Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Ngô Đình Diệm:Ông là ai?(Phần 5)

Ngô Đình Diệm:Ông là ai?(Phần 5)

Ngày 9/7/1948, Bollaert nói đang đòi Quốc Hội phải phê chuẩn Hiệp ước Hạ Long, như một điều kiện để trở lại Ðông Dương. Bollaert đã yêu cầu chính phủ Schumann và Quốc Hội phải có hành động trước cuối tháng 7/1948, và hy vọng sẽ thuyết phục được Schumann đệ trình trước Quốc Hội toàn bộ hồ sơ. Tại Quốc Hội, Bollaert cũng tin rằng sẽ thắng lợi với một đa số vừa phải, để phê chuẩn thỏa ước Hạ-long cũng như chính sách của Bollaert tại Ðông Dương. Quyết nghị của Quốc Hội cũng đương nhiên hủy bỏ Hiệp ước 1862 [đúng hơn, hiệp ước 1874], theo đó Nam Kỳ được cắt nhượng cho Pháp. Tuy nhiên, việc sát nhập Nam Kỳ trở lại với lãnh thổ Việt Nam cần một cuộc trưng cầu dân ý; nhưng trong hoàn cảnh hiện tại không dễ tổ chức trưng cầu dân ý. Về những thỏa ước kỹ thuật, Bollaert cho rằng có thể bắt đầu thảo luận từ mùa Thu 1948, không cần sự chấp thuận của Quốc Hội. Thứ Hai, 19/7/1948: Bollaert khẳng định QH phải phê chuẩn Hiệp ước Hạ Long. Không đồng ý với đề nghị “chấp nhận ngầm” mà Coste-Floret đưa ra ngày 17/7/1948. Bollaert cũng lo ngại Bảo Ðại mải mê vui hưởng lạc thú ở Âu Châu, không muốn trở lại Ðông Dương, và yêu cầu Mỹ can thiệp; FRUS, 1948, VI:34-35. (Thứ Hai,19/7/1948: Thủ tướng Schumann xin từ chức. Thứ Tư, 21/7/1948: André Marie được cử làm Thủ Tướng. Thứ Hai, 26/7/1948: Chính phủ Marie nhiệm chức. Schumann, cựu Thủ tướng, nắm Bộ Ngoại giao. 5/8/1948: Ðại sứ Caffery báo cáo: Bollaert không chịu trở lại Ðông Dương nếu Quốc Hội không thảo luận về vấn đề thỏa ước Hạ-long. 19/8/1948: Thủ tướng Marie tuyên bố ủng hộ Tuyên Ngôn Chung Hạ Long. Tuy nhiên, chưa có một quyết định chính thức nào của Quốc Hội Pháp. ỳ Bollaert muốn được phê chuẩn chính thức như một hiệp ước, và trở thành Hiến chương của nền bang giao Pháp-Việt (Charte des rapports franco-vietnamiens).
100. FRUS, 1948, VI:25-26.
101. FRUS, 1948, VII:42. Ngày 9/7/1948, Bollaert ăn trưa với Bảo Ðại. Khi Bollaert hỏi về việc hồi hương, Bảo Ðại nói là còn tùy hoàn cảnh. Bảo Ðại muốn đạt được càng nhiều nhượng bộ của Pháp càng tốt; FRUS, 1948, VI:32-33.
102. FRUS, 1948, VI:32-33. Ngày 14/7, Marshall chấp thuận đề nghị của Wallner, chỉ thị cho Ðại sứ Caffery tiếp xúc chính phủ Truman. Ngày 15/7, Caffery thông báo đã hoàn tất nhiệm vụ, nhưng nhân viên Bộ Ngoại Giao Pháp cho biết vấn đề cực kỳ khó khăn; Ibid., tr. 33-34. Nhưng năm ngày sau, 19/7, chính phủ Schuman bị đổ.
103. CAOM (Aix), INF, c. 154/1354.
104. Ngày Chủ Nhật, 17/1/1949, Lovett, XLTV Ngoại trưởng Mỹ, gửi công điện cho Ðại sứ tại Pháp: Mỹ muốn thấy Pháp đi đến thỏa thuận với Bảo Ðại hay bất cứ một “nhóm quốc gia chân chính” nào khác có khả năng lôi kéo đa số dân chúng, và không thể cam kết yểm trợ một chính phủ không vận động được dân chúng ủng hộ, sẽ biến thành một chính phủ bù nhìn, tách biệt khỏi dân chúng, và sự hiện hữu chỉ dựa vào binh lực Pháp. Caffery sẽ được thông báo về hành động phối hợp Mỹ, Bri-tên và Pháp để chống Cộng Sản sau khi nhận được báo cáo của Bri-tên; FRUS, 1949, VII:5. Ngày Thứ Tư, 20/1/1949, Ðại sứ Caffery điện báo là Pignon cho biết đã đạt được các điểm căn bản. Hai bên đồng ý rằng cần Quốc Hội Pháp phê chuẩn việc thống nhất Nam Kỳ trước khi chính thức công bố các điểm thỏa thuận để bảo đảm rằng dân chúng sẽ chấp nhận giải pháp Bảo Ðại. Vấn đề chủ quyền gồm 2 lãnh vực: Ngoại giao và nội bộ. Về nội bộ, việc bàn giao cơ cấu hành chính có thể thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng về tư pháp, cần sắc luật của Quốc Hội. Chính phủ Pháp đang nghiên cứu thời điểm cho Bảo Ðại hồi hương, và chuẩn bị hồ sơ chuyển qua Quốc Hội. Quốc Hội sẽ bàn thảo về việc này trước ngày bầu cử hàng tổng (canton) ngày 15/3/1949. Nếu chính phủ thay đổi lập trường, hay Quốc Hội không phê chuẩn, Pignon sẽ từ chức; FRUS, 1949, VII:6.
105. FRUS, 1949, VII:7.
106. FRUS, 1949, VII:10. Thư ngày 8/3/1949 của Auriol gửi Bảo Ðại gồm 7 mục chính: Việt Nam thống nhất (Unité du Vietnam); Vấn đề ngoại giao (Question diplomatique); Vấn đề quân sự (Question militaire): Việt Nam sẽ có một quân đội riêng để duy trì trật tự, an ninh nội địa và bảo vệ đế quốc (la défense de l’Empire). Trong trường hợp tự vệ, có thể được các lực lượng Liên Hiệp Pháp yểm trợ (appuyé par les forces de l’Union francaise). Quân đội VN cũng tham dự vào cuộc bảo vệ biên cương của toàn Khối Liên Hiệp Pháp; Vấn đề chủ quyền trong nước (Souveraineté interne); Vấn đề tư pháp; Vấn đề văn hóa; Vấn đề kinh tế và tài chính (CP 290).
107. AAN, 1949:1545-6. Phụ bản các điều thỏa thuận chỉ công bố vào ngày 18/6/1949.
108. Nguyên văn: “La solution militaire n’est pas obtenue; Bao Dai ne jouit d’aucune autorité au Viet Nam. Le Viet Nam est derrière Ho Chi Minh. Il faut traiter en premier lieu avec Ho Chi Minh; AAN, 1949:1521.
109. AAN, 1949:1522-1523.
110. AAN, 1949:1523, col 3.
111. AAN, 1949:1523, col 3.
112. CAOM (Aix), PA 19, Carton 4/68; AAN, 1949:1590, col1; FRUS, 1949, VII:11.
113. SHAT (Vincennes), Indochine, 10H 642.
114. FRUS, 1949, VII:35-36.
115. FRUS, 1949, VII:27,31.
116. FRUS, 1949, VII: 21-22, 38-45.
117. FRUS, 1949, VII:19-20.
118. FRUS, 1949, VII:24-25; Pentagon Papers, Gravel, I:63.
119. FRUS, 1949, VII:29-30.
120. Irving 1975:69. Ngày Thứ Hai, 6/3/1949, tình báo Pháp báo cáo: Việt Minh triệu tập một buổi họp các cấp chỉ huy quân sự cấp trung đoàn tại Ðồng-Tháp-Mười, hoạch định kế hoạch tấn công trả đũa việc Bảo Ðại hồi hương, tức vào dịp không trăng từ 22 tới 28 tháng 3 (CP 208). Thứ Tư, 8/3/1949, Việt Minh thành lập Ðặc khu Sài-gòn/ Chợ-lớn, gồm các tỉnh Gia-định, Chợ-lớn, và khu Ðông-thành cũ (?).Quyết định này do Nguyễn Bình, Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thuần ký. Ban chỉ huy của Ðặc khu: Chủ tịch: Tô Ký, Phó Tư lệnh Khu 7; Phụ tá: Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch, Ủy viên quân sự đặc khu Sài-gòn / Chợ-lớn; Bí thư: Ta Nhut Tu (?),Thanh tra chính trị và công an Ðông Nam Bộ; Chủ tịch UBHC Sài-gòn/ Chợ-lớn; Chính ủy: Xung, Trưởng phòng chính trị Khu 7. Khu 7 cũ tiếp tục hiện hữu. Bộ Chỉ huy gồm có: Chỉ huy trưởng, Huỳnh Văn Nghệ; Phụ tá: Nguyễn Van Dung; Chính ủy: Nguyễn Văn Tri. (CP 208) Ngày 26/4/1950, nhân cuộc biểu tình chào mừng Bảo Ðại hồi hương tổ chức linh đình tại Hà-nội, Việt Minh ném một quả lựu đạn, khiến một em bé tử thương. Theo Lãnh sự Gibson, Pháp kiều bắt đầu bán các cơ sở kinh doanh, chuẩn bị hồi hương; FRUS, 1949, VII:21.
121. Thủ Tướng: “Ðức” Bảo Ðại, Quốc trưởng. Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng: Trung tướng Nguyễn Văn Xuân. Tổng trưởng Ngoại Giao: Nguyễn Phan Long; Tư Pháp: Nguyễn Khắc Vệầ; Quốc Gia Kinh tế và Kế hoạch: Trần Văn Văn. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm Nội vụ: Vũ Ngọc Trản; BT Tài chánh: Dương Tấn Tài; BT Ngoại Giao: Lê Thăng; BT Quốc Phòng: Trần Quang Vinh; BT Thương Mại & Kỹ nghệ: Hoàng Cung; BT Canh Nông, Xã hội, Lao động: Phan Khắc Sửu; BT Công tác, Giao thông & Kiến thiết: Trần Văn Của; BT Quốc Gia Giáo dục: Phan Huy Quát; BT Thanh niên: Nguyễn Tôn Hoàn; BT Y tế: Nguyễn Hữu Phiếm; BT Thông tin: Trần Văn Tuyên. TTK Chính phủ: Ðặng Trinh Kỳ; CBVN, II:2 [13/8/1949]:14. Ngày 3/7/1949, Bảo Ðại ký sắc lệnh 4-CP, bổ nhiệm Nguyễn Hữu Trí làm Thủ hiến Bắc Việt; Phan Văn Giáo, Thủ hiến Trung Việt, và Trần Văn Hữu, Thủ hiến Nam Việt; CBVN, II:1 [6/8/1949]:6.
122. Ngày 24/3/1950, Luật tiết lộ với cơ quan tình báo Pháp (SEHAN) rằng Diệm không thân cận được với Bảo Ðại vì bản tính nhu nhược (faible) và thiếu cương quyết (indécis) của Bảo Ðại. Nếu lên nắm quyền, Diệm sẽ chống Cộng thẳng tay, mà muốn thế cần có sự tín nhiệm và yểm trợ tuyệt đối của Bảo Ðại. Ðiều này chắc không có. Ngoài ra, lập trường chính trị của Diệm cũng khác biệt. Thứ nhất Diệm muốn biết chắc thể chế độ chính trị của Việt Nam sẽ được tương tự như India trong Liên Hiệp Bri-tên. Nhưng sự bảo đảm chắc chắn này không được chứng tỏ qua thực tế, như việc bàn giao chủ quyền, hay qua sự tiến hoá của các khuynh hướng chính trị tại Pháp. Luật thêm rằng tại miền Bắc, Diệm chẳng có bao nhiêu người ủng hộ, ngoại trừ phe Ki-tô chịu ảnh hưởng Phát-diệm. Tại Hà-nội, theo Luật, có thể có Trần Văn Lai, Trần Trung Dung và Nguyễn Xuân Chữ. SHAT (Vincennes), Indochine, 10H 1039.
123. Một trong những biên khảo xuất sắc về liên hệ giữa QTCS với Ðảng CSÐD do học giả Anatoli Sokolov thực hiện. Ấn bản Việt ngữ của tác phẩm này, theo Sokolov, không được chính xác. Một số phụ chú đã bị cắt bỏ. Tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years, 1924-1941 (2003) của Quinn-Judge và tuyển tập Lê Hồng Phong (Hà Nội: 2002) cũng chứa đựng nhiều tài liệu Nga giá trị. Xem thêm những công bố của học giả Việt như Ðỗ Quang Hưng, Trần Văn Hưng, v.. v… trong Tạp chí Lịch Sử Ðảng (1999-2000).
124. Hầu hết các chi tiết trên đã được công bố từ thập niên 1950. Tuy nhiên, ngày tháng và chi tiết mới được tài liệu văn khố Trung Cộng xác tín từ thập niên 1990. Một trong những tác phẩm nên đọc: Qiang Zhai, China & The Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: Univ. of North Carolina Press, 2000), tr. 15-20. Xem thêm Võ Nguyên Giáp, Ðường tới Ðiện Biên Phủ (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr. 10-16.
125. Ðại tướng Giáp, trong tập hồi ký Ðiện Biên Phủ (1994) và trong các ấn bản mới của hồi ký (2001) đã ghi nhận sự thực lịch sử cay đắng này.
126. Ngày 21/6/1954, Churchill viết thư cho Eisenhower, đề nghị thành lập một chiến tuyến chống Cộng trong vùng Thái Bình Dương ["establishing a firm front against Communism in the Pacific sphere]. Churchill cũng tán thành việc thành lập một Liên Phòng Ðông Nam Á, giống như Liên Phòng Bắc Ðại Tây Dương tại vùng Ðại Tây Dương và Âu châu [We should certainly have a SEATO, corresponding to NATO in the Atlantic and European sphere]. Churchill nhấn mạnh: “In no foreseeable circumstances, except possibly a local rescue, could British troops be used in Indochina, and if we were asked our opinion we should advise against United States local intervention except for rescue;” FRUS, 1952-1954, XIII:1728-1729.
127. Sau đó, có tin đồn Cường Ðể về Bangkok, được một cán bộ CS tên Quy hết sức chiều đãi. Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu nào minh chứng việc này.
128. FRUS, 1950, VI:884-886. Tối ngày 25/10/1950, Acheson điện cho Heath về việc thành lập QÐGVN. Theo Acheson, viên chức Pháp nghĩ rằng có thể đưa các lực lượng giáo phái vào, tổng số chừng 75,000 người. Thục, Chi và Diệm cũng muốn biến lực lượng Ki-tô Giáo thành một phần quân đội; Ibid., VI:909-10. Ý kiến của Thục, thực ra, chẳng có gì mới lạ. Từ năm 1947, quan tướng Pháp đã khéo léo sử dụng các sứ quân tôn giáo, và ngay cả băng đảng, để ngăn chặn Việt Minh. Các Ðơn Vị Lưu Ðộng Bảo Vệ Ki-tô Giáo của Leroy [UMDC] hoạt động không xa giáo phận của Thục. Tháng 7/1950, Bộ Chỉ Huy UMDC rời về tỉnh lÿ Bến-tre. Trung tá Leroy được làm Tỉnh trưởng tỉnh này [cho tới ngày 25/11/1952; SHAT (Vincennes), 10H 643.
129. Ngày Thứ Tư, 24/1/1951, XLTV Ðại sứ Mỹ Gullion báo cáo là Bảo Ðại đã nhận được thư của Diệm. Nhưng Bảo Ðại không ưa Diệm vì Diệm từng nhiều lần từ chối hợp tác. Phần anh em Diệm và Thục chủ trương giải pháp lập Bảo Long lên ngôi, với Nam Phương và Cường Ðể làm Nhiếp Chính; FRUS, 1951, VI:359-61.
130. FRUS, 1951, VI:348.
131. Ngày 21/6/1954, Diệm nói với Ðại sứ Heath: “I am best known figure in Vietnam after Ho Chi Minh;” FRUS, 1952-1954, XIII:1727. Khi đại ngôn điều này, Diệm quên mất Bảo Ðại, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tường Tam, v.. v… Phê bình về lời hợm hĩnh của Diệm, một viên chức ngoại giao Mỹ nhận xét Diệm là “nhân vật thứ hai, cách rất xa, Hồ Chí Minh.”
132. FRUS, 1952-1954, I:134-41.
133. FRUS, 1952-1954, I:522-523.
134. Thương thuyết bắt đầu từ ngày 8/3/1954. Ngày 4/6/1954 [28/4/1954], Laniel và Nguyễn Trung Vinh ký thoả hiệp “kiện toàn [perfection] nền độc lập của Việt Nam.” Hiệp ước này chỉ được “paraphé” [ký tắt]; SHAT (Vinvennes), 1K 233, d. 40.
135. Xem chi tiết về tổ chức này trong Chính Ðạo, VNNB, Tập I-C: 1955-1963 (Houston: Văn Hóa, 2000) & Tập II-B: Các tổ chức chính trị (Houston: Văn Hóa, đang in). Xem thêm Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, I:333-342. Nên lưu ý, trong Chính Cương của Cần Lao, không hề đề cập đến thuyết “sáng tạo” hay “tạo hóa” mà đôi lần đề cập đến thuyết “tiến hóa.” Ðiều này chứng tỏ Nhu có thể là một tín đồ Ki-tô, nhưng “chống Giáo sĩ” [anti-clerical] như Nhu thú nhận với Phái đoàn điều tra LHQ vào ngày 28/10/1963; UNGA, Agenda Item 77, Doc. A/5630, 7/12/1963.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét