Bài viết cho những ai chưa định nghĩa được “lồn” là gì?
*****
Lồn là một khái niệm mà đã là dân Việt Nam thì hầu như ai cũng biết. Nó ban đầu là từ để chỉ cơ quan sinh dục của phụ nữ, nhưng qua lớp trầm tích thời gian, con dân Việt đã nâng nó lên thành một khái niệm mang tính nhân văn, triết lý, và mỹ thuật. Nếu bạn đã từng một lần chửi nhau với ai đó, hoặc nghe người khác cãi vã thì từ “lồn” không còn gì xa lạ nữa. Bài viết này sẽ cho chúng ta thấy một cách nhìn nghiêm túc đối với từ “lồn”.
Ngày nay chúng ta có thể gặp từ “lồn” ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống hàng ngày. Từ ông xe ôm đến bà đồng nát, từ thằng nhóc đánh giày đến các đứa bé sơn móng tay, từ ông bán bánh mì đến các bà bán thịt, từ thằng nghiện đến các chị cave, từ học sinh đến sinh viên, từ người ít học đến người nhiều học… Tất cả đều có thể, trong một phút giây nào đó, phát ngôn ra: “Lồn!”.
Nó đã quá gắn bó và quá thân quen với người Việt mình như vậy, tại sao chúng ta lại không thể nhìn nhận lại nó một cách trìu mến hơn, nghiêm túc hơn thay vì cứ coi nó là một cái gì xấu xa tục tĩu như nhiều người vẫn hằng quan niệm? Vì lý do giải oan cho [từ] “lồn”, hôm nay chúng ta có cuộc gặp gỡ với một vị tiến sĩ tình dục học khả kính.
Phóng viên: Thưa tiến sĩ, ông có thể cho độc giả được biết những hiểu biết/quan niệm/cách nhìn nhận của ông về “Lồn” được không ạ. Cụ thể, ông có thể nói ngắn gọn định nghĩa về “lồn” theo cách hiểu của ông?
Tiến sĩ: [Hừm, ừm, ừm] Tôi thấy cái vấn đề mà anh nói đến nó thú vị đấy chứ. Quả thực “Lồn” là một khái niệm mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày mà chưa ai dám tiếp cận nó một cách nghiêm túc và khoa học theo khía cạnh văn hóa.
Theo Wikipedia thì “Lồn” là một “danh từ của tuýp ít người bình dân hôm nay còn sử dụng, có văn hóa thấp, nên từ ngữ này không được thanh cao cho lắm. Ý để chỉ cái bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Trong sinh hoạt đời thường thì từ này được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, kể chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề… theo kiểu thiếu văn hóa. Riêng trong câu vè, câu đố dân gian thì từ “lồn” không có dụng ý xấu mà người xưa chỉ muốn nói bóng nói gió đến hình tượng khác.
Đấy, ngay cả định nghĩa “lồn” trên Wiki còn sơ sài, cảm tính và thiếu chuyên nghiệp. Chứng tỏ cho đến nay mọi người vẫn còn né tránh từ “lồn”, coi nó là xấu xa, dơ bẩn và không phải thứ ngôn ngữ của người có học.
Theo tôi, ngắn gọn thì: “Lồn” là một phạm trù văn hóa có tính phổ quát trong cộng đồng người Việt, nó bao hàm nghĩa đen là cơ quan sinh dục nữ và nhiều ý nghĩa phát sinh do đời sống dân gian vun đắp và xây dựng qua một quá trình dài lịch sử tạo thành.
Phóng viên: Theo ông thì, từ “lồn” thường xuất hiện khi nào? Nói cách khác, những tình huống nào khiến người Việt sử dụng từ “lồn”? Có nên khuyến khích sử dụng từ này không? Và sử dụng theo cách nào và với mức độ nào là hợp lý?
Tiến sĩ: Theo tôi từ “lồn” có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng thường thì người ta hay dùng khi cảm thấy ức chế, bức xúc một điều gì đó, hoặc căm tức một ai và cảm thấy cần thiết phải giải phóng. Ví dụ:
– “Nóng vãi lồn!” (nóng nực không chịu được);
– “Chán vãi lồn!” (quá chán);
– “Thời tiết như lồn!” (thời tiết xấu quá);
– “Nhìn cái lồn?” (mày nhìn gì tao thế?);
– “Lải nhải cái lồn!” (đừng nói nữa tao nhức đầu lắm);
– “Thằng mặt lồn” (tao ghét mày rồi đấy!);
– “Xạo lồn” (mày nói láo);
– Đơn giản hơn: “Lồn!” (chán không còn từ gì để nói).
Cũng có khi người ta dùng từ “lồn” để biểu đạt sự nghi vấn:
– “Cái lồn gì thế?” (cái gì thế);
– “Nó nói cái lồn gì thế nhỉ?” (bạn ấy nói gì tớ nghe không rõ);
– “Thế là thế lồn nào?” (thế này là thế nào);
– “Thằng lồn nào kia?” (thằng nào kia?);
Đa phần trong trường hợp này từ “lồn” chỉ mang tính chất bổ ngữ bổ sung sắc thái, có thể loại bỏ từ này mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.
Cũng có lúc người ta sử dụng từ “lồn” để thể hiện sự phấn khích:
– “Sướng vãi cả lồn” (quá sướng);
– “Đẹp vãi lồn” (đẹp quá);
– Hoặc đơn giản hơn: “Vãi lồn!” (hay quá/tuyệt quá/kinh ngạc quá/wonderful…)
Nói là khuyến khích thì không nên khuyến khích, vì ít nhiều cách dùng này cũng hơi suồng sã và thô tục. Song, bảo rằng ngăn cấm việc sử dụng từ này là không nên, mà thực tế thì “có mà cấm được cái lồn ấy”. Vì từ ngàn xưa đến nay nó đã là một công cụ của giới bình dân nhằm giải tỏa những ức chế của cuộc sống. Có chăng, chúng ta cần cân nhắc những tình huống nào thì nên sử dụng, những tình huống nào hạn chế, và những tình huống nào là không nên.
Khi ngồi một mình chán đời mà phọt ra câu đấy có khi lại hay, khiến tinh thần sảng khoái. Khi vui vẻ cùng bạn bè, nói ra từ “lồn” khiến các khoảng cách xích lại gần hơn, vui hơn (chỉ dành cho bạn thân, đồng trang lứa). Dùng để xúc phạm hay lăng mạ một ai đó thì không nên, hoặc chỉ hạn chế thôi. Còn trong các buổi tiệc, hội nghị, ma chay, cưới xin… mang tính nghiêm túc thì cấm chớ có dùng. Đại khái thế.
Phóng viên: Theo ông thì từ “lồn” là một từ độc quyền của giới bình dân, ít học? Vậy thì giới “cao nhân” có học, người ta có dùng không? Nếu không thì người ta dùng từ gì để thay thế?
Tiến sĩ: Không, theo tôi đã là một phạm trù văn hóa mang tính phổ quát thì không có gì là độc quyền cả. Làm gì có nhà văn hóa nào dám phát biểu rằng “ta đây chưa hề nói từ “lồn” bao giờ”? Nếu không muốn bị ăn gạch vào mặt?
Từ xa xưa người Việt dùng từ “lồn” bắt đầu từ nhu cầu muốn chửi bới, xúc phạm một ai đó cho bõ tức, bõ ghét. “Lồn” cũng như “cặc” thường là ngôn ngữ của người bề trên với người bề dưới. Theo một số ý kiến thì nó ban đầu là độc quyền của những người bề trên, giai cấp thống trị chứ không phải là giai cấp bình dân, có thể thấy điều ấy qua câu này: “Trên đê cụ lớn văng con cặc/Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay”.
Thời đó, văng “lồn”, “cặc” được coi là những điều cấm kỵ. Nó chỉ dùng cho giới bề trên đối với bề dưới (đố thằng dân ngu cu đen nào dám văng “Lồn” với quan thầy đấy?).
Ngày nay thì ngược lại, chính giới bình dân mới là tầng lớp sử dụng từ này nhiều hơn. Quả là một cuộc cách mạng trong việc dành quyền sử dụng từ ngữ.
Tuy nhiên, không phải giới tri thức không sử dụng từ “Lồn”. Bọn họ vẫn dùng đấy, song kín kẽ hơn, khéo léo hơn, uyển chuyển hơn, tế nhị hơn mà thôi.
Tôi và mấy anh bạn Tiến sĩ trong lúc ngồi thịt chó với nhau vẫn văng “lồn” như thường, có sao đâu. Đó là trong ngôn ngữ nói, còn ngôn ngữ viết tất nhiên là người ta sẽ e dè hơn. Vì thực ra xã hội vẫn chưa chấp nhận phạm trù hơi mang tính thô tục này.
Một số người cố tránh né nó, chê bai nó, khinh ghét nó, thô bỉ hóa nó rồi thay thế bằng các từ ngữ Hán Việt một cách khiên cưỡng như “Âm đạo”, hay khoa học hơn: “cơ quan sinh dục”, hoặc nói tránh: “chỗ ấy”… Đã đành là tùy từng văn cảnh cụ thể, nhưng đôi khi người đọc đang cảm thấy bứt rứt, cần “nó” xuất hiện thì người viết lại không dám cho “nó” xuất hiện, tạo nên cảm giác hụt hẫng, mất sướng.
Song gần đây tôi thấy một số các bạn trẻ cũng đã mạnh dạn hơn trong ngôn ngữ viết, đã dám văng “lồn” trong bài viết của mình. Tôi hoan nghênh. Anh có công nhận không? Chẳng lẽ khi mô tả ngôn ngữ của một cậu 9x, chúng ta lại viết: “Vãi cả… âm đạo” à? Hay “vãi cả… chỗ ấy”? nghe nó có ngu không?
Vậy đấy, theo tôi, hãy để “lồn” được là “lồn”, không cần thay thế nó, và chưa bao giờ cần thay thế nó.
Phóng viên: Ông có thể cho biết tại sao dân gian ta lại hay dùng các từ ngữ chỉ cơ quan sinh dục để phản kháng, để giải tỏa, để xúc phạm một ai đó? Mà không phải một lựa chọn nào khác?
Tiến sĩ: Cậu phóng viên thông minh đẹp trai hỏi một câu hơi bị được đấy. Cái này theo tôi bắt nguồn từ tín ngưỡng. Anh biết tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ chứ? Tín ngưỡng này thờ dương vật và âm đạo, 2 vật thiêng liêng mà tạo hóa ban cho con người để duy trì nòi giống.
Theo một số nghiên cứu thì bánh chưng và bánh dày đâu phải tượng trưng cho trời và đất, mà nó tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam và nữ. Không chỉ riêng người Việt, ngay cả người Chăm người ta cũng có 2 vị thần chỉ cơ quan sinh dục [tên gì tôi quên bố nó mất].
Như vậy để thấy rằng người Việt ta đã sớm hình thành khái niệm về các cơ quan sinh dục. Chả đâu như người Việt, có hàng tá từ để chỉ cơ quan SD nam và nữ: Chim, cặc, dái, buồi, cu, thằng nhỏ, của quý, khoai, củ từ.. ; Lồn, bướm, hĩm, bím, bẽm, đếch (đách), cô nhỏ…Chứng tỏ đây là một cơ quan mà người Việt rất coi trọng, rất tôn thờ, và rất yêu quý!
Nhưng sau này tại sao mà người ta lại dùng với mục đích xúc phạm, miệt thị thì có lẽ đã có một cuộc chuyển pha trong tư tưởng người Việt [có thể do sự sụp đổ của tín ngưỡng phồn thực chăng?]. Qua đó người ta lại coi cơ quan sinh dục, hay hoạt động tính dục là cái gì đó xấu xa, đê hèn, bần tiện và ô uế.
Có một điều nhận thấy rằng hồi xưa thì giới nào khác sử dụng từ chỉ cơ quan sinh dục của giới ấy. Nam chửi “cặc”, nữ chửi “lồn”. Nhưng ngày nay có xu thế tất cả cùng dùng “lồn”. Đấng mày râu có khi dùng “lồn” còn nhiều hơn chị em phụ nữ. Có thể hiểu điều này là do người ta coi “lồn” ô uế, xấu xa hơn “cặc”, nên dùng để chửi bới sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn. Theo tôi cách nghĩ này bắt nguồn từ tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày xưa.
Phóng viên: Theo ông thì “lồn” ngoài ý nghĩa sinh học nó còn là một phạm trù văn hóa gồm nhiều tầng lớp ý nghĩa phát sinh. Ở trên chúng ta đã đề cập đến khía cạnh “lồn” – ngôn ngữ dùng để phản kháng, thể hiện thái độ thách thức, khiêu khích, xúc phạm… Vậy còn những khía cạnh khác, như trong văn học, ca dao, dân ca…thì sao? Ông có thể cho biết rõ hơn về khía cạnh này?
Tiến sĩ: “Lồn” đi vào văn học dân gian nhiều chứ. Tôi lấy một số ví dụ nhé:
Về ca dao:
– Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần lồn ám ảnh mà mê mẩn đời.
(Câu có ý tương tự: Ma bắt hồn, thần lồn bắt vía)
Đấy, “chữ nghĩa bề bề” còn bị ám ảnh bởi “lồn” chứ đừng nói đến bọn dân đen ít học.
– Lồn này lồn chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu địt dai đau lồn
– Lồn bà bà tưởng lồn ai
Bà cho ông Lý mượn hai tháng liền
– Trên trời có ông sao rua
Lồn em tua tủa có thua chi nào
– Cơm ăn mỗi bữa mỗi niêu
Tội gì bắt ốc cho rêu bám lồn
Về thành ngữ, tục ngữ:
– Lo co đầu gối, lo rối lông lồn: lo lắng một vấn đề gì đó
– Cơm hàng, cháo chợ, lồn vợ, nước sông: Phong lưu khoáng đạt.
– Lồn Cổ Am, Cam đồng vụ, vú Đồ Sơn: Làng Cổ Am ngày xưa lắm người đỗ đạt nên người ta ví ở đó có những cái lồn tốt đẻ ra người tài.
– Đẻ con khôn mát lồn rười rượi, đẻ con dại thảm hại cái lồn: Đẻ con khôn sướng hơn con dại.
– Sồn sồn như lồn phải lá han: Sốt sắng quá đáng một việc gì đó.
– Lồn lá mít, đít lồng bàn: tướng phụ nữ ham muốn tính dục cao.
– Dán bùa lồn mèo: Làm việc cẩu thả, được chăng hay chớ.
– Sờ lồn béo, đéo lồn gầy: kinh nghiệm dân gian.
– Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con: đặc tính chung của đàn ông.
– Nhiều phân tốt lúa, nhiều lụa tốt lồn: gái ăn mặc đẹp dễ hấp dẫn cánh mày râu.
– Cha chết không lo, lo trâu méo lồn: Kinh nghiệm dân gian.
– Coi lồn vợ hơn cái mả cha: Trọng vợ khinh cha.
– Lồn không lành, mắng quanh hàng xóm: Chỉ những bà hay chửi bới um xùm.
– Cơm nhà lồn vợ: khi đi xa thì nên nhớ về.
————————
Câu đố:
– Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cửng tếu như cần câu rô.
(Đáp án hình như là bộ ấm chén)
– Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười, nhảy qua mương thì ngáp.
(Tự đoán đáp án nha)
—————
Thơ:
– Thu Vân giới thiệu Thu Bồn
Thu Bồn sướng quá vỗ lồn Thu Vân.
Thu Bồn ngồi cạnh Thu Vân
Thu Vân tinh nghịch cấu chân Thu Bồn
Thu Vân ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn tinh nghịch cấu lồn Thu Vân
– Sầm Sơn sóng vỗ dập dồn
Ba cô áo trắng ngửa lồn lên bơi.
– Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
Có chị bán trứng vịt lồn rất to.
– Lồn lá vông, chồng trông chồng chạy
Lồn là mít, chồng hít chồng ngửi
Lồn lá tre, chồng đe chồng đánh
– Dậm chân xuống đất cái đùng
Vỗ lồn phành phạch anh hùng đến đây
———————–
Ngôn ngữ thời@:
– Vãi cả lồn: thán phục một điều gì đó.
– Sồn sồn như chó cắn lồn: nó giống với câu “sồn sồn như lồn phải lá han”, ý chỉ sự hấp tấp.
– Ngu lồn: rất rất ngu
– Hãm lồn: hãm tài, bế tắc, tiêu cực.
– Ăn cái lồn: không được đâu, không ăn thua đâu.
– Hà Thiên Lộn = Lồn thiên hạ, ý nói đa dâm.
– Khổ vì lồn: chỉ những chàng trai si tình, lụy tình.
– Vì lồn mà tâm hồn điên đảo: ý nghĩa tương tự câu trên.
– Lời như đồn = Đời như lồn: buồn đời, chán đời.
– Lộn cái bàn = Bạn cái lồn: thái độ bức xúc khi tỏ tình nhưng bị từ chối “chúng mình chỉ là bạn”.
– Cười như lồn cười với cứt: cười rũ rượi.
– Tiền ít mà đòi hít lồn thơm: chỉ những chàng trai vô dụng nhưng muốn gái đẹp.
————–
Một số nhà văn (chủ yếu văn mạng), nhà báo, blogger ngày nay cũng có xu hướng dùng trực diện từ “Lồn” thay vì viết tắt là “L.” hay “ồn” hay những gì đại loại. Anh có đọc các truyện tân liêu trai của quái nhân Bàn Tài Cân bao giờ chưa? Cái gã chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Tinh Vân ấy? Trong truyện của hắn, phàm đã một cái tên mà dính đến vần “ồn” thì y như rằng có “vấn đề”: Tồn Như Liên (lồn như tiên), Tồn Toàn Lương (lồn toàn tương). Đấy, như thế mà có ai bảo văn của hắn tục đâu, mà người ta, ngay cả giới viết văn chuyên nghiệp, cũng phải nể phục và kính sợ các thiên tuyệt bút của gã.
Tôi chỉ tóm lược sơ sơ vậy thôi. Nhưng chừng đó cũng đủ chứng minh rằng: “lồn” là một nét văn hóa đặc thù của dân Việt, nó đã và đang dần được chấp nhận và coi như là một thuần phong mỹ tục không thể xóa bỏ.
Phóng viên: Với một vai trò to lớn như vậy, ông có cho rằng chúng ta nên phát triển và bảo tồn văn hóa “lồn”?
Tiến sĩ: Đúng thế, chúng ta rất cần bảo tồn và phát triển nó, đưa nó vào quỹ đạo mà vốn nó phải thuộc về. Tôi nói phát triển ở đây không có nghĩa là: nhà nhà sử dụng ngôn ngữ “lồn”, người người sử dụng ngôn ngữ “lồn”. Mà chúng ta cần phải văn hóa cái phạm trù “lồn”. Làm sao để ai ai cũng hiểu hết được các khía cạnh của nó, ai cũng biết cách sử dụng nó một cách văn minh, khiến nó không bị búng ra khỏi xã hội, và cũng không thô tục hóa xã hội.
Tôi coi việc sử dụng các ngôn ngữ thô tục nói chung như là việc thuần phục một con ngựa nòi. Ban đầu thì khó nhưng thuần phục được rồi, điều khiển được rồi ta sẽ thấy nó cũng thú vị đấy chứ, cũng hay ho lắm chứ. Tất nhiên đây là công việc của các nhà văn hóa, các nhà giáo dục. Còn tôi chỉ là nhà tình dục, tôi cứ quăng “lồn” ra đấy cho các ông ấy [nhà văn hóa, nhà giáo dục] muốn sắp xếp vào đâu thì xếp (cười).
Phóng viên: Xin cảm ơn tiến sĩ vì một buổi nói chuyện cởi mở và thú vị.
Tiến sĩ: Không có gì, đàm đạo về lồn công nhận mệt vãi cả lồn.
Theo: Dear
----
Tranh Bùi Xuân Phái minh hoạ thơ Hồ Xuân Hương
Được gửi từ iPhone của tôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét