Ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh để làm gì?
Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, January 9, 2017 | 9.1.17
Chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh ông vẫn chưa bắt được… Trịnh Xuân Thanh. Trong khi đó và so với đỉnh cao chói lọi của ông Trọng ngay sau khi kết quả đại hội 12 được công bố vào đầu năm 2016, hiện thời tình hình có vẻ đang “đảo chiều”.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh vào năm 2015. Ảnh: Thời báo Kinh tế Việt Nam |
Cũng như các chuyến đi Trung cộng trong năm 2016 của các nhân vật Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng, Ngô Xuân Lịch – bộ trưởng quốc phòng, Đinh Thế Huynh – thường trực Ban bí thư, chuyến đi Bắc Kinh trong tháng Giêng năm 2017 của tổng bí thư Trọng được công bố đột ngột, nhưng lại chẳng có mốc thời gian nào làm chuẩn. Sau khi thông tin về chuyến đi này được phát ra trên mặt báo đảng, chẳng người dân nào được biết ông Trọng sẽ đi ngày nào và đi bao lâu.
Chuyến đi Trung cộng gần nhất của tổng bí thư Trọng diễn ra vào tháng 4/2015, ba tháng trước khi ông Trọng đi Mỹ.
Nếu căn cứ vào “truyền thống đi Trung Quốc trước, đi Mỹ sau” của giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, lẽ nào tương lai gần sẽ là một chuyến công du đến Washington của tổng bí thư Trọng, sau khi ông Trump nhậm chức chức tổng thống nước Mỹ?
Giả thiết trên có vẻ khá mơ hồ. Nhất là vào cuối tháng 10/2016 ông Đinh Thế Huynh đã bất ngờ đến Washington, với một kết quả hầu như không hàm chứa nội dung đặc biệt nào. Hơn nữa, Trump là người rất khó đoán và chưa có gì cho thấy ông này sẽ cởi mở như Obama để tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu dục. Chưa kể hai bên sẽ nói gì với nhau…
Một giả thiết khác – thực tế hơn – là chuyến đi Trung cộng của tổng bí thư Trọng nhằm làm dịu căng thẳng ở Biển Đông, nơi mà Trung cộng vừa tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo và đưa cả tàu sân bay Liêu Ninh vào như một động tác sẵn sàng “tham chiến”.
Tuy nhiên so với năm 2015, mức độ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung cộng hiện thời vẫn chưa quá mức. Nếu xét trên những thông tin bề mặt, vẫn chưa cần đến một chuyến đi “đàm phán hòa bình” của Nguyễn Phú Trọng đối với Tập Cận Bình.
Khác với thời điểm của những chuyến đi Bắc Kinh trước đây, chuyến đi lần này của ông Trọng lại diễn ra sát tết nguyên đán của cả Việt Nam lẫn Trung hoa. “Hiếu hỉ” chăng?
Hẳn Nguyễn Phú Trọng không phải là người dễ quên việc ông đã bị Tập Cận Bình từ chối gặp, dù phía Việt Nam đã nhẫn nại liên lạc với phía Trung cộng đến vài chục lần sau biến động giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014.
Nếu chỉ đơn thuần là một chuyến thăm xã giao, nhiều khả năng mục đích “làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước” của Việt Nam sẽ chỉ có ý nghĩa như việc đi Mỹ rồi đi về của ông Đinh Thế Huynh vào cuối năm trước.
Một yếu tố khác cũng cần chú ý và không loại trừ, là chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh ông vẫn chưa bắt được… Trịnh Xuân Thanh. Trong khi đó và so với đỉnh cao chói lọi của ông Trọng ngay sau khi kết quả đại hội 12 được công bố vào đầu năm 2016, hiện thời tình hình có vẻ đang “đảo chiều”. Uy lực của tổng bí thư, theo nhiều dư luận, đã bị giảm sút đáng kể. Không những thế, nhân vật được ông Trọng sủng ái và có thể đặt vào vị trí người kế nhiệm chức vụ của ông – Đinh Thế Huynh – dường như đang vấp phải lực cản quyết liệt của không chỉ một mà khá nhiều đối thủ chính trị.
Mời xem Video: (Phần 2): Tại sao Nguyễn Tấn Dũng & Phùng Quang Thanh, từ huynh đệ trở thành kẻ tử thù?
Một số chuyên gia bình luận rằng cứ mỗi khi Tổng bí thư Trọng đi Trung cộng là để chuẩn bị cho một sự điều chỉnh hoặc thay đổi về chính sách đối ngoại, và kể cả đối nội, của giới lãnh đạo Việt Nam. Phải chăng lần này cũng vậy? Nếu thay đổi thì sẽ như thế nào?
Đó là những ẩn số mà hy vọng ngay trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu sẽ có câu trả lời.
Lê Dung
Chuyến đi Trung cộng gần nhất của tổng bí thư Trọng diễn ra vào tháng 4/2015, ba tháng trước khi ông Trọng đi Mỹ.
Nếu căn cứ vào “truyền thống đi Trung Quốc trước, đi Mỹ sau” của giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, lẽ nào tương lai gần sẽ là một chuyến công du đến Washington của tổng bí thư Trọng, sau khi ông Trump nhậm chức chức tổng thống nước Mỹ?
Giả thiết trên có vẻ khá mơ hồ. Nhất là vào cuối tháng 10/2016 ông Đinh Thế Huynh đã bất ngờ đến Washington, với một kết quả hầu như không hàm chứa nội dung đặc biệt nào. Hơn nữa, Trump là người rất khó đoán và chưa có gì cho thấy ông này sẽ cởi mở như Obama để tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu dục. Chưa kể hai bên sẽ nói gì với nhau…
Một giả thiết khác – thực tế hơn – là chuyến đi Trung cộng của tổng bí thư Trọng nhằm làm dịu căng thẳng ở Biển Đông, nơi mà Trung cộng vừa tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo và đưa cả tàu sân bay Liêu Ninh vào như một động tác sẵn sàng “tham chiến”.
Tuy nhiên so với năm 2015, mức độ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung cộng hiện thời vẫn chưa quá mức. Nếu xét trên những thông tin bề mặt, vẫn chưa cần đến một chuyến đi “đàm phán hòa bình” của Nguyễn Phú Trọng đối với Tập Cận Bình.
Khác với thời điểm của những chuyến đi Bắc Kinh trước đây, chuyến đi lần này của ông Trọng lại diễn ra sát tết nguyên đán của cả Việt Nam lẫn Trung hoa. “Hiếu hỉ” chăng?
Hẳn Nguyễn Phú Trọng không phải là người dễ quên việc ông đã bị Tập Cận Bình từ chối gặp, dù phía Việt Nam đã nhẫn nại liên lạc với phía Trung cộng đến vài chục lần sau biến động giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014.
Nếu chỉ đơn thuần là một chuyến thăm xã giao, nhiều khả năng mục đích “làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước” của Việt Nam sẽ chỉ có ý nghĩa như việc đi Mỹ rồi đi về của ông Đinh Thế Huynh vào cuối năm trước.
Một yếu tố khác cũng cần chú ý và không loại trừ, là chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh ông vẫn chưa bắt được… Trịnh Xuân Thanh. Trong khi đó và so với đỉnh cao chói lọi của ông Trọng ngay sau khi kết quả đại hội 12 được công bố vào đầu năm 2016, hiện thời tình hình có vẻ đang “đảo chiều”. Uy lực của tổng bí thư, theo nhiều dư luận, đã bị giảm sút đáng kể. Không những thế, nhân vật được ông Trọng sủng ái và có thể đặt vào vị trí người kế nhiệm chức vụ của ông – Đinh Thế Huynh – dường như đang vấp phải lực cản quyết liệt của không chỉ một mà khá nhiều đối thủ chính trị.
Mời xem Video: (Phần 2): Tại sao Nguyễn Tấn Dũng & Phùng Quang Thanh, từ huynh đệ trở thành kẻ tử thù?
Một số chuyên gia bình luận rằng cứ mỗi khi Tổng bí thư Trọng đi Trung cộng là để chuẩn bị cho một sự điều chỉnh hoặc thay đổi về chính sách đối ngoại, và kể cả đối nội, của giới lãnh đạo Việt Nam. Phải chăng lần này cũng vậy? Nếu thay đổi thì sẽ như thế nào?
Đó là những ẩn số mà hy vọng ngay trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu sẽ có câu trả lời.
Lê Dung
(SBTN)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét