Sẵn sàng cởi truồng cho bóng đá nhưng sẽ trùm mền khi mất nước!
Nguyên Thạch (Danlambao) - Nếu sự biểu hiện ấy có tính chân chính thì dẫu thắng được một môn thể thao hay mất đi số tài sản do Tổ Tiên để lại, tất cả đều phải được thể hiện dẫu vui hay buồn. Chẳng lẽ thắng một trận đấu của môn đá banh nó quan trọng hơn biển đảo, đất đai, tài nguyên của quốc gia?. Ngược dòng lịch sử, các tổ chức, các cá nhân, các hội đoàn Sinh viên học sinh mà tên gọi của nó là ĂCQGTMCS trước 1975 đã rầm rộ xuống đường để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu, để chống Mỹ xâm lược, những người đó tại sao không xuống đường chống độc tài cộng sản, chống giặc xâm lược Tàu Cộng?.
*
Đó là cái tựa đề mà người viết muốn đề cập trong bài viết cho hiện trạng nhận thức về đất nước hôm nay của tuổi trẻ cùng số đông người dân Việt Nam.
Hệ quả của nền giáo dục "vuốt đuôi và bưng bô" của hệ thống nhồi sọ đã sinh sản ra những thế hệ tuổi trẻ mang tính lệ thuộc theo bầy đàn để đáp ứng những nhu cầu mà guồng máy cầm quyền độc tài muốn thấy.
Nhà cầm quyền muốn thấy dân chúng với cờ đỏ sao vàng phất phới trên khắp nẻo đường, góc phố với niềm hân hoan rằng Việt Nam chiến thắng, cho dẫu chiến thắng ấy chỉ đơn thuần là một bộ môn thể thao, để cho nhũng người dân khác cũng như thế giới thấy rằng guồng máy của họ được đám đông ủng hộ một cách vui mừng đầy phấn khởi.
Có nhiều người hỏi rằng: Ăn mừng chiến thắng bóng đá thì có gì là sai trái? Thì người viết cũng có quyền đặt ngược lại sự thắc mắc ấy: Cúi đầu trước bọn cầm quyền tôi tớ cho ngoại bang có sai trái không? Cúi đầu im lặng trước giặc ngoại bang Trung Cộng chiếm cướp biển đảo và đất liền thuộc chủ quyền của Việt Nam thì có sai trái không?.
Một cách trung thực thì thể hiện vui mừng cho những trận thắng giải của bóng đá thì chẳng có gì là sai cả. Vấn đề được đặt ra ở đây là chỉ một vài trận đá banh thắng thì tuổi trẻ xuống đường tung hô ồ ạt nhưng tại sao khi Tàu Cộng lấn chiếm Biển Đông cùng các đảo và một số đất liền thuộc 6 tỉnh dọc biên thùy, bắn giết, tông chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì dân chúng lại cúi đầu lặng thình?
Không lẽ sự thắng cuộc tranh giải đá banh, nó quan trọng hơn Formosa thải chất độc giết biển, giết hàng triệu tấn cá và môi sinh cùng hàng triệu ngư dân thất nghiệp?
Nếu sự biểu hiện ấy có tính chân chính thì dẫu thắng được một môn thể thao hay mất đi số tài sản do Tổ Tiên để lại, tất cả đều phải được thể hiện dẫu vui hay buồn. Chẳng lẽ thắng một trận đấu của môn đá banh nó quan trọng hơn biển đảo, đất đai, tài nguyên của quốc gia?.
Đây có phải là một trong chuỗi nghịch lý dưới chế độ cộng sản?
Ngược dòng lịch sử, các tổ chức, các cá nhân, các hội đoàn Sinh viên học sinh mà tên gọi của nó là ĂCQGTMCS trước 1975 đã rầm rộ xuống đường để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu, để chống Mỹ xâm lược, những người đó tại sao không xuống đường chống độc tài cộng sản, chống giặc xâm lược Tàu Cộng?.
Nếu những người ACQGTMCS này tự cho rằng họ là những người yêu nước, yêu dân tộc thì tại sao những năm tháng ĐCSVN và bọn giặc Tàu đã hiện nguyên hình là những tên phản quốc, những bọn cướp nước... những "anh hùng" này không dám xuống đường biểu hiện tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân ấy?
Nếu viện cớ là tuổi già lực yếu không còn sức để hùng hổ nữa thì cớ sao không ráng lết ra góc phố đông người nào đó đứng im như pho tượng để giơ cao những băng rôn, biểu ngữ phản đối cường quyền và ngoại xâm? Hoặc giả gióng lên những tiếng nói, những bài viết, những nhận thức đúng đắn nhằm giảng giải, hướng dẫn cho thế hệ nói tiếp về tinh thần tự hào dân tộc và truyền thống chống giặc ngoại bang.
Ngày xưa, chính thể Tự Do non trẻ của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH đã quá nhân bản, quá tôn trọng Tự Do Ngôn Luận để rồi chính bọn ngu ngốc ACQGTMCS này bị xỏ mũi bởi đám cộng sản Bắc Việt (CSBV) giết chết chính thể đầy chính nghĩa này.
Xuân lại sắp đến trên dải đất cằn cỗi kiệt quệ (về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) hầu như toàn diện này, những con dân có lương tâm cùng bổn phận không thể không đau lòng ngao ngán khi nhìn thất thế hệ trẻ đã bị đầu độc cả hình hài lẫn tâm tưởng, lao vào cuộc sống vật chất, bon chen, đua đòi với nhiều thể hiện nông cạn cùng mớ tư duy dường như trống rỗng.
Tương lai của một dân tộc lệ thuộc vào trình độ DÂN TRÍ, mà đại diện cho sư nhận thức của người dân Việt Nam qua lớp người trẻ nhưng tuổi trẻ VN bây giờ thì... Than ôi.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? Vũ Đình Liên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét