CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI - KỲ 28 - Hội nhà văn của nước ta - KỲ 6
Theo:blog nhà văn Nhật Tuấn.
Hội nhà văn mình không có… tiền.
Lời than não lòng này không thốt ra từ một nhà văn tầm tầm mà từ một ông đẳng cấp “kiểng quốc gia” - nhà văn Nguyễn Quang Sáng tại cuộc Hội thảo văn thơ trẻ tổ chức tại Sàigòn trung tuần tháng 10 năm 2007 quy tụ hơn 100 nhà văn nhà thơ tiêu biểu của nền văn học TP Hồ Chí Minh.
Lâu nay đề tài “tình dục” dường như tràn ngập trong văn thơ trẻ tới mức ông nhà văn già Đoàn Minh Tuấn phải kêu lên giữa một cuộc họp phê bình lý luận
:” thứ văn chương viết về sex ở Việt Nam không ra gì cả, nhầy nhụa và bẩn thỉu".
Ý kiến của ông Đoàn Minh Tuấn không phải là không có lý .
|
Một dạo kế hoạch tổ chức chuyến xe thơ chạy dọc Hà Nội - Sàigòn của Hội đồng Anh bị Nhà nước cấm, các nhà thơ trẻ nảy sáng kiến tổ chức “chuyến xe mini” - đi ngắn hơn chỉ từ Sàigòn đi Vũng Tàu. Lý Đợi đưa tin trên Talawas và viết nguyên si chữ l…không thèm viết tắt :
” Lúc 10h nhà thơ Nguyễn Quán bắt đầu chương trình trình diễn giọng tụng kinh với bài thơ “Cái l.., vô tận” của Trần Wũ Khang. Tiếp đến Ngô Văn Lực và 46 người trên xe trình diễn 4 chữ “ăn - ngủ - đụ - ỉa” trong Từ điển thi X/X loại [chúng sinh] của Đặng Thân, Hà Hùng tiếp nối với bài “Đố biết điều gì” viết về l.. bà Tèo của Vương Văn Quang.”
Rồi đó trên Tiền Vệ lại có “sáng tác mới toanh” của nữ thi sĩ Lê Ngân Hằng :
Đêm nay mùa đông (xứ sở) mưa dầm
Em nép sát mình vào bộ lông ấm áp của anh (tin cậy)
Áp tai lên dương vật (nóng) của anh (tin cậy)
Nó luôn (cương cứng) và (đập âm thầm) như một trái tim
|
Xem vậy đủ biết văn thơ trẻ cho dù “chữ nghĩa bề bề” cũng đang bị “thần l. ám ảnh” làm “mê mẩn đời” tới mức nào. Bởi vậy, ngoài chuyện “tính dục”, bạn đọc còn chờ đợi nhiều vấn đề "nóng" của văn chương sẽ được đem ra bàn luận, phân tích, đánh giá tại hội thảo văn chương hiếm hoi này như thơ truyền thống, thơ cách tân; về nhà văn, nhà thơ trẻ và cuộc sống trên blog .
Tuy nhiên , lo sợ các nhà văn thơ trẻ làm “ô uế” diễn đàn , bà Thế Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT TP Hồ Chí Minh phải lên tiếng răn dậy :
"Việc sáng tạo của chúng ta không thể là hành động vứt rác ra đường và vứt cả sang nhà hàng xóm". Và người cầm bút có lẽ cũng nên ý thức rằng: "Thông qua nghệ thuật, ta nói điều gì với đời sống? Để tránh tình trạng mọi người đang trân trọng mình, bỗng dưng tự mình hạ thấp mình xuống bằng những hành động mà mình ngộ nhận là làm nghệ thuật".
Sợ ràng ý kiến bà Thế Thanh có thể làm các nhà văn trẻ nhụt chí, nhà văn lão thành Nguyễn Quang Sáng vội vuốt ve :
“Anh em văn thơ trẻ bây giờ giỏi lắm. Họ có nhiều thông tin, họ biết nhiều điều mà người viết thế hệ tôi không có cơ hội biết. Nhưng điều tôi còn băn khoăn là họ chưa tập trung theo đuổi đề tài của mình đến tận cùng. Đầu óc của anh em còn nhiều phân tán. Mà muốn thành công thì phải đeo đuổi đề tài đến tận cùng và sống trung thực với đề tài đó.”
Xem ra ý kiến “trấn an” này cũng chẳng ép phê mấy, không biết có phải do sợ bà Phó Giám đốc Sở VHTT không, mà Hội nghị chỉ cho phép các nhà văn nhà thơ thảo luận trong có…15 phút vậy mà tuyệt nhiên không có cây bút nào dám lên “mở miệng” trên diễn đàn ngoài 30 tham luận viết sẵn và duyệt sẵn .
Đề cập tới sự phát triển của thơ trẻ, nữ thi sĩ Nguyệt Phạm – một trong 5 con ngựa trời , đổ lỗi cho các bác già :
” Trở ngại chính là sự e dè, kém quan tâm của các nhà thơ thế hệ đi trước! Ví dụ: khi tiếp xúc với một tác phẩm của chúng tôi, họ tiếp nhận với một thái độ dè chừng, cảnh giác, nên dẫn đến những nhận định không khách quan, người đọc không đồng hành chia sẻ cùng tác giả. Thậm chí còn có những ý kiến cho rằng những bạn trẻ theo dòng thơ này viết lấy tiếng, chơi nổi".
Nhà văn Nguyễn Hồng Lam tỏ vẻ bi quan về thơ văn trẻ :
“ Đọc qua tuyển tập Thơ văn trẻ TP HCM, tôi nhận thấy, văn chương của người trẻ hôm nay còn mãi luẩn quẩn với chuyện riêng tư của họ chứ chưa có gì bật lên cả. Liệu văn chương của chúng ta có nghèo trí tưởng tượng quá chăng? Bản thân tôi từ lâu đã chuyển sang nghề làm báo và chuyên viết ký sự, vì tôi rất thích cái vốn sống đang cuộn chảy trong cuộc đời ngoài trang văn.”
Thực ra các nhà văn nhà thơ trẻ chẳng đến nỗi nghèo trí tưởng tượng , họ cứ “mãi luẩn quẩn chuyện riêng tư” chính là vì họ …nhát sợ, không dám mon men tới những vấn đề thế sự dễ bị ăn đòn và dứt khoát là không được in.
Nhà văn Dương Thụy , tác giả truyện “Oxford thương yêu” chỉ thấy “lạc quan” về số lượng tác phẩm của lớp trẻ mà không động tới chất lượng cuả nó :
“Tôi rất xúc động khi tham dự hội thảo vì lâu lắm rồi mới có một dịp để chúng tôi gặp gỡ nhau, để biết nhà văn, nhà thơ trẻ còn nhiệt tình với văn học. Mấy năm qua, những gương mặt trẻ của TP HCM rất chịu khó viết, tập truyện ngắn và thơ phát hành nhiều. Chưa nói đến chất lượng, nhưng chỉ nhìn số lượng cũng thấy sự xôm tụ này là đáng mừng. Vì quả thật, trong giai đoạn hiện nay, người trẻ phải rất vất vả để theo nghề viết. Cuộc sống hiện tại có quá nhiều công việc, nhiều thú vui khác lôi kéo nhà văn và cả độc giả ra khỏi trang sách. Để có thể viết, tôi thấy mình như còn "ăn cắp" thời gian của công việc chính mình đang làm, của gia đình. Nhiều khi tôi rất áy náy khi không dành trọn vẹn cho văn chương. Nhưng có khó khăn thế nào, tôi luôn tự hứa với bản thân là phải gắn bó với công việc viết lách, vì đó là tình yêu của tôi.”
Ngày trước, các nhà văn thường coi văn chương là cái “nghiệp”, là cái sứ mệnh thiêng liêng phải dâng hiến cả cuộc đời cho nó thì bây giờ các văn thi sĩ trẻ chỉ coi là “trò chơi” đến độ việc sáng tác trở thành một thứ như là “ ăn cắp thời gian” thì làm sao mà viết hay ?.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nêu ra những chuyện tầm phào trong văn học :
“ Tôi không muốn phát biểu nhiều. Chuyện văn chương mỗi người một ý, nên tôi nghĩ đến 100 năm sau vẫn chưa nói hết. Nhưng có một điều tôi thắc mắc "Tại sao một hội như Hội nhà văn TP HCM mà không có một trang web riêng để giới thiệu hoạt động và bộ mặt của mình?". Nếu mà có mặt của chủ tịch hội tại đây, tôi sẽ hỏi ông câu này.”
Một cuộc hội thảo quan trọng đến thế, 4 năm mới có một lần mà ông Chủ tịch Hội nhà văn lại đi vắng , lãnh đạo cao nhất tới dự lại chỉ có bà Phó Giám đốc Sở văn hoá thông tin , tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đồng chí Trưởng hay Phó ban văn hoá thành uỷ nào thì đủ thấy thời nay Đảng không coi trọng văn chương cho bằng…vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì mức độ quan tâm của Đảng với văn học đã bị sút giảm đến vậy nên tiền bạc Sở tài chánh rót cho các nhà văn cũng eo hẹp khiến nhà văn Nguyễn Quang Sáng phải đổ lỗi mọi chuyện là tại …Hội nhà văn không có tiền.
Vậy không lẽ các nhà văn nhà thơ Sàigòn sáng tác đều vì tiền cả sao ? Có đúng vì không có tiền, các nhà văn nhà thơ ít đi thực tế nên sáng tác chưa hay không ?
Thực ra cứ nhìn vào hàng ngũ các nhà văn thơ trẻ thì thấy họ hoặc công tác tại các Toà Soạn báo, các nhà xuất bản, các Công ty nước ngoài…toàn những chỗ béo bở , bởi thế họ đâu có nghèo. Họ không nghèo tiền nghèo bạc mà chỉ nghèo lòng dũng cảm . Biết bao sự kiện nóng bỏng xảy ra ngay giữa Sàigòn : nào dân oan đi khiếu kiện rầm rập trên đường phố, nào chỉ một đêm nhà cầm quyền dẹp cả mấy trăm dân oan trên đường Hồ Văn Huê, nào những vụ tham ô, tham nhũng nổi cộm ngay giưã lòng thành phố như cầu Văn Thánh, đất Thủ Thiêm , biệt thự nguy nga của Bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải …Tất cả những bức xúc, chướng tai gai mắt đó tuyệt nhiên không được cảm nhận trong sáng tác văn thơ của lớp trẻ. Họ bưng mắt bưng tai như những con lạc đà rúc đầu vào bụi trong cơn bão cát. Họ nhát sợ tới mức cán bộ tuyên huấn của Đảng cũng coi khinh và không thèm thắt chặt quản lý như đối với các nhà văn thế hệ đàn anh của họ.
Nhà báo Lam Điền báo Tuổi Trẻ đã có nhận xét khá xác đáng về cuộc Hội thảo :
“Và như thế, hội thảo chỉ mới bàn đến lớp vỏ của văn chương, tức là những hình thức chuyển tải và các mối quan hệ trong giới nhà văn. Trong khi đó, mối quan hệ giữa nhà văn và trang viết, giữa hiện thực cuộc sống hôm nay và tư duy của nhà văn trẻ bây giờ, tuyệt nhiên không đề cập đến. Có thể đó là những khoảng rất riêng, tự mỗi nhà văn chiêm nghiệm và viết. Nhưng một lần hội thảo tổ chức sau bốn năm, không hề đúc kết những thành tựu và khiếm khuyết gì thì cũng đáng suy nghĩ.”
Và cái mà người ta chờ đợi : sự trào vọt của những biểu hiện khát vọng dân chủ, những bức bối về chế độ độc Đảng dẫn tới quốc nạn tham nhũng và suy thoái toàn diện – cái đó tuyệt nhiên không xuất hiện trên diễn đàn.
Và thế là phép mầu đã không xảy ra, thế hệ trẻ ngày nay đã bị thuần hoá tới mức đánh mất bản năng phản kháng. Tham dự cuộc Hội thảo của các nhà văn trẻ tháng 10- 2007, người ta không khỏi nhớ tới câu chửi của lãnh tụ cộng sản Mao Trạch Đông :” trí thức không bằng cục…cứt”
NT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét