Góp ý cho diễn đàn “Phát triển bền vững ĐBSCL Đông Bằng Sông Cửu Long”
LTS: Bài viết “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” của BS Ngô Thế Vinh đã được bạn đọc chú ý đón đọc nhiều nhất trên trang Tiếng Dân và các diễn đàn khác. Ngay sau đó là bài phản biện của TS Tô Văn Trường đăng trên trang mạng Bauxite và bài của nhà báo Lê Phú Khải đăng trên Tiếng Dân.
Sau đây là bài phân tích thứ tư của TSKS Nguyễn Phúc Vĩnh Phong, một chuyên gia thuỷ lợi. Dân Đồng Bằng Sông Cửu Long bất ngờ rơi vào một tình huống ngộ nghĩnh, giữa mối ưu tư với ô nhiễm trong nguồn nước hiện tại chưa tìm ra giải pháp và niềm kiêu hãnh với thành quả quá khứ chưa nguôi ngoai.
Theo TS Nguyễn Phúc Vĩnh Phong, BS Ngô Thế Vinh tuy không phải chuyên gia thuỷ lợi, nhưng đã không sai về tác động tiêu cực của các cống ngăn mặn và các hồ thủy điện xuống ĐBSCL. Về thành quả thu hoạch lúa gạo nhờ ém phèn ngăn mặn mà TS Tô Văn Trường đề cập, ông xem là đáng hãnh diện, nhưng khuyến cáo không tìm cách tăng thêm sản lượng lúa.
Tranh luận này tuy cần thiết, nhưng rất cần tìm ra lối thoát nào đó cho người dân ĐBSCL, đó mới chính là sự quan tâm sống còn của 18 triệu dân cư ở khu vực này.
____
TSKS Nguyễn Phúc Vĩnh Phong
28-2-2018
Bài phản biện của TS Tô Văn Truờng trả lời nhà văn Bác sĩ y khoa Ngô Thế Vinh trên vấn đề hệ lụy do các công trình thủy lợi lên hệ sinh thái ĐBSCL nhắc chúng ta là không ai có thể đúng 100% cả; chúng ta chỉ có thể hiến tặng những gì chúng ta có sẵn trong hầu bao mà thôi.
Bác sĩ Ngô Thế Vinh mặc dầu không phải chuyên nghề thủy lợi như Tiến Sĩ Tô văn Trường nhưng cũng đã phát biểu ý kiến có tầm nhìn đúng phần nào trong tương lai xa; như khi đề cập đến các hồ chứa thủy điện xuyên muà trên sông Lan-thương (tên người Trung Quốc gọi sông Mê-kông trong vùng đất của họ) đã xướng lên hoàn cảnh Cửu Long cạn dòng; cạn dòng nước và nhất là cạn dòng phù sa vào ĐBSCL của nước Việt Nam chúng ta.
Hết phù sa thì ĐBSCL sẽ không thể còn là vựa luá bền vững sinh thái của Việt Nam chúng ta nữa; chúng ta sẽ phải dùng nhiều phân hoá học để tiếp tục sản suất nông nghiệp; nguồn nước dân sinh, nuôi trồng thủy sản sẽ bị ô nhiễm bởi lượng phân hoá học dư thừa không được cây cối hấp thụ.
Cạn dòng phù sa còn có một ảnh hưởng tiêu cực quan trọng là gây thêm xói lở bờ sông trong đồng bằng do hiện tượng “nước đói” (hungry water, danh từ thường dùng trong nghề thủy lợi).
Hai hệ lụy nêu trên do thiếu phù sa còn bị làm nặng thêm do cạn dòng nước trên sông vào mùa kiệt của ĐBSCL; nghiên cứu tính toán của UHSMC Ủy Hội Sông Mê-kông, đã cho biết rằng các hồ chứa thủy điện tích nước vào muà lũ để phát điện vào mùa kiệt làm giảm lượng nước tích trữ trong Biển Hồ [1]; do đó giảm lưu lượng ra từ Biển Hồ trong mùa kiệt và giảm lưu lượng vào ĐBSCL[2]; chúng ta còn có thể nhìn thấy ảnh hưởng tiêu cực của các hồ chứa thủy điện vĩ đại bên Trung Quốc tới Biển Hồ và ĐBSCL dựa theo 3 biểu đồ mực nước sau đây:
Trái lại mực nước trên sông Tonlé Sap BIỂN HỒ (PrekKdam) vẫn ở dưới TBNN cho tới tháng 03 2016;
Diễn biến mực nước ở PhnomPenh Chaktomuk (sau hợp lưu hai sông Mê-kông và TonléSap) theo xát mực nước Biển Hồ: cũng dưới TBNN cho tới tháng 03 2016.
Dựa trên các kết quả đo đạc trên chúng ta có thể nói nhà văn Bác sĩ y khoa Ngô Thế Vinh đã không sai khi nêu lên việc các hồ chứa cả mấy chục tỷ m3 ở thượng nguồn Mê-kông phía Trung Quốc, vì tích nước trong mùa lũ, tham gia làm cạn dòng nước vào ĐBSCL trong mùa kiệt.
Khi Bác sĩ Ngô thế Vinh nêu lên vấn đề sinh thái của công trình ngăn mặn, Bác sĩ cũng không hoàn toàn sai nếu chúng ta thừa nhận là cửa Balai không còn nước chảy ra biển Đông nữa; đã bị lấp kín vì không có dòng nước sinh thái tối thiểu qua đập khi đóng đập trong suốt mùa kiệt.
Những chi tiết này, một nhà văn mà chuyên nghề là y khoa, chứ không phải thủy lợi, không thể biết hết được; và cũng không thể biết hết các thành quả Việt Nam đã đạt được sau 1975, như Tiến sĩ Tô văn Trường, chẳng hạn sau 75 các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra phương pháp ém phèn, sau thời kỳ đổi mới đã tăng sản lượng lúa lên hơn 20 triệu tấn mỗi năm; đưa Việt Nam lên đứng thứ nhì trong xuất cảng gạo. Chúng ta được phép hãnh diện với thành quả to lớn này nhưng nếu chúng ta vẫn tiến bước thêm nữa thì hay biết mấy. Tiến thêm nữa để phòng xa thiên tai do Biến Đổi Khí Hậu; để nâng cao thêm mức sống mọi người Việt Nam chúng ta.
Những ý kiến sau đây có thể đóng góp cho bước tiến tiếp theo:
– Không quên lưu lượng tối thiểu sinh thái cho cống ngăn cửa sông
– Không tìm cách tăng thêm sản lượng luá.
– Không quên quan trọng của qui trình vận hành các công trình
– Qui hoạch vận hành đồng bộ trong bối cảnh liên kết vùng [3] [4]
– Các nhà khoa học Việt Nam đã thiết kế thành công bơm [5] và tuabin [6] cho cột nước rất thấp, thì việc thiết kế sản xuất bơm tuabin vận tốc thay đổi để tối ưu hoá cống đập ngăn các cửa sông lớn ĐBSCL trong tầm tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét