Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Cảnh giác và Tư tưởng của Đảng

 

Cảnh giác và Tư tưởng của Đảng

Ngô Huy Cương

21-3-2022

Mưu sâu, kế hiểm và nói một đằng làm một nẻo là những gì luôn có trong tâm tính của “kẻ thù tiềm tàng”, mà mọi người Việt Nam luôn chú ý tới và luôn cảnh giác. Mấy nghìn năm lịch sử của nước ta đã cho thấy quá rõ điều đó.

Biết trước cuộc xâm lược của Nga vào Ucraina, họ đã có thời gian chuẩn bị cho một kế hoạch tuyên truyền sâu, rộng trên mạng xã hội?

Ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến, số tuyên truyền viên lạ và bất thường tăng đột ngột trên mạng xã hội sử dụng tiếng Việt tập trung vào hai vấn đề chủ yếu là:

(1) cổ vũ tính trung lập (hay tính tuân thủ) của các nước nhỏ bên cạnh nước lớn và tránh làm ảnh hưởng tới lợi ích, thậm chí suy tưởng, của nước lớn; và

(2) khẳng định tính chính đáng của sự trừng phạt quân sự do nước lớn tiến hành khi nước nhỏ không thiết lập hay không duy trì sự trung lập.

Thâm hiểm là ở chỗ: Một nước nhỏ trung lập trong tình trạng vẫn đang bị xâm chiếm lãnh thổ đồng nghĩa với việc phần lãnh thổ đó có thể bị mất đi vĩnh viễn bởi nước nhỏ đã tự thủ tiêu sức mạnh kháng cự lại, chưa kể tới việc sự trung lập này có thể tự làm triệt tiêu sự chống trả ngay cả khi phần khác của lãnh thổ bị xâm phạm tiếp sau.

Tuy nhiên nước ta chưa đủ mạnh để lấy lại ngay lập tức lãnh thổ bị xâm chiếm, thì việc tuyên bố không liên minh quân sự là cần thiết để tập trung vào sự mạnh lên cho tương lai?
Để thực hiện ý đồ trên, “kẻ thù tiềm tàng” tận dụng cuộc chiến giữa Nga và Ucraina để thuyết phục người Việt gây sức ép về một đường lối trung lập của Việt Nam và làm nhụt ý chí phản kháng của nhân dân Việt Nam.

Họ dùng một số thủ đoạn điển hình như sau:

+ Tận dụng tình cảm sẵn có của người Việt đối với nước Nga để chửi bới đường lối phi trung lập của Ucraina và đe dọa cái thống khổ của chiến tranh, cũng như sự bất chiến thắng của nước nhỏ trong việc kháng cự lại những nước lớn;

+ Khêu lại sự thù ghét Mỹ và Phương Tây của người Việt bằng cách nhắc lại những cuộc chiến tranh trong quá khứ; và

+ Khơi gợi tình cảm xã hội chủ nghĩa trong các mối quan hệ quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa cũ.

Thế nhưng, mọi sự không chiều theo ý họ.

Nga không nuốt chửng được Ucraina và đang bị sa lầy nghiêm trọng trong cuộc chiến này. Nga đã không giúp đỡ Việt Nam đúng như những gì họ có thể làm được khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam trong nhiều cuộc chiến gần đây…

Những cuộc chiến tranh do Mỹ, Phương Tây và Nhật Bản đã tiến hành ở Việt Nam không thể sánh với nhiều cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam kể cả về độ dài thời gian, kể cả về qui mô và về độ tàn khốc của cuộc chiến. Trong khi chúng ta đã vô cùng mong ước bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ trước và chúng ta đã đạt được. Trong khi Mỹ, Phương Tây và Nhật Bản đứng về lập trường phía ta trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông, đồng thời hỗ trợ ta không nhỏ về vật chất và tinh thần trong việc bảo vệ biển đảo.

Điều duy nhất chúng ta băn khoăn là Mỹ, Phương Tây và Nhật Bản không có cùng một chế độ xã hội chủ nghĩa giống ta.

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa phát động một cuộc thi có tính cách tuyên truyền và củng cố lý luận về một vấn đề quan trọng là “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.

Vậy trước hết cần làm rõ nền tảng tư tưởng của Đảng có những điểm mấu chốt liên quan là gì.

Không phải là một đảng viên, nhưng tôi cho rằng nền tảng tư tưởng của Đảng không đơn thuần là chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền móng của một công trình luôn luôn gắn với mục đích xây dựng công trình đó.

Trong nền tảng tư tưởng của Đảng không thể thiếu mấy tư tưởng cốt yếu nhất gắn với dân tộc như sau: “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; “thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”; và “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Vậy “kẻ thù tiềm tàng”, với âm mưu và thủ đoạn nói trên, có phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam không mà đòi hỏi tình cảm xã hội chủ nghĩa?

Thứ nhất, làm thế nào để có được độc lập dân tộc một khi nước nhỏ phải nghe theo những yêu sách của nước lớn?

Chẳng hạn: Nếu Ucraina buộc phải ghi vào Hiến pháp của nước này qui chế trung lập, không gia nhập NATO như yêu sách của Nga, thì bản Hiến pháp này có nên viết tại lời mở đầu như sau không: “Nhằm bảo đảm nền độc lập, tự do được bảo trợ bởi Nga và phương Tây, trên nền tảng yêu sách của Nga được ghi nhận trong Hiệp ước Z, nhân dân Ucraina cùng nhau xây dựng bản Hiến pháp này như sau…”?

Thứ hai, làm thế nào một nước nhỏ đòi lại được phần lãnh thổ đã bị xâm chiếm và chống lại sự xâm chiếm có thể tiếp sau khi không nhận được sự hỗ trợ vật chất, tinh thần, nhất là về quân sự của những nước khác?

Chẳng hạn: Liệu Ucraina có đòi lại được Crimea từ Nga không khi không có sự hỗ trợ chính trị, quân sự từ các nước khác?

Thứ ba, một nước mạnh phải có những thành tố gì?

Việt Nam ta có thể đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” không khi tuân theo yêu sách trung lập của nước lớn?

Chẳng hạn: Thụy Điển, Phần Lan có phải là nước mạnh không và bây giờ có còn an tâm với sự trung lập của mình nữa không?

Tôi cho rằng:

Mọi người đều có quyền phát biểu chính kiến của mình, song không thể giúp cho “kẻ thù tiềm tàng” thực hiện âm mưu và thủ đoạn của nó một cách dễ dàng. Nhất là đảng viên của một đảng chính trị thì không thể không thấm hiểu nền tảng tư tưởng của đảng đó.

Mạng xã hội dù có đưa tin từ báo chí nước này hay báo chí nước khác, thì khi xem, mình cũng phải suy nghĩ kỹ coi có đáng tin cậy phần nào đó không bởi đơn giản là hầu hết các nước theo chế độ báo chí tự do, tư nhân. Không thể gán quan điểm của một báo chí tư nhân hay đơn thuần của một tổ chức nào đó cho một nhà nước, cho một chế độ, nhất là cho toàn thể nhân dân tại đó?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét