Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hiểm tử cầu sinh? Hay ván bài cuối của ông Nguyễn Tấn Dũng?

Hiểm tử cầu sinh? Hay ván bài cuối của ông Nguyễn Tấn Dũng?

 
“Hiểm tử cầu sinh” là đặt mình vào thế chết để mưu cầu đường sống!
Binh pháp cổ có một kế hiểm, khi quân ở thế yếu, tướng cầm quân dùng đến kế hãn hữu này để mưu cầu sinh tồn trong tình huống ngặt nghèo. Khi yếu thế hơn địch mà dùng mọi biện pháp vẫn không cải thiện được tương quan thế lực hai bên, người cầm quân dùng đến kế này sẽ tìm cách đặt ba quân vào tình thế gần như chết chắc, giờ khắc sinh tử, tướng xung trận quay lại nói lời khẳng khái với tướng sỹ: “Phía sau không còn đường lùi, ai muốn sống thì theo ta”. Đội quân ôm lòng chết mà cầu thắng ấy có thể đảo ngược thế cờ, cầu sinh tồn trong hiểm tử.
Cho đến giờ chỉ những bậc dụng binh đại tài mới có thể áp dụng kế này. Nó là một con dao hai lưỡi. Khi đặt ba quân vào chỗ chết, nó có thể kích thích ý chí sinh tồn khiến thế trận lật ngược, nhưng cũng có thể khiến quân tâm tan tác lo tháo chạy hoặc quy hàng, từ đó mà kế không còn là “hiểm tử” nữa mà biến thành “tất tử” (chắc chết). Truyện Tam Quốc có chép về kế này một lần khi Khổng Minh so tài với Tào Tháo. Thế mạnh, Tháo dẫn quân đánh ồ ạt, Khổng Minh dẫn lính quay đít về bến sông mà chạy. Gần đến bến sông, Khổng Minh đã bí mật cho thân tín đốt cầu phao, lúc nguy cấp gào lớn với ba quân: “Đằng nào cũng chết, quay lại đánh thì còn cơ hội sống”. Lính Thục nghiến răng quay giáo lăn xả vào đánh khiến quân Tào đang thế thắng thành thua tan tác. Và trước đó, thời Hán Sở tranh hùng cũng chỉ còn có “quân thần” Hàn Tín là dùng được kế này trong trận “Bối Thuỷ” nức tiếng một đời. 
Ông Nguyễn Tấn Dũng phải chăng đang dùng đến kế này trong ván bài quyền lực với đối thủ một mất một còn Nguyễn Phú Trọng? 
Từ cuối 2013, thế lực trong Bộ Chính Trị dần nghiêng về quyền kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng. Thông lệ 11 lần Đại hội đảng quá khứ, “Tứ trụ” luôn là giàn xếp của riêng Bộ Chính Trị, đưa ra các phiên hội nghị trù bị chỉ là để xác nhận sự giàn xếp này, và danh sách cầm quyền khoá tới luôn đúng theo sắp xếp của Bộ Chính Trị khoá trước. Rõ ràng ông Dũng nhận thấy, theo lề lối truyền thống, ông ta chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ông ta chủ động xin rút không tái cử tại Bộ Chính Trị, vì dù có ứng cử, BCT dưới sự kiểm soát của ông Trọng cũng sẽ loại ông ta. Để con đường của ông Dũng thêm bế tắc, ông Trọng nặn ra cái nghị quyết 244 nhằm giảm tối thiểu cửa tái cử cho đối thủ của mình. Cuộc đấu quyền lực chuyển sang các màn sắp xếp ở các hội nghị trù bị của Ban chấp hành Trung Ương đảng khoá 11, nơi người ta tin rằng ông Dũng có thế lực trội hơn, do nó đã hơn một lần cứu ông ta trong quá khứ. Các phiên họp được giữ kín như bưng, thậm chí đến hội nghị 14 chỉ 1 tuần trước khi đại hội 12 khai mạc chính thức, người Việt Nam chỉ biết đến những lời đồn đoán. Thậm chí phải sau ngày 20/01/2016, khi Đại hội đảng 12 chính thức họp mấy ngày, các thông tin được tiết lộ có chủ ý bởi các phe phái mới hé lộ rằng thậm chí ông Dũng đã xin rút nốt không ứng cử tại hội nghị trù bị 14 của Ban chấp hành TƯ đảng khoá 11. Sau nhiều lần bỏ phiếu quyết liệt, hội nghị này đã đồng ý loại ông Dũng ra khỏi danh sách giới thiệu tái cử cho Đại hội 12. Đến lúc này, ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của mình gần như đã bị đặt vào “cửa tử”. Chính trị vốn là một trò quyền lực mà lòng trung thành vốn luôn là thứ hàng xa xỉ, ông Dũng cũng đối mặt nguy cơ phe ông ta trở cờ sang đối phương trước thế thua tan tác. Khả năng thất bại của ông chắc chắn đến mức tuyệt đại đa số các nhận định cả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng ông ta đã thua.
Trên chính trường đại hội 11, ông Dũng thua. Nhưng những diễn biến tiếp sau lại cho thấy hướng gió dần đổi khác. Lần lượt các yếu kém của ông Trọng, người đang nắm lợi thế bị đem ra mổ xẻ, khiến ông ta tổn hại nặng uy tín trước người dân. Mọi cuộc bỏ phiếu tự phát do các mạng xã hội tổ chức đều ghi nhận con số phiếu thấp kỷ lục của ông Trọng. Nếu ĐCS đang duy trì quyền lực cưỡng bách nhờ điều 4 hiến pháp, tính chính danh của nó chỉ có thể còn với khẩu hiệu mị dân: “Đảng luôn làm theo ý dân”. Và rõ ràng các đồng chí của ông Trọng nhận thấy một sự thật, nếu bầu cho ông Trọng, thì áp lực xã hội đối với tính chính danh của Đảng vô cùng nặng nề. Nó ảnh hưởng đến quyền cai trị của họ, và vì lợi ích của chính mình, có lẽ họ nên nghe ngóng?
Cũng lúc này, trời giúp ông Dũng. Cụ rùa Hồ Gươm chết chỉ một ngày trước đại hội 12 khai mạc, khi phe ông Trọng đang giành mọi lợi thế. Vài ngày sau, thời tiết rét bất thường, Hà Nội xuống 6 oC lần đầu sau 39 năm, mưa tuyết ở nhiều nơi. Ở một nước Á Đông, nơi các tay cộng sản giàu tú hụ luôn ưa cúng bái và người dân tin vào quỷ thần, thì những điềm xấu nói trên không hề tốt cho phe thắng thế. Người ta tin rằng ông Trọng cầm quyền tiếp, dường như đi ngược ý trời.
Ông Dũng tự đặt mình vào thế tất bại sau hội nghị TƯ 14. Trong vòng một tuần, mọi bức xúc xã hội đều chĩa về ông Trọng và phe cánh. Người ta nhận thấy chính ông Trọng mới là một tay tham quyền số 1. Ông ta nhiều tuổi nhất, đã 72 tuổi, nhưng trong lúc toàn bộ Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội đều trẻ hơn ông ta xin rút (Dũng 67, Sang 67, Hùng 70) thì ông Trọng là người duy nhất tái cử dù khẩu hiệu đề ra là tạo điều kiện cho lớp kế cận trẻ. Điều đó khiến hình ảnh ông Trọng trở lên lố bịch. Người ta cũng phát hiện ra, đã năm năm ở ghế TBT nhưng ông Trọng không làm được gì để cải cách Đảng, do đó, có vẻ chính ông ta là người có nhiệm kỳ tồi nhất chứ không phải ông Dũng, người vừa ghi điểm với tốc độ tăng GDP 6,68% năm 2015. Bên cạnh đó, dàn ứng viên mà ông Trọng sắp xếp, gồm Trần Đại Quang vào ghế chủ tịch, Nguyễn Xuân Phúc vào ghế Thủ tướng và bà Kim Ngân vào ghế chủ tịch quốc hội càng gây bất lợi cho ông Trọng. Duy nhất có bà Kim Ngân, dường như nhận được sự ủng hộ của mọi phe phái cho ghế chủ tịch quốc hội. Việc ông Trọng cài cắm để một viên tướng công an nắm quyền chủ tịch nước khiến toàn dân ghê sợ viễn cảnh “Công An Trị” sẽ đè nặng lên đất nước, nhất là khi ngành công an liên tục được trọng dụng, và một viên tướng công an khác là ông Chung mới được đưa lên ghế chủ tịch Hà Nội. Trong những năm qua, trong mắt người dân, quyền lực độc tài mà ngành công an có đang biến nó thành cái ổ tham nhũng nhức nhối, gây ra nhiều vụ án oan, nhiều vụ nhục hình và nhiều cái chết do bức cung. Không ai mong chờ một tương lai mà xã hội biến thành “Công An Trị”, với súng, nhà tù và quyền lực bị lạm dụng. Chọn ông Trần Đại Quang, ông Trọng muốn dựa vào phe an ninh, nhưng cũng đồng thời tự làm hại hình ảnh của mình. Điều khó hiểu nhất là ông Trọng chọn ông Nguyễn Xuân Phúc vào ghế thủ tướng. Gương mặt của ông Phúc, bi đát thay luôn phản lại ông ta. Dù khi ông Phúc cười hay nghiêm nghị, nó cũng gợi lên nét điển hình của một tay gian tham và lừa thày phản bạn. Việc con cái ông ta bị khui ra sở hữu hàng loạt tài sản lớn, và cả việc ông ta trở cờ đá hậu thủ trưởng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng càng khiến hình ảnh ấy được khắc họa rõ nét. Không có ai muốn một gã gian tham lộ hết lên mặt làm thủ tướng điều hành quốc gia. Ông Phúc, có lẽ là lựa chọn tồi nhất của ông Trọng. Với những lựa chọn như vậy, gánh hát của ông Trọng ngày càng mất điểm, và dư luận ngày càng hoài niệm về ông Dũng cũng như những tay kỹ trị rất giỏi của ông ta, như ông Bùi Quang Vinh, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh…
Ngày 24/01/2016 trước thế thắng lộ rõ về phía ông Trọng, đại hội 12 chuyển sang bàn về nhân sự. Cuối ngày, thông tin được tiết lộ: Ông Nguyễn Tấn Dũng được 35/68 đoàn tham gia họp đại hội 12 đề cử. Một tỷ lệ đề cử rất cao trong thế “tất bại” của ông ta.
Nếu quả thật ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng đến kế “Hiểm tử cầu sinh” mà có vẻ tình hình cho thấy dấu hiệu đó là thật thì ông ta quả là một người đại tài và xứng đáng đi tiếp trong canh bạc quyền lực kế tiếp.
Vài ngày nữa câu chuyện sẽ ngã ngũ và việc này ít nhiều sẽ quyết định chương tới của lịch sử Việt Nam sẽ được viết bằng mực thông thường hay bằng máu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét