Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Luật Đối Chiếu: Nền Tư Pháp Dân Chủ Vận Hành Ra Sao?

Luật đối Chiếu: Nền Tư Pháp Dân Chủ Vận Hành Ra Sao?

LÊ CÔNG ĐỊNH

Luật sư
WEBSITESÀI GÒN, VIỆT NAM
Luật đối chiếu: nền tư pháp dân chủ vận hành ra sao?
Ngày thứ Sáu, 3/2/2017, Toà án liên bang ở Seattle tuyên hoãn thi hành Lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ D. Trump về việc cấm nhập cảnh từ 7 quốc gia, chờ xét xử chính thức để kết luận tối hậu.
Chiều thứ Bảy, 4/2/2017, Bộ Tư pháp Mỹ đệ nạp đơn lên Toà thượng thẩm Liên bang, đề nghị duy trì Lệnh hành pháp gây phẫn nộ của Tổng thống.
Sáng sớm Chủ Nhật, 5/2/2017, Toà Thượng thẩm Liên bang Hạt số 9 tuyên chấp thuận hoãn thi hành Lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ D. Trump về việc cấm nhập cảnh từ 7 quốc gia, mà Toà án liên bang ở Seattle đã tuyên. Như vậy, lệnh của Tổng thống thuộc ngành hành pháp phải chờ toà án thuộc ngành tư pháp phán xét nên áp dụng hay không.
Khoan bàn đến quyết định hoãn thi hành việc cấm nhập cảnh đó (với lý do chống khủng bố quốc tế) đúng hay sai, và Lệnh hành pháp của Tổng thống D. Trump hợp hiến hay không, của các án lệnh mà toà án sơ thẩm và thượng thẩm Mỹ vừa tuyên, hãy xem nền tư pháp Mỹ vận hành ra sao.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao toà án Mỹ các cấp lại hành động nhanh và hiệu quả như vậy trong mọi trường hợp và trong một thời gian ngắn ngủi, xét về mặt vận hành của các thiết chế quyền lực?
Nếu là toà án Việt Nam, xét về thực tiễn lẫn quy định của luật pháp hiện hành, chắc chắn mọi người phải chờ đợi thủ tục thụ lý nhiêu khê, rồi thủ tục xét xử kéo dài đến phát ngán hàng tháng trời theo tiến trình tố tụng hành chính, mới hy vọng đạt được một phán quyết hy hữu có hiệu lực thi hành.
Mọi yêu cầu cấp bách của người dân Việt Nam luôn luôn phải chờ đợi thói rề rà của các thẩm phán Việt Nam, vốn dĩ vừa dốt nát, lại tham nhũng, vừa phải chờ đảng chỉ đạo, vân vân và vân vân, mới dám quyết định điều gì đó, hầu an toàn cho chiếc ghế thẩm phán mua được bằng rất nhiều tiền của mình.
Bấy nhiêu cũng đủ để thấy và hiểu các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp ở một thể chế dân chủ vận hành hiệu quả ra sao. Nếu so với thể chế đảng trị ở Việt Nam, quan chức và quan toà ở đâu ngửa tay nhận tiền đóng thuế của người dân xứng đáng hay không là điều ai cũng có thể thấy rõ.
Tại Việt Nam, không tính đến thủ tục bắt người vì quyền lực của đảng cầm quyền bị đe doạ, mọi thứ đều chậm chạp như rùa bò, cứ như thể chuyện của dân trong nước (nói gì đến dân nước ngoài nhập cảnh vào xứ ta) là chuyện của ai, chứ không phải chuyện của chính quyền và toà án "của dân, do dân và vì dân"!
Case study ở Mỹ hôm nay xứng đáng là bài học tốt nhất về tính hiệu quả của một thể chế chính trị dân chủ, chưa nói đến sự tôn trọng quyền con người hay cao xa hơn là tính hợp hiến của một quyết định của nhà nước đối với người dân thấp cổ bé họng.
Giấc mơ Mỹ thì gần, còn giấc mơ Việt Nam sao xa vời thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét