Ai giải phóng ai?: Những đóng góp của Đế chế Pháp, Mỹ Ngụy và Đảng Cộng Sản cho Việt Nam
Featured Image: Leon_Ting
32 thứ đế chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam
Chúng ta đã được dạy rằng Đế Chế Pháp đã xâm lược và đô hộ Việt Nam. Họ đã bốc lột đất nước và người dân Việt Nam để làm giàu cho nước họ. Họ không cho chúng ta tự do ngôn luận và cai trị với phương pháp ngu dân. Đó là lý do tại sao Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước. Để giải phóng đất nước và dân tộc khỏi sự cai trị ngu đần và bốc lột của Đế Chế thực dân Pháp.
Nhưng trong bài viết này, với tư cách là một người đang được thừa hưởng sự hòa bình, tôi xin nêu ra những gì mà Đế Chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam. Theo phân tích của tôi, Đế Chế Pháp đã khai sáng đất nước Việt Nam từ 4000 năm đen tối trong 1 thế kỷ mà họ đã cai trị ở đây. Dĩ nhiên, chế độ nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực, nhưng nếu chúng ta chỉ coi Pháp là một đế chế xâm lược mà phủ nhận những gì họ đã đóng góp cho Việt Nam, đó là một sự thiếu hiểu biết và ngạo mạn. Sau đây là 32 điều và thứ mà Đế Chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam và sẽ bắt đầu với thứ quan trọng nhất.
- Quốc Ngữ (Latin hóa quốc ngữ Việt Nam) – hãy tưởng tượng người Việt Nam sẽ như thế nào nếu giờ vẫn sử dụng chữ Hán và Nôm. Đó là một điều mà không ai muốn xảy ra.
- Hạt cà phê – Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Brazil. Cà phê đóng góp tầm 3% cho kinh tế Việt Nam.
- Phin cà phê – Một biểu tưởng độc đáo của Việt Nam.
- Cà phê đá – Một loại nước uống gần như không thế thiếu vào buổi sáng. Một trong những biểu tượng ẩm thực của Việt Nam.
- Cà phê sữa đá – Tương tự. Cũng là 1 thứ tui phải uống vào mỗi buổi sáng. Có khi 2-3 ly 1 ngày.
- Văn hóa cà phê – Việt Nam tìm thêm sức sống trong những giọt cà phê là cũng nhờ Đế Chế Pháp giới thiệu.
- Đường rầy xe lửa xuyên Việt. Nhờ Đế Chế Pháp mà Việt Nam đã được kết nối từ nam ra bắc, hiện giờ vẫn là một trong những phương tiện vận chuyển.
- Quốc Lộ 1A – Khởi hành bởi thực dân Pháp. Hiện tại thì là con đường chính kết nối ba miền bắc trung nam của Việt Nam.
- Điện.
- Xe đạp.
- Xe máy.
- Xe hơi.
- Cao su.
- Bánh mì – Một biểu tượng ẩm thực và văn hóa.
- Nhà thờ Đức Bà – Một trong những biểu tưởng của Việt Nam, nhưng lại là một sản phẩm của Đế Chế Pháp.
- Thành Phố Đà Lạt – Một trong những thành phố thơ mộng nhất thế giới, được khám phá và xây dựng bởi người Pháp.
- Nhà Thờ Con Gà (Đà Lạt) – Khánh thành 1942. Một trong những biểu tượng của Đà Lạt.
- Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt (tên cũ: Trường Grand Lycée Yersin) – Thành lập năm 1927, thiết kế bởi kiến trúc sư Moncet. Một trong 1000 công trình xây dựng độc đáo trong thế kỷ 20. Một trong nhưng biểu tượng của Đà Lạt và du lịch Việt Nam.
- Khách Sạn Dalat Palace – Một trong những khách sạn 5 sao ở Đà lạt. Xây năm 1916, hoàn thành năm 1922.
- Thành Phố Sa Pa – Một thành phố du lịch thơ mộng của Việt Nam.
- Thành Phố Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông.
- Bến Nhà Rồng (Bảo Tàng TP Hồ Chí Minh) – Hoàn tất năm 1863. Cũng tại nơi đây, một chàng thanh niên Việt Nam tên Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu cuộc hành trình xa quê hương để tìm đường cứu nước (làm phản động thời bấy giờ).
- Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh – Mở cửa năm 1990. Một trong những biểu tưởng của Sài Gòn.
- Bưu điện trung tâm Sài Gòn – Một trong những công trình kiến trúc vĩ đại ở Việt Nam.
- Thành Phố Vũng Tàu – Một thành phố biển thơ mộng và là một nơi người Sài Gòn đến nhiều nhất nhờ vị trí địa lý.
- Bạch Dinh (Vũng Tàu) – Xây dựng thời Pháp từ 1898 tới 1916. Một trong nhưng biểu tượng cảu thành phố Vũng Tàu.
- Trường Petrus Ký Sài Gòn (hiện này là trường chuyên Lê Hồng Phong – TPHCM).
- Cầu Trường Tiền (Huế) – Một biểu tưởng của Huế.
- Khách Sạn Metropole Hà Nội (hiện này là Sofitel Legend Metropole Hanoi).
- Cầu Long Biên Hà Nội. Một trong những biểu tưởng của Hà Nội.
- Sự khởi nghiệp của Hồ Chí Minh – Trong thời đế chế Pháp, Pháp đã cho ông lên thuyền đi qua Pháp. Pháp đã đón nhận ông trong âm thầm và cho phép ông làm phản động trong âm thầm. Để ông có bước khởi nghiệp vững chắc vì không bị ai quy cho cái tội phản động. Sau khi về nước, một lần nữa Pháp lại cho ông làm phản động để sau này các cháu ngoan của ông lại bắt bỏ tù những đứa phản động giống ông ngày xữa. Có điều gì đó ông đúng.
- Âm nhạc tây phương.
Những đóng góp của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho Việt Nam
Chế Độ VNCH không hoàn hảo và đã phải trải qua thời gia đình trị dưới sự cầm quyền của Ngô Đình Diệm. Nhưng nếu xét về tự do ngôn luận và phát triển kinh tế thì chế độ VNCH đã góp phần không thua kém Đế Chế Pháp trong việc hiện đại hóa Việt Nam.
- Tự do ngôn luận là một điều bất khả xâm phạm. Các thành viên của các tổ chức chính trị có thể lên tiếng phản đối chính quyền công khai mà không bị bắt.
- Hệ thống chính trị tam quyền phân lập (Đệ Nhị Cộng Hòa 1967-1975). Khái niệm dân chủ theo cơ sở tam quyền phân lập thời đó rất xa lạ, VNCH là một ví dụ hiếm hoi.
- Đường lộ ở Tây Nam, tới bây giờ vẫn còn. Và nhiều đường lộ khác nữa.
- Giáo dục cao học đa ngôn ngữ và được quốc tế công nhận. Rất nhiều tri thức Việt Nam tốt nghiệp trong thời VNCH sau 1975 di dân vẫn được các nước khác ông nhận bằng cấp. Nhưng nếu tốt nghiệp dưới thời hậu VNCH thì không.
- Những bài nhạc cổ điển, chữ tình, nhạc “sến”, tới bây giờ vẫn còn được hát như nhạc Trịnh Công Sơn. Một điều khó xảy ra nếu những nhạc sĩ đó sống ở miền Bắc Việt Nam.
- Xe hơi La Dalat. Dưới thời VNCH Việt Nam đã sản xuất được xe hơi. Công Ty Xe Hơi Sài Gòn đã thành công trong việc nội địa hóa công nghệ và vật chất hơn 40% để sản xuất hơn 5,000 chiếc xe hơi La Dalat từ 1970 tới 1975. Đây là điều không tưởng trong một đất nước vẫn còn chiến tranh. Tới bây giờ ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam đã thua cả Campuchia.
Những đóng góp của Đảng Cộng Sản cho Việt Nam
- Tượng mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Quảng Nam, tốn 411 tỷ, đây là một công trình Mount Rushmore của Việt Nam.
- 50,000 tiến sĩ và 100,000 thạc sĩ các ngành nghề.
- Giá bất động sản cao nhất khu vực và có thể trên thế giới khi tính theo thu nhập đầu người. Một người Việt Nam bình thường phải đi làm 30-40 năm mới có đủ tiền để mua một căn nhà.
- Văn hóa xe máy, Việt Nam là nước có xe máy nhiều nhất với số lượng đăng ký trên dưới 30 triệu. Cứ 3 người Việt Nam thì có 1 chiếc xe máy.
- Số người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất, trung bình mỗi năm có 9,000-10,000 người chết vì tai nạn giao thông.
- Đồng tiền có nhiều con số “không” nhất hiện tại, chỉ sau Zimbabwe. $1 Đô La Mỹ đổi lấy hơn 21,000 Việt Nam Đồng.
- Giá xe hơi cao nhất về giá thị trường và dựa theo thu nhập bình quân. Trung bình 1 người Việt Nam phải đi làm 30 năm để có được một chiếc xe hơi. Giá xe hơi ở Việt Nam thường cao hơn giá thị trường thế giới gấp 3 lần vì thuế nhập khẩu cũng như chi phí vận chuyển và lợi nhuận.
- Việt Nam hiện tại có thể nói đã trở thành một dân tộc thiểu số lớn nhất nhì ở Đài Loan và Hàn Quốc. Hàn Quốc có hơn 60,000 phụ nữ Việt lấy chồng Hàn và Đài Loan có hơn 100,000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan. Nếu cộng thêm số lượng con cái từ những hôn nhân đó và số lượng lao động Việt Nam đang làm việc ở xứ sở tại, dân tộc Việt Nam là thiểu số đông nhất.
- Giá thuốc lá và bia rượu rẻ nhất thế giới.
- Xin các bạn đọc bài “23 điều vô lý chỉ có ở Việt Nam” tại http://www.triethocduongpho.com/2015/02/04/23-dieu-vo-ly-chi-co-o-viet-nam/ .
Vậy theo các bạn, ai đã giải phóng ai?
Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét