Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Việt Nam đánh mất ‘vẻ quyến rũ vượt thời gian’

Việt Nam đánh mất ‘vẻ quyến rũ vượt thời gian’

Việt Nam đánh mất ‘vẻ quyến rũ vượt thời gian’
timeless charm 2 
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Anthony FensomTạp chí Diplomat
Việt Nam cần thực hiện một số cải cách toàn diện trước khi bắt đầu những bước chuyển biến xa hơn trong tương lai.
“Sự quyến rũ vượt thời gian” – khẩu hiệu này của Việt Nam có thể thu hút một số khách du lịch và bạn bè quốc tế nhưng sau bảy năm liên tiếp với tăng trưởng dưới mức trung bình đã làm khẩu hiệu này trở nên mờ nhạt. Liệu rằng tự do hóa nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa có thể giúp mang lại danh tiếng cho nước này?
Trong những ngày đầu tháng Giêng năm 2014, vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Vinalines đã mang đến những phản ứng khá tiêu cực từ giới báo chí và khiến cho việc quản lí quốc gia gặp nhiều khó khăn hơn. Cựu chủ tịch của công ty – Dương Chí Dũng – đã thừa nhận với tòa án Hà Nội rằng ông đã hối lộ một quan chức hàng đầu trong Đảng Cộng sản Việt Nam để tránh bị bắt.
Dương Chí Dũng bị kết án hồi tháng Một vì tội biển thủ hàng triệu đô la từ công ty, một vụ bê bối khiến công ty này đứng bên bờ vực phá sản với số nợ lên đến 4 tỉ USD. Trong khi đó, anh trai của ông, cựu đại tá công an Dương Tự Trọng, phải chịu bản án 18 năm tù vì đã giúp Dũng chạy trốn khỏi Việt Nam.
“Nhiều người đỗ lỗi cho những vụ tham nhũng gần đây là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nước này tăng trưởng một cách ảm đạm”, bài báo cho viết.
Tổng sản phẩm của Việt Nam (GDP) chỉ  tăng 5,4% trong năm 2013, tăng nhẹ 0,2% so với 5,2% hồi năm trước nhưng vẫn dưới mức trung bình dài hạn 7 % và mục tiêu 5,5% mà chính phủ đã đề ra.
Một quan chức chính phủ nói với báo điện tử VietNamNet rằng nền kinh tế “chưa bao giờ đạt được mức phát triển bền vững”. Ông cho rằng việc suy giảm đó là do “sự mất cân bằng trong nhiều khía cạnh khác nhau trong nền kinh tế và việc này là hậu quả từ vài năm trước đây cùng với tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu”.
Trong tháng Mười, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình đã nói với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng “sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn” cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô “không bắt nguồn từ gốc rễ vững chắc”. Ông Bình kêu gọi tăng tốc cải cách cơ cấu cùng với việc tăng cường mạng lưới xã hội nhằm bảo đảm ổn định kinh tế.
Theo số liệu của IMF thì tăng trưởng của Việt Nam hiện nay phần lớn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, với tỷ lệ xuất khẩu so với GDP tăng 75% và tăng 56% so với năm 2009. Việt Nam đã thu hút gần 22 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hồi năm ngoái, tăng 55% trong đó Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản để đứng vị trí đầu trong bản.
Liên quan đến vấn đề này, những báo cáo về tình trạng bạo lực lao động tại nhà máy Samsung mới xây dựng trị giá 2 tỉ USD có thể làm tăng thêm sự hoài nghi về sự cố gắng của chính phủ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cắt giảm thuế và giảm chi phí lao động.
Các ngân hàng gặp khó khăn
Hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết rằng chính phủ ông dự tính sẽ hoàn tất cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vào năm 2015. Bản báo cáo nêu rõ những hoạt động trong tương lai nhằm phục hồi nền kinh tế quốc gia, trong đó có việc sử dụng công ty quản lý tài sản để mua lại các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua chính sách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng vốn đang yếu kém và có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Chính phủ cũng hy vọng nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2014, tăng nhẹ so với năm ngoái, bằng cách hỗ trợ lãi suất thấp và áp dụng tỷ giá hối đoái thấp hơn.
Trong một nghiên cứu, kinh tế gia Eugenia Fabon Victorino thuộc ANZ dự đoán tăng trưởng trong năm 2014 có thể sẽ lên đến 5,6%. Ông bày tỏ rằng “chúng tôi hy vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn sẽ góp phần xây đắp cho sự phát triển, đặc biệt với các ngành sản xuất và xuất khẩu”.
Chi phí FDI và chính phủ dành cho công trình công cộng sẽ bù đắp cho nhu cầu nội địa vốn còn yếu kém tại nước này. Ông Victorino dự đoán rằng ngân hàng trung ương có khả năng tiếp tục giữ mức lãi xuất ổn định như hiện nay.
Một nền kinh tế phát triển hàng đầu?
Theo một cuộc khảo sát gần đây do Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) thực hiện cho thấy mặc dù tăng trưởng tại Việt Nam vẫn thấp nhưng về lâu dài thì nước này có rất nhiều triển vọng.
Theo BCG, hơn 90% người tiêu dùng Việt Nam “mong đợi có thể sống tốt hơn so với cha mẹ của họ và mong muốn con cái của họ sẽ sống tốt hơn so với bản thân họ”. Cuộc khảo sát này cho thấy mức độ lạc quan của Việt Nam rất cao trong số 25 quốc gia mà BCG thăm dò.
Ngược lại, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia được đánh giá quanh mức 70%. Trong khi đó, chỉ có 9% người tiêu dùng Nhật Bản cho biết con cái của họ sẽ có cuộc sống tốt hơn.
Với tổng dân số 150 triệu người, Việt Nam và Miến Điện đã được xác định bởi các nhà tư vấn rằng “đây là những nước mới phát triển hàng đầu của Đông Nam Á”.
BCG cũng cho biết “Việt Nam hiện có tầng lớp giàu có và trung lưu phát triển nhanh nhất trong khu vực. Giữa năm 2012 và năm 2020, số người tiêu dùng sẽ tăng từ 12 triệu lên đến 33 triệu người”.
Trong một bản báo cáo hồi tháng Một năm 2013, PwC Economics dự báo rằng Việt Nam sẽ có mặt trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050. Bản báo cáo này cũng dự đoán GDP (trên cơ sở ngang giá sức mua) tăng đến 2,7 nghìn tỉ USD và xếp hạng thứ 19 trong những nước phát triển nhanh nhất nằm ngoài nhóm G20.
Tuy nhiên, để đạt được đích đến hứa hẹn trên thì Việt Nam sẽ phải làm sạch một số vấn đề nội địa mà theo IMF thì bao gồm năng suất thấp, phân bổ sai nguồn lực, suy giảm bảng cân đối ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
“Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao một khi các doanh nghiệp FDI thu hồi vốn và nguồn lực trong nước đã trở nên cạn kiệt,” một quan chức chính phủ cho biết.
Trong khi đó, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng vẫn hy vọng rằng cuộc tấn công quyến rũ vào các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chứng minh được “vẻ quyến rũ vượt thời gian”của Việt Nam.
Anthony Fensom là một cây viết và tư vấn chuyên về kinh tế. Ông có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp tài chính và truyền thông của Úc và châu Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét