Những sai trái trong lập luận pháp lý của Tổng thống Nga Putin
Tác giả: Elizabeth Wilmshurst CMG | ChathamHouse ngày 24/02/2022
Biên dịch: Trần Phạm Bình Minh | Hiệu đính: PhạmHuệ Việt
Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế ở Ukraine khisử dụng những cáo buộc vô căn cứ và phản ứngcủa các quốc gia cần được hướng dẫn phù hợp.
Tấm ảnh cậu bé với dòng chữ: “Cháu không muốn chiến tranh”
Nga đã bắt đầu một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào Ukraine, khi lần đầu tiên tuyên bố công nhận Donetsk và Luhansk là các quốc gia riêng biệt. Hầu như không cần nói rằng Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế – vi phạm điều cấm trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) về việc sử dụng vũ lực, vi phạm nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác và vi phạm điều cấm can thiệp.
Nhưng Nga đang sử dụng ngôn ngữ của luật pháp để bảo vệ hành động của mình. Một số nỗ lực tranh luận pháp lý đã được Tổng thống Vladimir Putin trong tất cả những phát biểu gần đây – nhưng những lập luận này đều không đứng vững khi phân tích kỹ lưỡng.
Điều 2(4) Hiến chương Liên Hợp Quốc nghiêm cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực với hai ngoại lệ duy nhất là hành động tự vệ và hành động do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủy quyền. Trong bài phát biểu vào ngày 23/2/2022, Putin chỉ ra hai cơ sở để Nga dựa vào lập luận tự vệ – phòng thủ để hỗ trợ hai nước cộng hòa ly khai và tự vệ trước những mối đe dọa chống lại chính Nga.
Donetsk, Luhansk và quyền tự vệ tập thể
Putin nói rằng “các nước cộng hòa nhân dân vùng Donbass đã yêu cầu Nga giúp đỡ” và tiếp tục tìm cách biện minh cho hành động quân sự của mình theo Điều 51 của Hiến chương. Nhưng quyền tự vệ tập thể chỉ dành cho quốc gia – sự can thiệp nhân đạo nhân danh các cá nhân trong một quốc gia đã không có được vị trí trong luật quốc tế. Và chỉ có Nga mới công nhận tình trạng quốc gia của hai khu vực này.
Ngày 23/2, Putin nhắc lại cáo buộc trước đó của ông rằng người dân hai nước cộng hòa ly khai đang bị chính phủ Ukraine đàn áp, và thậm chí tội ác diệt chủng đang được thực hiện chống lại họ. Cáo buộc vô căn cứ này không chỉ liên quan đến tuyên bố tự vệ nhân danh các khu vực này mà còn liên quan đến việc Nga “công nhận” chúng là các quốc gia riêng biệt.
Luật pháp quốc tế không cho phép cư dân của một phần của quốc gia có quyền ly khai khỏi quốc gia đó. Khía cạnh quyền tự quyết cho phép một “dân tộc” độc lập áp dụng cho các dân tộc ở các thuộc địa và các lãnh thổ hải ngoại khác dưới sự chiếm đóng của một quốc gia khác. Khía cạnh khác của quyền tự quyết là “nội bộ” và bao gồm quyền tự do lựa chọn địa vị chính trị và theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa bên trong quốc gia – như thỏa thuận Minsk tìm cách cung cấp cho Donetsk và Luhansk.
Có một lý thuyết gây tranh cãi trong luật quốc tế cho quyền ly khai khỏi một quốc gia nếu nhóm dân được đề cập là đối tượng bị lạm dụng nhân quyền và áp bức có hệ thống. Đây là lý thuyết về remedial secession (tạm dịch là ly khai đền bù) mà một số quốc gia, chẳng hạn như Thụy Sĩ, đã sử dụng tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) liên quan đến tuyên bố độc lập của Kosovo khỏi Serbia – một nền độc lập vẫn chưa được Nga công nhận.
Nhưng lý thuyết này không được các tòa án quốc tế ủng hộ và ngay cả khi có chăng nữa, chính Nga trước đây đã tuyên bố rằng quyền ly khai đền bù “bị giới hạn trong những trường hợp thực sự khắc nghiệt, chẳng hạn như một cuộc tấn công vũ trang của Quốc gia mẹ, đe dọa chính sự tồn tại của người dân được đề cập đến” (xem đệ trình của Nga lên Toà án Công lý Quốc tế trong vụ Kosovo, đoạn 88).
Dù sao thì các sự kiện thực tế cũng không chứng minh được những tuyên bố của Nga. Luật như đã được tuyên bố thay mặt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc vào ngày 21/2 – rằng quyết định của Nga công nhận độc lập của các khu vực ly khai là ‘vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine và không phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương của Liên Hợp Quốc. Không có “quốc gia” nào ở đây để có thể yêu cầu sử dụng vũ lực quân sự.
Ukraine có phải là mối đe dọa đối với Nga?
Putin đề cập đến việc “Liên minh Bắc Đại Tây Dương mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển quân sự trên các vùng lãnh thổ của Ukraine” tức là tạo ra một sự “chống Nga” bao gồm “một mối đe dọa có thật không chỉ đối với lợi ích của chúng tôi, mà còn đối với sự tồn tại của quốc gia chúng tôi, chủ quyền của quốc gia chúng tôi”.
Điều 51 cho phép tự vệ “nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra”. Điều này đã được nhiều quốc gia giải thích là bao gồm khả năng phòng thủ chống lại mối đe dọa của một cuộc tấn công sắp xảy ra – ví dụ, không có yêu cầu phải đợi cho đến khi một cuộc tấn công hạt nhân bắt đầu. Nhưng không có cách giải thích nào về “sự sắp xảy ra” ở Ukraine có thể trở thành mối đe dọa đối với Nga. Không có mối đe dọa vũ lực nào chống lại Nga từ Ukraine cũng như từ các quốc gia thành viên NATO. Không có gì để hỗ trợ một lý do pháp lý cho cuộc tấn công quân sự của Nga chống lại Ukraine.
Huyền thoại về việc Ukraine chưa bao giờ là “quốc gia thực sự” cũng không đưa ra bất kỳ lý do pháp lý nào cho sự xâm lược của Nga. Liên Hợp Quốc dựa trên “nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các Thành viên” (Điều 2(1) của Hiến chương Liên Hợp Quốc). Ukraine vẫn giữ tư cách thành viên Liên Hợp Quốc khi Liên Xô giải thể, là một trong những thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc với tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine.
Những hậu quả pháp lý của các hành động của Ngalà gì?
Trong Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và hành động khi có mối đe dọa đối với hòa bình. Nhưng sẽ không có sự trợ giúp nào từ đó khi Nga là thành viên thường trực nắm quyền phủ quyết.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có thể thay thế. Kể từ năm 2014, Đại hội đồng đã thông qua một loạt nghị quyết (mới nhất vào ngày 9/12/2021) yêu cầu Nga rút khỏi Crimea ngay lập tức và vô điều kiện. Nhưng Đại hội đồng không có quyền hạn của Hội đồng Bảo an, và không thể ủy quyền cho lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc sử dụng vũ lực.
Trong thời gian thích hợp, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc có thể phải đưa ra các yêu cầu nếu có vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, và các vụ việc về nhân quyền có thể được đưa ra chống lại Nga tại Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Nhưng các định chế quốc tế không có đủ quyền hạn cần thiết để ngăn chặn những gì đang diễn ra ngay bây giờ.
Luật pháp quốc tế trao quyền cho Ukraine, đang bị tấn công, được kêu gọi sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. Và cũng như việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, các quốc gia có thể muốn xem xét các biện pháp đối phó trên không gian mạng. Một số hoạt động mạng gần đây chống lại Ukraine đã được Mỹ, Anh và Australia quy cho Đơn vị Tình báo Chính của Nga (GRU).
Một khía cạnh khác, luật quốc tế (cụ thể là Điều 41(2) trong Dự thảo năm 2001 Điều khoản về trách nhiệm của Nhà nước vốn phản ánh luật tập quán quốc tế) áp đặt các nghĩa vụ đối với các quốc gia không được công nhận các tình huống được tạo ra từ sử dụng vũ lực. Điều này bao gồm nghĩa vụ không công nhận nền độc lập của hai nền cộng hòa ly khai.
Putin phàn nàn trong bài phát biểu ngày 23/2 về những vi phạm trong quá khứ của phương Tây đối với luật pháp quốc tế – nhắc tới cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Nhưng hành động gây hấn trần trụi chống lại Ukraine không thể được biện minh bởi bất kỳ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế nào trong quá khứ.
Nga đã tự thể hiện mình là người bảo vệ luật pháp quốc tế – vào năm 2016, Nga và Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chung “về Thúc đẩy Luật Quốc tế”. Bây giờ Nga sẽ làm rất tốt nếu ghi nhớ chính mình đã tái khẳng định trong tuyên bố về “nguyên tắc các quốc gia phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc” cũng như tuyên bố rằng “bình đẳng chủ quyền là rất quan trọng đối với sự ổn định của các quan hệ quốc tế”.
E.W.
---
Elizabeth Wilmshurst CMG là cố vấn pháp lý trong cơquan ngoại giao Vương quốc Anh từ năm 1974 đếnnăm 2003. Từ năm 1994 đến năm 1997, bà là Cố vấnpháp lý cho phái bộ Vương quốc Anh tại Liên HợpQuốc tại New York. Bà đã tham gia vào các cuộc đàmphán để thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. Kinhnghiệm của bà về luật pháp quốc tế nói chung, đặcbiệt nhấn mạnh vào việc sử dụng vũ lực, luật hình sựquốc tế, luật của Liên Hợp Quốc và các cơ quan củanó, luật lãnh sự và ngoại giao, quyền miễn trừ củaNhà nước và chủ quyền, luật nhân đạo quốc tế.Nguồn bài viết: https://www.chathamhouse.org/2022/02/ukraine-debunking-russias-legal-justifications.
Trần Phạm Bình Minh và TS. Phạm Huệ Việt lần lượtlà cộng tác viên và thành viên Dự án Đại Sự Ký BiểnĐông.
Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét