Cho đến tận khi chết, Josef Stalin vẫn không tôn trọng Hồ Chí Minh
Giới thờ Nga phê phán phương Tây dường như không hề biết rằng sinh thời Hồ Chí Minh là một trong những người rất ngưỡng mộ và tôn trọng phương Tây. Bằng chứng lớn nhất đó là vào năm 1945, ông đã làm choáng váng cả Thế giới khi bắt đầu bản Tuyên ngôn độc lập cho nước mình dựa trên Tuyên ngôn độc lập của Mỹ – cùng với đó là sự học hỏi tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Trong khi có được tình bạn tốt đẹp với các nước thuộc Liên Xô, một cách rất khó hiểu, Hồ Chí Minh không được Stalin ưa thích. Sau 4 năm ở Pháp, Nguyễn Tất Thành trở thành một người cộng sản và được mô tả là “một người theo chủ nghĩa Stalin tận tuỵ”. Trớ trêu là Josef Stalin không mấy tôn trọng người đồng chí Việt Nam của mình. Ông ta nghi ngờ việc không tận tâm với sự nghiệp cộng sản quốc tế và chỉ trích Hồ Chí Minh như một người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Sự ngờ vực càng bị đẩy lên sau khi chiến tranh TG2 kết thúc mà Hồ Chí Minh muốn thiết lập quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ ngay lập tức.
Cho đến tận những năm 1950s, trong một chuyến công tác tới Moscow, Hồ Chí Minh đã phải nhận sự tiếp đón xoàng xĩnh một cách không hề che đậy của Stalin. Một câu chuyện đã được kể đi kể lại để tóm tắt lại mối quan hệ của họ: Khi ấy, vẫn đầy ngưỡng mộ Stalin, Hồ Chí Minh có nhờ ông ta ký tặng lên một cuốn tạp chí cộng sản, Stalin đã miễn cưỡng ký tặng rồi sau đó cho cận vệ của mình lén lút lấy trộm lại.
Cho đến tận khi chết, Josef Stalin vẫn không tôn trọng Hồ Chí Minh, ông ta thường cho rằng ông Hồ “không thực sự đỏ”, y như những gì mà Quốc Tế Cộng Sản đã từng phê phán Nguyễn Tất Thành “có biểu hiện tiểu tư sản, chủ nghĩa dân tộc” (theo tài liệu giải mật Quốc Tế CS đệ Tam tại Pháp).
Cho đến cuối cùng, dường như chỉ có phương Tây là đã nhận định đúng đắn chừng mực về Hồ Chí Minh như sau: “là một nhà chính trị giỏi giang, nhà ngoại giao đã đem lại cho quốc gia của ông mô hình xây dựng liên minh (a model of coalition building)”. Là một người cộng sản nhưng rất thực tiễn, năm 1945, Hồ Chí Minh đã tham khảo tuyên ngôn độc lập của Mỹ cũng như tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp chứ không phải từ bất kỳ tài liệu nào của Liên Xô hay Quốc Tế cộng sản. Cho đến khi qua đời, Bản tuyên ngôn độc lập của VN vẫn là văn bản vĩ đại nhất mà HCM để lại. Ở phía kia, mặc dù phải đối đầu nhau qua 30 năm chiến tranh, người Mỹ và người Pháp vẫn dành sự tôn trọng lớn cho Hồ Chí Minh, điều mà cả Stalin và Mao đã không bao giờ nhận được từ phương Tây.
Trong suốt cả cuộc đời mình, kể từ ngày rời đi tới châu Âu, Hồ Chí Minh đã không ngừng tìm cách để mang lại độc lập cho đất nước của ông và tranh thủ mọi cơ hội để xích lại với phương Tây, trước chiến tranh TG, trong chiến tranh TG, sau chiến tranh TG và đến trước cả chiến tranh Việt Nam. Người Mỹ cũng từng phải hối hận vì đã để vuột mất cơ hội bắt tay chính thức với Hồ Chí Minh ngay sau khi chính họ giúp đỡ Việt Minh giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tất nhiên thực tế này có thể chúng ta đã lờ đi hoặc đối với một số người thì nó là mới mẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét