chia ra 12 châu như sau: (Bản đồ 12)
1. Giao Châu nay ở đất Hà Nội, Nam Định, có 8 huyện: Tống Bình, Nam Đinh, Thái Bình, Giao Chỉ, Chu Diên, Long Biên, Bình Đạo, Vũ Bình.
2. Lục Châu sau là Quảng Yên, Lạng Sơn, gồm 3 huyện: Ô Lôi, Hoa Thanh, Ninh Hải.
3. Phúc Lộc Châu gồm 3 huyện, có lẽ ở “miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp, Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn”.
4. Phong Châu gồm 3 huyện: Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương. Sau là Bạch Hạc – Việt Trì.
5. Thang Châu gồm 3 huyện: Thanh Tuyền, Lục Thủy, La Thiều. Nay ở Nam Ninh, Trung Quốc.
6. Trường Châu có 4 huyện, nay thuộc địa phận Ninh Bình.
7. Chi Châu gồm 7 huyện: Hàn Thành, Phú Xuyên, Bình Tây, Lạc Quang, Lạc Diệm, Đa Vân, Tụ Long. Nay thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (Tụ Long trước 1888 thuộc Tuyên Quang, Việt Nam).
8. Võ Nga Châu gồm 7 huyện: Võ Nga, Như Mã, Võ Nghĩa, Võ Di, Võ Duyên, Võ Lao, Lương Sơn. Nay cũng thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
9. Võ An Châu gồm 2 huyện: Võ An, Lâm Giang. Nay ở khoảng phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
10. Ái Châu gồm 6 huyện cửu Chân, An Thuận, Sùng Bình, Quân Ninh, Nhật Nam, Truòng Lâm. Nay thuộc địa phận Thanh Hóa.
11. Hoan Châu gồm 4 huyện cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, Hoài Hoan. Nay thuộc địa phận Nghệ An.
12. Diễn Châu gồm 7 huyện (khuyết danh). Có lẽ tương đương với miền Bắc tỉnh Nghệ An nay, khoảng các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu.
40 châu ky my. “ở những miền biên giới xa xôi, nhà Đường không đặt châu quận để thống trị trực tiếp đuợc, thì đặt những châu ky my, và để cho các tù trưởng cũ vẫn giữ bộ lạc của họ.. Lệ vào An Nam Đô Hộ Phủ thì có 40 châu ky my, đại khái là ở đất thượng du miền Bắc và miền Đông – Bắc nước ta, như châu Quy Hóa, châu Cam Đường, châu Lâm Tây ở các miền Yên Bái, Lao Cai và thượng du sông Đà; châu Bình Nguyên ở miền Hà Giang; châu Vũ Định, châu Độ Kim ở miền Tuyên Quang; châu Tư Lăng, Lộc Châu, Lạng Châu ở miền Lạng Sơn” . (Bản đồ 13)
2. Lục Châu sau là Quảng Yên, Lạng Sơn, gồm 3 huyện: Ô Lôi, Hoa Thanh, Ninh Hải.
3. Phúc Lộc Châu gồm 3 huyện, có lẽ ở “miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp, Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn”.
4. Phong Châu gồm 3 huyện: Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương. Sau là Bạch Hạc – Việt Trì.
5. Thang Châu gồm 3 huyện: Thanh Tuyền, Lục Thủy, La Thiều. Nay ở Nam Ninh, Trung Quốc.
6. Trường Châu có 4 huyện, nay thuộc địa phận Ninh Bình.
7. Chi Châu gồm 7 huyện: Hàn Thành, Phú Xuyên, Bình Tây, Lạc Quang, Lạc Diệm, Đa Vân, Tụ Long. Nay thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (Tụ Long trước 1888 thuộc Tuyên Quang, Việt Nam).
8. Võ Nga Châu gồm 7 huyện: Võ Nga, Như Mã, Võ Nghĩa, Võ Di, Võ Duyên, Võ Lao, Lương Sơn. Nay cũng thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
9. Võ An Châu gồm 2 huyện: Võ An, Lâm Giang. Nay ở khoảng phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
10. Ái Châu gồm 6 huyện cửu Chân, An Thuận, Sùng Bình, Quân Ninh, Nhật Nam, Truòng Lâm. Nay thuộc địa phận Thanh Hóa.
11. Hoan Châu gồm 4 huyện cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, Hoài Hoan. Nay thuộc địa phận Nghệ An.
12. Diễn Châu gồm 7 huyện (khuyết danh). Có lẽ tương đương với miền Bắc tỉnh Nghệ An nay, khoảng các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu.
40 châu ky my. “ở những miền biên giới xa xôi, nhà Đường không đặt châu quận để thống trị trực tiếp đuợc, thì đặt những châu ky my, và để cho các tù trưởng cũ vẫn giữ bộ lạc của họ.. Lệ vào An Nam Đô Hộ Phủ thì có 40 châu ky my, đại khái là ở đất thượng du miền Bắc và miền Đông – Bắc nước ta, như châu Quy Hóa, châu Cam Đường, châu Lâm Tây ở các miền Yên Bái, Lao Cai và thượng du sông Đà; châu Bình Nguyên ở miền Hà Giang; châu Vũ Định, châu Độ Kim ở miền Tuyên Quang; châu Tư Lăng, Lộc Châu, Lạng Châu ở miền Lạng Sơn” . (Bản đồ 13)
Lại còn 18 châu ky my nữa lệ vào Phong Châu Đô Hộ Phủ… “ở khoảng từ Bạch Hạc đến Lào Cai ngày nay, thì cư dân cũng là thuộc về ngành Tày chứ không phải là ngành Thái. Nhưng nếu xét lui lên xa thì người Thái và người Tày cùng người Nùng lại đều là từ một nguồn gốc mà ra, tức là chủng tộc mà người ta thường gọi là Thái, từ thời thượng cổ đã chiếm ở miền Tây Nam Trung Quốc” . (Bản đồ 14) và (Bản đồ 15)
Phủ trị của An Nam Đô Hộ Phủ đặt ở khoảng Hà Nội ngày nay. Địa bàn của nó còn rộng hơn cả Giao Châu ở thời Tam Quốc và thời Nam Bắc Triều. “Nếu không kể các châu ky my ở miền Bắc và miền Đông – Bắc lệ thuộc An Nam Đô Hộ Phủ và các châu ky my ở miền Tây – Bắc lệ thuộc Phong Châu, chỉ kể những châu trực thuộc Đô Hộ Phủ, thì các châu Thang, Chi, Võ Nga, Võ An là thuộc về địa phận tỉnh Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc, và các châu Lâm và Ảnh là đặt khống ở miền Nam Hoành Sơn, như vậy là chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phong, Truông, Ái, Diễn, Hoan và Phúc Lộc là nằm trên đất Giao Châu cũ. Đại khái đó là địa bàn mà đến khi nhà Đường sụp đổ, các triều đại phong kiến đầu tiên của nuớc ta, Ngô, Đinh, Lê, Lý sẽ xây dựng nhà nước tự chủ của ta .
Vậy thì những địa danh như Nam Định, Thái Bình, Long Biên, Diễn Châu… đã tồn tại từ 13 thế kỷ nay. Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ còn nhiều địa danh gốc từ Lạc Việt đã có từ trên 20 thế kỷ rồi, đặc biệt là các địa danh Nôm. Địa danh học cũng là một bộ môn hỗ trợ đắc lực cho khảo cổ học vậy
Phần 3 : Thời Kỳ độc lập tự chủ
1. HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP VÀ HỌ NGÔ DỰNG NGHIỆP (907-959)
Lợi dụng trong khi năm họ tranh giành nhau bên Trung Quốc, dân chúng bên ta bèn cử Khúc Thừa Dụ (906-907) làm Tiết độ sứ để cai trị Tĩnh Hải Quân. Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Hưng nay) là nhà hào phú có tính khoan hòa và thương người. Trung Quốc phải chịu nhận. Thừa Dụ chết, Khúc Hạo (907-917) lên thay làm Tiết độ sứ rồi lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại . Sau Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ (917-923). Năm 923, nhà Nam Hán chiếm lại Tĩnh Hải Quân. Năm 931, Dương Diên Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo nổi lên, tự xưng Tiết độ sứ. Được sáu năm, bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết và cướp quyền. Khi ấy có Ngô Quyền (quê ở Đường Lâm, Sơn Tây) là con rể Dương Diên Nghệ đang cai trị Ái Châu, đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Thái tử Hoằng Thao đem quân sang đánh Ngô Quyền, bị đại bại trên sông Bạch Đằng (938).
Tiền Ngô Vương (939-945). Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa, đặt quan chức, chế triều nghi, nhưng chưa định quốc hiệu và phân bố lãnh vực. Được sáu năm thì mất. Em rể là Dương Tam Kha (935- 950) lên tiếm ngôi. Hai con Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập trở lại hạ được Dương Tam Kha rồi cùng cai trị nước, sử gọi là Hậu Ngô Vương (950- 956). về cương vực nhà Ngô: “Ngô Quyền chỉ có quyền lực ở các châu mà cư dân là con cháu người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ cùng miền trung du và miền đồng bằng Thanh Nghệ, còn miền thuợng du là các châu ky my của nhà Đuờng trước kia thì có lẽ còn do các tù truởng giữ mà độc lập” .
Lợi dụng trong khi năm họ tranh giành nhau bên Trung Quốc, dân chúng bên ta bèn cử Khúc Thừa Dụ (906-907) làm Tiết độ sứ để cai trị Tĩnh Hải Quân. Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Hưng nay) là nhà hào phú có tính khoan hòa và thương người. Trung Quốc phải chịu nhận. Thừa Dụ chết, Khúc Hạo (907-917) lên thay làm Tiết độ sứ rồi lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại . Sau Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ (917-923). Năm 923, nhà Nam Hán chiếm lại Tĩnh Hải Quân. Năm 931, Dương Diên Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo nổi lên, tự xưng Tiết độ sứ. Được sáu năm, bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết và cướp quyền. Khi ấy có Ngô Quyền (quê ở Đường Lâm, Sơn Tây) là con rể Dương Diên Nghệ đang cai trị Ái Châu, đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Thái tử Hoằng Thao đem quân sang đánh Ngô Quyền, bị đại bại trên sông Bạch Đằng (938).
Tiền Ngô Vương (939-945). Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa, đặt quan chức, chế triều nghi, nhưng chưa định quốc hiệu và phân bố lãnh vực. Được sáu năm thì mất. Em rể là Dương Tam Kha (935- 950) lên tiếm ngôi. Hai con Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập trở lại hạ được Dương Tam Kha rồi cùng cai trị nước, sử gọi là Hậu Ngô Vương (950- 956). về cương vực nhà Ngô: “Ngô Quyền chỉ có quyền lực ở các châu mà cư dân là con cháu người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ cùng miền trung du và miền đồng bằng Thanh Nghệ, còn miền thuợng du là các châu ky my của nhà Đuờng trước kia thì có lẽ còn do các tù truởng giữ mà độc lập” .
2. CƯƠNG VỰC BỊ CHIA CẮT DƯỚI THỜI THẬP NHỊ SỨ QUÂN (945-967)
Từ khi Dương Tam Kha tiếm vị, thổ hào các nơi xướng lên độc lập tự xưng sứ quân. Khi có Hậu Ngô rồi, các sứ quân vẫn không về thần phục. Con cháu nhà Ngô yếu thế, trở thành như một sứ quân. Cương vực bị chia cắt, dân tình đói khổ. Sau đây là 12 sứ quân với vùng cát cứ:
1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên).
2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (huyện Thanh Oai).
3. Trần Lãm giữ Bô” Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình).
4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (huyện Bạch Hạc).
5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (phủ Vĩnh Tường).
6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây).
7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành).
8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh).
9. Lũ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Bắc Ninh).
10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông).
11. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây).
12. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên) .
3. CƯƠNG VỰC DƯỚI THỜI ĐINH – LÊ, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT 86 NĂM (968-1054)
Đinh Tiên Hoàng (968-979), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, “chia nước làm 10 đạo, hiện nay không rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào. Duy nhất sử cũ vẫn chép tên các châu đời Đường, như Ái Châu, Hoan Châu, Phong Châu, thì biết rằng danh hiệu các châu đời Đường bấy giờ vẫn được dùng” . Nhà Tống chỉ phong cho Đinh Tiên Hoàng là Giao Chỉ quận vương.
Đinh Phế Đế (979-980) tức Đinh Tuệ lên ngôi mới có sáu tuổi.
Lê Đại Hành (980-1005) tức Lê Hoàn, thay ngôi nhà Đinh, “đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu”. Nay vẫn chưa tìm ra danh hiệu và vị trí những đơn vị hành chính đó, mà các tên châu huyện đời Đường còn được nhắc đến trong sử cũ. Năm 982, Lê Hoàn đi đánh Chiêm Thành, phải qua kênh Xước ở Thanh Hóa và kênh Sắt ở Nghệ An (đó là kênh mà sau này Nguyễn Trường Tộ đào nắn lại cho dễ thông thương hơn). Nhà Tống cũng chỉ phong cho Lê Đại Hành là Giao Chỉ quận vương, rồi gia phong là Nam Bình Vương, cố ý coi nước ta là quận Giao Chỉ hay An Nam đô hộ phủ mà thôi.
Tiếp nối Lê Đại Hành Là Lê Trung Tông (1005) rồi Lê Long Đĩnh (1005 – 1009), cương vực vẫn tới Hoành Sơn nhưng Chiêm Thành phải sang triều cống. Quốc hiệu Đại Cồ Việt vẫn tồi tại.
Dân số nước Đại cồ Việt, ở niên đại 968, có khoảng 2.000.000 người.
Từ khi Dương Tam Kha tiếm vị, thổ hào các nơi xướng lên độc lập tự xưng sứ quân. Khi có Hậu Ngô rồi, các sứ quân vẫn không về thần phục. Con cháu nhà Ngô yếu thế, trở thành như một sứ quân. Cương vực bị chia cắt, dân tình đói khổ. Sau đây là 12 sứ quân với vùng cát cứ:
1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên).
2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (huyện Thanh Oai).
3. Trần Lãm giữ Bô” Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình).
4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (huyện Bạch Hạc).
5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (phủ Vĩnh Tường).
6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây).
7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành).
8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh).
9. Lũ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Bắc Ninh).
10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông).
11. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây).
12. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên) .
3. CƯƠNG VỰC DƯỚI THỜI ĐINH – LÊ, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT 86 NĂM (968-1054)
Đinh Tiên Hoàng (968-979), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, “chia nước làm 10 đạo, hiện nay không rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào. Duy nhất sử cũ vẫn chép tên các châu đời Đường, như Ái Châu, Hoan Châu, Phong Châu, thì biết rằng danh hiệu các châu đời Đường bấy giờ vẫn được dùng” . Nhà Tống chỉ phong cho Đinh Tiên Hoàng là Giao Chỉ quận vương.
Đinh Phế Đế (979-980) tức Đinh Tuệ lên ngôi mới có sáu tuổi.
Lê Đại Hành (980-1005) tức Lê Hoàn, thay ngôi nhà Đinh, “đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu”. Nay vẫn chưa tìm ra danh hiệu và vị trí những đơn vị hành chính đó, mà các tên châu huyện đời Đường còn được nhắc đến trong sử cũ. Năm 982, Lê Hoàn đi đánh Chiêm Thành, phải qua kênh Xước ở Thanh Hóa và kênh Sắt ở Nghệ An (đó là kênh mà sau này Nguyễn Trường Tộ đào nắn lại cho dễ thông thương hơn). Nhà Tống cũng chỉ phong cho Lê Đại Hành là Giao Chỉ quận vương, rồi gia phong là Nam Bình Vương, cố ý coi nước ta là quận Giao Chỉ hay An Nam đô hộ phủ mà thôi.
Tiếp nối Lê Đại Hành Là Lê Trung Tông (1005) rồi Lê Long Đĩnh (1005 – 1009), cương vực vẫn tới Hoành Sơn nhưng Chiêm Thành phải sang triều cống. Quốc hiệu Đại Cồ Việt vẫn tồi tại.
Dân số nước Đại cồ Việt, ở niên đại 968, có khoảng 2.000.000 người.
4. CƯƠNG VỰC VÀ QUỐC HIỆU DƯỚI ĐỜI LÝ, NƯỚC ĐẠI VIỆT, 748 NĂM (1054-1802)
Lý Thái Tổ tức Lý Công uẩn (1010-1028) tiếp ngôi nhà Lê, dời đô về La Thành, lấy tên mới là thành Thăng Long, “chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại” , mới chắc chắn có tên 12 lộ do KĐVS ghi chép:
Thiên Trường Hoàng Giang Thanh Hóa
Khoái Hồng Kiến Xương
Trường Yên Hải Đông Bắc Giang
Quốc Oai Long Hưng Diễn Châu
Còn 12 lộ nữa thì Đào Duy Anh phỏng tính là:
Phủ Đô Hộ Phủ ứng Thiên Phủ Phú Lương
Phủ Thiên Đúc Phủ Nghệ An Châu cổ Pháp
Châu Phong Châu Lạng Châu Chân Đăng
Châu Bố Chính Châu Địa Lý Châu Ma Linh
Hoàng Xuân Hãn đã định được vị trí các châu lộ ở phía bắc và Đào Duy Anh đã phỏng định vị trí các châu phủ lộ còn lại . Ngoài lộ, châu, phủ nhà Lý còn chia ra các đơn vị hành chính là hương, giáp, trại, động.
Dân số” nước Đại Việt, ở niên đại 1054, có khoảng 2.200.000 người.
(Bản đồ 16)
Lý Thái Tổ tức Lý Công uẩn (1010-1028) tiếp ngôi nhà Lê, dời đô về La Thành, lấy tên mới là thành Thăng Long, “chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại” , mới chắc chắn có tên 12 lộ do KĐVS ghi chép:
Thiên Trường Hoàng Giang Thanh Hóa
Khoái Hồng Kiến Xương
Trường Yên Hải Đông Bắc Giang
Quốc Oai Long Hưng Diễn Châu
Còn 12 lộ nữa thì Đào Duy Anh phỏng tính là:
Phủ Đô Hộ Phủ ứng Thiên Phủ Phú Lương
Phủ Thiên Đúc Phủ Nghệ An Châu cổ Pháp
Châu Phong Châu Lạng Châu Chân Đăng
Châu Bố Chính Châu Địa Lý Châu Ma Linh
Hoàng Xuân Hãn đã định được vị trí các châu lộ ở phía bắc và Đào Duy Anh đã phỏng định vị trí các châu phủ lộ còn lại . Ngoài lộ, châu, phủ nhà Lý còn chia ra các đơn vị hành chính là hương, giáp, trại, động.
Dân số” nước Đại Việt, ở niên đại 1054, có khoảng 2.200.000 người.
(Bản đồ 16)
Lý Thái Tông (1028-1054) đem quân chinh phạt Chiêm Thành (1044) tiến chiếm quốc đô Phật Thệ (làng Nguyệt Bầu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên).
Lý Thánh Tông (1054-1072) khi lên ngôi liền đổi quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1069, đem quân đánh Chiêm Thành. Chế Củ xin chuộc tội bằng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (sau là Quảng Bình, Quảng Trị).
Lý Nhân Tông (1072-1127) sai Lý Thuợng Kiệt đi trấn giữ (1076) ở phía bắc và đi kinh lý ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính ở phía nam.
Sau đó là các vua Lý Thần Tông (1128-1138)
Lý Anh Tông (1138-1175)
Năm 1164, nhà Tống đổi Giao Chỉ quận làm An Nam quốc, Lý Anh Tông là vua đầu tiên của nước ta được phong là An Nam quốc vương. Vua cuối cùng nhận phong tước hiệu này là Nguyễn Tây Sơn cảnh Thịnh (1792-1802).
Lý Cao Tông (1176-1210)
Lý Huệ Tông (1211-1225)
Lý Chiêu Hoàng (1225)
Cương vực và quốc hiệu vẫn thế.
5. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI ĐỜI TRẦN VÀ ĐỜI HỒ(1225-1413)
Trần Thái Tông (1225-1258) “chia nước ra làm 12 lộ”, đặt xã quan để cai trị ở địa phương. Nhưng sử cũ lại chép tới 15 lộ:
Thiên Trưòng Hồng Lạng Giang
Tam Giang An Khang Truòng Yên
Khoái Tam Đới Bắc Giang
Long Hưng Diễn Sơn Nam
Quốc Oai An Tiêm Đà Giang
Sách An Nam Chí Lược chép 15 lộ khác, trong đó có 9 lộ mà danh sách trên thiếu. Nếu cộng lại ta sẽ có tên 24 lộ. Sau đây là 9 lộ bổ túc:
Đại La Thành
Quy Hóa Giang
Tuyên Hóa Giang
Lạng Châu
Đại Hoàng
Nam Sách Giang
Như Nguyệt Giang
Nghệ An
Phủ Bố Chính Châu
Năm 1397, Lê Quý Ly làm thái sư, đổi các lộ phủ ra làm trấn: Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, Đà Giang làm trấn Thiên Hưng, Nghệ An làm trấn Lâm An, Trường Yên làm trấn Thiên Quan, Diễn Châu làm trấn Vọng Giang, Lạng Sơn phủ (truóc là Lạng Sơn) làm trấn Lạng Sơn, Tân Bình phủ (trước là Bố Chính Châu) làm trấn Tân Bình… Quý Ly chiếm thêm được hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy của Chiêm Thành, đặt làm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, gộp lại làm lộ Thăng Hoa, tức là miền Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay
(Bản đồ 17)
Đại La Thành
Quy Hóa Giang
Tuyên Hóa Giang
Lạng Châu
Đại Hoàng
Nam Sách Giang
Như Nguyệt Giang
Nghệ An
Phủ Bố Chính Châu
Năm 1397, Lê Quý Ly làm thái sư, đổi các lộ phủ ra làm trấn: Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, Đà Giang làm trấn Thiên Hưng, Nghệ An làm trấn Lâm An, Trường Yên làm trấn Thiên Quan, Diễn Châu làm trấn Vọng Giang, Lạng Sơn phủ (truóc là Lạng Sơn) làm trấn Lạng Sơn, Tân Bình phủ (trước là Bố Chính Châu) làm trấn Tân Bình… Quý Ly chiếm thêm được hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy của Chiêm Thành, đặt làm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, gộp lại làm lộ Thăng Hoa, tức là miền Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay
(Bản đồ 17)
0. Lộ Đông Đô
1. Lộ Bắc Giang
2. Lộ Lạng Giang
3. Lộ Lạng Sơn
4. Phủ lộ Thiên Truờng (Sơn Nam)
5. Lộ Long Hưng
6. Lộ Khoái Châu
7. Phủ lộ Kiến Xương
8. Lộ Hoàng Giang,
Phủ Kiến Hưng
9. Trấn Thiên Quan
10. Phủ lộ Tân Hưng
11. Lộ Hải Đông
12. Phủ lộ Kiến Xương
13. Trấn Quảng Oai
14. Trấn Thiên Hưng
15. Trấn Thanh Đô
16. Trấn Vọng Gỉang
17. Trấn Tây Bình
18. Trấn lộ Thanh Hóa
19. Lộ Thăng Hoa
Sau khi Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần liền đặt tên nuớc là Đại Ngu rồi đổi phủ Thanh Hóa (trấn Thanh Đô) làm phủ Thiên Xương, phủ Diễn Châu (trấn Vọng Giang) làm phủ Linh Nguyên, phủ Kiến Xương làm phủ Kiến Ninh . Duyên cách thật phức tạp và các danh xưng lộ – phủ – trấn vẫn còn xen kẽ chưa phân biệt rạch rồi.(Bản đồ 18)
Danh sách các vua triều Trần sau Trần Thái Tông:
Trần Thánh Tông (1258-1278)
Trần Nhân Tông (1279-1293)
Trần Anh Tông (1293-1314)
Trần Minh Tông (1314-1329)
Trần Hiến Tông (1329-1341)
Trần Dụ Tông (1341-1369)
Trần Nghệ Tông (1370-1372)
Trần Duệ Tông (1374-1377)
Trần Phế Đế (1377-1388)
Trần Thuận Tông (1388-1398)
Trần Thiếu Đế (1398-1400)
Nhà Hồ thoán ngôi với hai đời vua:
Hồ Quí Ly (1400-1401)
Hồ Hán Thương (1401-1407)
Nhà Trần trở lại gọi là Hậu Trần với hai đời vua:
Giản Định Đế (1407-1409)
Trần Quí Khoách (1403-1413)
Dân số Đại Việt ở niên đại 1407 có khoảng 3.129.500 người.
6. CƯƠNG VỰC NƯỚC TA DƯỚI THỜI THUỘC MINH (1414-1427)
Vua Nhà Minh sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân sang chiếm nước ta rồi lại gọi nước ta là Quận Giao Chỉ và chia lãnh thổ nước ta ra làm 15 phủ với 5 châu lớn, đó là:
(Bản đồ 19) và (Bản đồ 20)
Danh sách các vua triều Trần sau Trần Thái Tông:
Trần Thánh Tông (1258-1278)
Trần Nhân Tông (1279-1293)
Trần Anh Tông (1293-1314)
Trần Minh Tông (1314-1329)
Trần Hiến Tông (1329-1341)
Trần Dụ Tông (1341-1369)
Trần Nghệ Tông (1370-1372)
Trần Duệ Tông (1374-1377)
Trần Phế Đế (1377-1388)
Trần Thuận Tông (1388-1398)
Trần Thiếu Đế (1398-1400)
Nhà Hồ thoán ngôi với hai đời vua:
Hồ Quí Ly (1400-1401)
Hồ Hán Thương (1401-1407)
Nhà Trần trở lại gọi là Hậu Trần với hai đời vua:
Giản Định Đế (1407-1409)
Trần Quí Khoách (1403-1413)
Dân số Đại Việt ở niên đại 1407 có khoảng 3.129.500 người.
6. CƯƠNG VỰC NƯỚC TA DƯỚI THỜI THUỘC MINH (1414-1427)
Vua Nhà Minh sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân sang chiếm nước ta rồi lại gọi nước ta là Quận Giao Chỉ và chia lãnh thổ nước ta ra làm 15 phủ với 5 châu lớn, đó là:
(Bản đồ 19) và (Bản đồ 20)
1. Phủ Giao Châu 11. Phủ Lạng Sơn
2. Phủ Bắc Giang 12. Phủ Tân Bình
3. Phủ Lạng Giang 13. Phủ Diễn Châu
4. Phủ Tam Giang 14 Phủ Nghệ An
5. Phủ Kiến Bình 15. Phủ Thuận Hóa
6. Phủ Tân Yên 16. Châu Thái Nguyên
7. Phủ Kiến Xương 17. Châu Tuyên Hóa
8. Phủ Phụng Hóa 18. Châu Gia Hưng
9. Phủ Thanh Hóa 19. Châu Qui Hóa
10. Phủ Trấn Man 20. Châu Quảng Oai
Đại khái “họ theo tên các lộ trấn phủ châu của thời Trần – Hồ, duy có thay đổi như sau: đổi phủ Long Hưng làm phủ Trấn Man, phủ Kiến Hưng làm phủ Kiến Bình, phủ Thiên Trường làm phủ Phụng Hóa, phủ Tân Hưng làm phủ Tân Yên, châu Quốc Oai làm châu Tuyên Man (?), châu Tuyên Quang làm châu Tuyên Hóa” .
Ở địa phương thì nhà Minh chia ra phường, tương, lý, giáp, “ở chỗ thành phố thì gọi là phường; ở chung quanh thành phố thì gọi là tương, ở nhà quê thì gọi là lý. Lý lại chia ra giáp. Cứ 110 hộ làm 1 lý và 10 hộ làm 1 giáp. Lý thì có lý trưởng, thế giáp thì có giáp thủ. Mỗi một lý, một phuòng hay một tương, có một quyển sách để biên tất cả số đinh, số điền vào đấy… ở đầu quyển sách lại có cái địa đồ” . (Bản đồ 21)
7. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI TRlỀU LÊ (1428-1527)
Lê Thái Tổ (1428-1433) thắng quân Minh rồi đóng đô ở Thăng Long khi ấy gọi là Đông Đô (gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương). Năm 1430, đổi Đông Đô là Đông Kinh (từ đó người Tây phương phiên là Tongkinh hay Tonkin), và đổi Tây Đô (Lam Sơn) thành Tây Kinh. Lại chia cả mước làm 5 đạo gồm 19 trấn hay lộ:
1. Bắc Đạo (Lạng Giang, Bắc Giang, Thái Nguyên).
2. Tây Đạo (Tuyên Quang, Hưng Hóa, Gia Hưng, Tam Giang).
3. Đông Đạo (An Bang, Hồng Sách Thượng, Hồng Sách Hạ).
4. Nam Đạo (Ly Nhân, Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Truờng).
5. Hải Tây Đạo (Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa). Đạo này mới đặt năm 1428, bốn đạo trên đặt từ thời chống quân Minh.
Lê Thái Tông (1434- 1442), Lê Nhân Tông (1443- 1459), vẫn giữ cách phân bổ hành chính như trên.
Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị vua anh minh, đã nâng cao phẩm chất văn hóa và đạo lý cho nhân dân, lại mở mang thêm bờ cõi và tổ chúc quản trị lãnh thổ rất chu đáo. Năm 1466, Thánh Tông chia nước ra làm 12 đạo hay thừa tuyên:
1. Thanh Hóa
2. Nghệ An
3. Thuận Hóa
4. Thiên Trường
5. Nam Sách
6. Quốc Oai
7. Bắc Giang
8. An Bang
9. Hưng Hóa
10. Tuyên Quang
11. Thái Nguyên
12. Lạng Sơn
Năm 1471, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, đưa biên giới nước ta tới núi Đá Bia trên Đèo Cả.
Năm 1490, lập bản đồ Hồng Đức để tổng kết tình hình phân bố lãnh thổ và vẽ bản đồ toàn quốc cũng như từng thừa tuyên.
Sau đây là danh sách Kinh Đô và các đạo thừa tuyên với số phủ, châu, huyện:
Trung Đô có phủ Phụng Thiên và 2 huyện.
1. Sơn Nam gồm 11 phủ, 42 huyện.
2. Kinh Bắc gồm 4 phủ, 20 huyện.
3. Sơn Tây gồm 4 phủ, 24 huyện.
4. Hải Dương gồm 3 phủ, 14 huyện.
5. Yên Bang (sau là Quảng Yên) gồm 1 phủ, 3 huyện, châu.
6. Lạng Sơn gồm 1 phủ, 6 châu.
7. Ninh Sóc (tức Thái Nguyên) gồm 3 phủ, 8 huyện, 6 châu.
8. Tuyên Quang gồm 1 phủ, 2 huyện, 5 châu.
9. Hưng Hóa gồm 3 phủ, 17 châu.
10. Thanh Hóa gồm 4 phủ, 16 huyện, 4 châu.
11. Nghệ An gồm 4 phủ, 27 huyện, 3 châu.
12. Thuận Hóa gồm 2 phủ, 7 huyện, 3 châu.
13. Quảng Nam gồm 3 phủ, 9 huyện.
(Bản đồ 22)
2. Phủ Bắc Giang 12. Phủ Tân Bình
3. Phủ Lạng Giang 13. Phủ Diễn Châu
4. Phủ Tam Giang 14 Phủ Nghệ An
5. Phủ Kiến Bình 15. Phủ Thuận Hóa
6. Phủ Tân Yên 16. Châu Thái Nguyên
7. Phủ Kiến Xương 17. Châu Tuyên Hóa
8. Phủ Phụng Hóa 18. Châu Gia Hưng
9. Phủ Thanh Hóa 19. Châu Qui Hóa
10. Phủ Trấn Man 20. Châu Quảng Oai
Đại khái “họ theo tên các lộ trấn phủ châu của thời Trần – Hồ, duy có thay đổi như sau: đổi phủ Long Hưng làm phủ Trấn Man, phủ Kiến Hưng làm phủ Kiến Bình, phủ Thiên Trường làm phủ Phụng Hóa, phủ Tân Hưng làm phủ Tân Yên, châu Quốc Oai làm châu Tuyên Man (?), châu Tuyên Quang làm châu Tuyên Hóa” .
Ở địa phương thì nhà Minh chia ra phường, tương, lý, giáp, “ở chỗ thành phố thì gọi là phường; ở chung quanh thành phố thì gọi là tương, ở nhà quê thì gọi là lý. Lý lại chia ra giáp. Cứ 110 hộ làm 1 lý và 10 hộ làm 1 giáp. Lý thì có lý trưởng, thế giáp thì có giáp thủ. Mỗi một lý, một phuòng hay một tương, có một quyển sách để biên tất cả số đinh, số điền vào đấy… ở đầu quyển sách lại có cái địa đồ” . (Bản đồ 21)
7. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI TRlỀU LÊ (1428-1527)
Lê Thái Tổ (1428-1433) thắng quân Minh rồi đóng đô ở Thăng Long khi ấy gọi là Đông Đô (gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương). Năm 1430, đổi Đông Đô là Đông Kinh (từ đó người Tây phương phiên là Tongkinh hay Tonkin), và đổi Tây Đô (Lam Sơn) thành Tây Kinh. Lại chia cả mước làm 5 đạo gồm 19 trấn hay lộ:
1. Bắc Đạo (Lạng Giang, Bắc Giang, Thái Nguyên).
2. Tây Đạo (Tuyên Quang, Hưng Hóa, Gia Hưng, Tam Giang).
3. Đông Đạo (An Bang, Hồng Sách Thượng, Hồng Sách Hạ).
4. Nam Đạo (Ly Nhân, Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Truờng).
5. Hải Tây Đạo (Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa). Đạo này mới đặt năm 1428, bốn đạo trên đặt từ thời chống quân Minh.
Lê Thái Tông (1434- 1442), Lê Nhân Tông (1443- 1459), vẫn giữ cách phân bổ hành chính như trên.
Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị vua anh minh, đã nâng cao phẩm chất văn hóa và đạo lý cho nhân dân, lại mở mang thêm bờ cõi và tổ chúc quản trị lãnh thổ rất chu đáo. Năm 1466, Thánh Tông chia nước ra làm 12 đạo hay thừa tuyên:
1. Thanh Hóa
2. Nghệ An
3. Thuận Hóa
4. Thiên Trường
5. Nam Sách
6. Quốc Oai
7. Bắc Giang
8. An Bang
9. Hưng Hóa
10. Tuyên Quang
11. Thái Nguyên
12. Lạng Sơn
Năm 1471, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, đưa biên giới nước ta tới núi Đá Bia trên Đèo Cả.
Năm 1490, lập bản đồ Hồng Đức để tổng kết tình hình phân bố lãnh thổ và vẽ bản đồ toàn quốc cũng như từng thừa tuyên.
Sau đây là danh sách Kinh Đô và các đạo thừa tuyên với số phủ, châu, huyện:
Trung Đô có phủ Phụng Thiên và 2 huyện.
1. Sơn Nam gồm 11 phủ, 42 huyện.
2. Kinh Bắc gồm 4 phủ, 20 huyện.
3. Sơn Tây gồm 4 phủ, 24 huyện.
4. Hải Dương gồm 3 phủ, 14 huyện.
5. Yên Bang (sau là Quảng Yên) gồm 1 phủ, 3 huyện, châu.
6. Lạng Sơn gồm 1 phủ, 6 châu.
7. Ninh Sóc (tức Thái Nguyên) gồm 3 phủ, 8 huyện, 6 châu.
8. Tuyên Quang gồm 1 phủ, 2 huyện, 5 châu.
9. Hưng Hóa gồm 3 phủ, 17 châu.
10. Thanh Hóa gồm 4 phủ, 16 huyện, 4 châu.
11. Nghệ An gồm 4 phủ, 27 huyện, 3 châu.
12. Thuận Hóa gồm 2 phủ, 7 huyện, 3 châu.
13. Quảng Nam gồm 3 phủ, 9 huyện.
(Bản đồ 22)
Năm 1490, đổi tên thừa tuyên làm xứ. Như vậy cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 37 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Mỗi xã thường không có quá 500 hộ, khi quá số này khoảng 100 hộ, lại chia làm 2 xã .
Dân số Đại Việt ở niên đại 1490 có khoảng 4.000.000 người.
Các đời vua sau Lê Thánh Tông:
Lê Hiến Tông (1497-1504)
Lê Túc Tông (1504)
Lê Uy Mục (1505-1509)
Lê Tương Dực (1510-1516)
Lê Chiêu Tông (1516-1522)
Lê Cung Hoàng (1522-1527)
Các vua này vẫn giữ nền tảng hành chính như cũ. (Bản đồ 23)
8. CƯƠNG VỰC ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NAM BẮC TRlỀU (1528-1592)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung thoán ngôi nhà Lê. Cựu thần nhà Lê không chịu: Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm suy tôn Lê Trang Tôn lên ngôi từ năm 1533 bên đất Lào, rồi đem quân về lấy lại Nghệ An và Thanh Hóa. Trong thời gian trên 60 năm, từ Thanh Hóa vào Nam thuộc về nhà Lê, gọi là Nam Triều. Từ Sơn Nam ra Bắc thuộc về nhà Mạc, gọi là Bắc Triệu.
Nam Triều có các vua:
Lê Trang Tông (1533-1548)
Lê Trung Tông (1548-1556)
Lê Anh Tông (1556-1573)
Lê Thế Tông (1573-1599)
Bắc Triều có các vua:
Mạc Đăng Dung (1527-1529)
Mạc Đăng Doanh (1530-1540)
Mạc Phúc Hải (1541-1546)
Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)
Mạc Mậu Hợp (1562-1592).
Năm 1527, Mạc Đăng Dung thoán ngôi nhà Lê. Cựu thần nhà Lê không chịu: Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm suy tôn Lê Trang Tôn lên ngôi từ năm 1533 bên đất Lào, rồi đem quân về lấy lại Nghệ An và Thanh Hóa. Trong thời gian trên 60 năm, từ Thanh Hóa vào Nam thuộc về nhà Lê, gọi là Nam Triều. Từ Sơn Nam ra Bắc thuộc về nhà Mạc, gọi là Bắc Triệu.
Nam Triều có các vua:
Lê Trang Tông (1533-1548)
Lê Trung Tông (1548-1556)
Lê Anh Tông (1556-1573)
Lê Thế Tông (1573-1599)
Bắc Triều có các vua:
Mạc Đăng Dung (1527-1529)
Mạc Đăng Doanh (1530-1540)
Mạc Phúc Hải (1541-1546)
Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)
Mạc Mậu Hợp (1562-1592).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét