Uy lực hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis Ashore Nhật Bản vừa triển khai để chống Triều Tiên
Trong bối cảnh sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang gây ra một “cấp độ đe dọa mới” đối với an ninh của Nhật Bản, Nội các nước này đã quyết định triển khai hệ thống Aegis Ashore trên bộ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Hai hệ thống Aegis Ashore sẽ được triển khai ở các căn cứ của quân đội Nhật Bản tại phía bắc tỉnh Akita và phía tây nam tỉnh Yamaguchi của Nhật Bản, có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa được trang bị máy bay đánh chặn SM-3 Block 2A sẽ do Lực lượng Phòng vệ Mặt đất điều hành.
Đài truyền hình NHK của nước này cũng phát đi thông báo nhấn mạnh rằng chi phí của hai hệ thống Aegis này sẽ thấp hơn 100 tỉ yên (tương đương 888 triệu USD). Tuy nhiên, theo nguồn tin của Reuters, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và máy phóng tên lửa cũng sẽ khiến Tokyo tốn ít nhất là 2 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng năm 2018 để đổi lại sự hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ.
Nhật Bản hy vọng các hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ có thể đi vào hoạt động vào năm 2023.
Nhật Bản hiện được bảo vệ bởi các tàu chiến trang bị hệ thống phòng không Aegis (phiên bản dành cho các tàu chiến) cùng với tên lửa đánh chặn đất đối không Patriot PAC-3 của Mỹ.
Aegis Ashore là phiên bản trên mặt đất của hệ thống tác chiến Aegis được phát triển cho các tàu chiến. Đây là một hệ thống gồm các radar, máy tính và tên lửa.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, nếu tên lửa của Triều Tiên bay ở độ cao trên 1.000km và rơi vào lãnh thổ nước này sẽ làm vô hiệu hóa toàn bộ lớp tên lửa đánh chặn từ các tàu chiến trên biển và gây khó khăn cho hệ thống phòng thủ mặt đất. Hệ thống phòng không mới này sẽ mở rộng đáng kể phạm vi đánh chặn của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Về cơ bản Aegis BMD (Aegis Ballistic Missile Defense System) thực chất là một biến thể phòng không trên mặt đất được phát triển từ hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mà Mỹ và Nhật Bản trang bị trên các tàu chiến mặt nước lớp Arleigh Burke và Kongō. Hệ thống phòng thủ này còn có tên gọi khác là Aegis Ashore được thiết kế triển khai khả năng đánh chặn mục tiêu đạn đạo trên đất liền.
“Aegis là hệ thống rất có năng lực trong việc theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo”, Carl Schuster, giáo sư tại Đại học Hawaii Pacific, cựu sĩ quan điều hành tại Trung tâm Tình báo liên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương nói.
Thành tích đáng chú ý nhất của Aegis BMD là phá hủy thành công một vệ tinh gián điệp hết hạn sử dụng vào năm 2008, khi các quan chức lo ngại vệ tinh này có thể rơi xuống Trái Đất và gây nguy hiểm.
Ở một góc độ nào đó Aegis BMD khá phù hợp với nhu cầu phòng vệ hiện nay của Nhật Bản, khi nước này chưa được trang bị bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao nào. Chính vì vậy, việc yêu cầu Nhật Bản bắn hạ tên lửa đạn đạo Triều Tiên bay qua không phận nước này hôm 29/8 hay mới đây là 15/9 là việc nằm ngoài sức mà Tokyo có thể làm được.
Thùy Linh
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét